Hình thức dịch vụ pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Nếu như hình thức PBGDPL có khả năng tác động đến số đông, không gắn với từng vụ việc, từng con người cụ thể mà mang tính chất tác động chung, giúp cơng chúng hình thành tri thức hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật để họ có thể vận dụng vào từng quan hệ cụ thể thì các DVPL lại có đặc thù riêng. Đó là việc gắn kết các quy định của pháp luật đối với từng vụ việc, từng sự kiện cụ thể, gắn liền với các quyền, lợi ích hợp pháp của từng chủ thể pháp luật, với quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phần lớn xuất phát từ nhu cầu của chủ thể pháp luật. Có thể nói, nếu khơng có nhu cầu thì khơng có cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của DVPL. Dịch vụ pháp lý nhằm tác động đến nhu cầu giúp đỡ pháp lý đối với những vấn đề cụ thể, rất riêng biệt, có khi khơng lặp lại ở người khác mà thường là rất bức xúc nhằm giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, lúng túng thường rất cụ thể, chỉ ra cho người dân cách thức xử lý vấn đề, có khi với từng bước đi cụ thể. Thông qua việc cung ứng DVPL, các thông tin pháp luật được cung cấp đến đối tượng và giúp người được thụ hưởng dịch vụ có kiến thức pháp luật, hướng dẫn các hành vi xử sự trong đời sống pháp luật, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, xây dựng tinh thần sống và làm việc theo pháp luật.

Ở phương diện khái quát nhất, DVPL được hiểu là tổng thể các dịch vụ tư vấn pháp luật và dịch vụ đại diện pháp lý được định lập và thực hiện theo quy định pháp luật của nước nơi các dịch vụ đó được định lập và có thể được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật nội dung và thủ tục tố tụng khác nhau của hệ thống pháp luật quốc gia73, tr. 11.

Hiện nay, cung ứng DVPL được đa số ý kiến đồng nhất với hoạt động nghề nghiệp của luật sư và hành nghề DVPL chính là nội dung của hành nghề luật sư bao gồm: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong các vụ hình sự, kể cả các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình và lao động; làm TVPL cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả các tổ chức kinh tế nước ngoài; DVPL khác cho các công dân và tổ chức.

Để cụ thể hoá nội dung DVPL, Điều 14 Pháp lệnh luật sư năm 2001 quy định phạm vi hành nghề luật sư bao gồm: Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự; tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính; tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; TVPL, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; đại diện theo uỷ quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật và thực hiện DVPL khác.

Như vậy, DVPL theo Pháp lệnh Luật sư năm 2001 bao gồm DVPL trong lĩnh vực tố tụng tư pháp; DVPL trong lĩnh vực tố tụng trọng tài; TVPL; đại diện theo uỷ quyền về các vấn đề có liên quan đến pháp luật và các DVPL khác. Nội hàm của khái niệm DVPL được thể hiện rất rõ trong Luật Luật sư (Điều 22), về cơ bản, các quy định đó kế thừa Pháp lệnh luật sư và khẳng định chỉ luật sư mới được thực hiện kinh doanh DVPL có thu phí từ khách hàng.

Bên cạnh hoạt động hành nghề luật sư cịn có hoạt động TVPL mang tính chất xã hội, khơng nhằm mục đích thu lợi của tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội – nghề nghiệp (Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003) và hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và một số đối tượng khác của tổ chức trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và kể từ ngày 01/01/2007 sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, hiện nay, nói về DVPL ở Việt Nam sẽ có các loại DVPL chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, dịch vụ đại diện pháp luật (tham gia tố tụng và đại diện ngồi

tố tụng), đó là việc người đại diện thay mặt cho khách hàng trước cơ quan có thẩm quyền, trước bạn hàng của khách hàng để thực hiện các công việc đúng pháp luật, theo sự uỷ quyền của khách hàng nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng và có thu phí. Cơ quan có thẩm quyền có thể là cơ quan tư pháp, cơ quan hành chính hoặc tổ chức có quyền tư pháp. Người đại diện trực tiếp thực hiện các công việc trước các cơ quan, tổ chức này thay mặt cho khách hàng và khơng nằm ngồi phạm vi đã được thoả thuận trước khách hàng. Dịch vụ đại diện pháp luật cũng giống như đại diện theo uỷ quyền trong quan hệ pháp luật dân sự. Chỉ khác ở chỗ là người đại diện là người có chức danh, có hiểu biết về mặt pháp lý, được pháp luật cho phép thực hiện các công việc mà khách hàng uỷ quyền. Văn bản uỷ quyền trong trường hợp này chính là hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý giữa người đại diện và khách hàng.

Thứ hai, dịch vụ TVPL, là hoạt động cung cấp các ý kiến pháp lý nói

chung của người có kiến thức về mặt pháp lý được pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu (gọi là khách hàng) và khách hàng sẽ phải trả một khoản phí tương ứng. Nói cách khác, theo yêu cầu của khách hàng, người TVPL sẽ đưa ra các ý kiến pháp lý đối với trường hợp mà khách hàng đưa ra, thực hiện các công việc theo yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ một cách tốt nhất. Tư vấn pháp luật

tự mình thực hiện các cơng việc pháp lý giúp khách hàng, chẳng hạn như soạn thảo hợp đồng mà khách hàng là một bên trong hợp đồng.

Thứ ba, DVPL khác bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc

liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, DVPL là những hoạt động giải đáp, hướng dẫn, áp dụng pháp luật để giải quyết một sự kiện, một tình huống, một vấn đề cụ thể trong quan hệ xã hội. Qua việc thực hiện các DVPL, người cung ứng dịch vụ sẽ cung cấp những chuẩn mực, phương thức, mức độ trong thái độ, hành vi ứng xử để giải quyết các vấn đề ở những phạm vi không gian và thời gian nhất định. Cung ứng các DVPL chính là một hoạt động nghề nghiệp của những người có kiến thức hiểu biết pháp luật chuyên sâu và pháp luật trở thành chuẩn mực, là công cụ, người làm dịch vụ phải đưa ra các quy định pháp luật cụ thể để hướng dẫn, giải quyết vụ việc. Yếu tố cơ bản để xác định chất lượng hoạt động là chất lượng dịch vụ dựa trên phẩm chất cá nhân người làm dịch vụ, bao gồm kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên, ngoài kiến thức pháp luật, người cung cấp DVPL cịn phải có kiến thức về thị trường, về xã hội, có năng lực ứng xử và tiếp cận thơng tin, kinh nghiệm, vốn sống, uy tín cá nhân cộng với ý thức trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật. Hoạt động cung ứng DVPL đòi hỏi người hành nghề phải thực sự khách quan, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và vì lợi ích của khách hàng. Ngoài yếu tố kinh doanh, người cung cấp DVPL cịn phải góp phần bảo vệ pháp chế XHCN, thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xã hội nên phải có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt.

Có thể nói hai hình thức TCPL của cơng dân nêu trên mặc dù chưa phản ánh đẩy đủ các hình thức TCPL nhưng đã thể hiện được những nét rất cơ bản trong hệ thống các biện pháp, cách thức để đưa pháp luật đến với cơng chúng. Các hình thức TCPL suy đến cùng cũng nhằm chuyển tải một trong những nội dung cơ bản là đưa pháp luật đến với công chúng và công chúng cần phải hiểu biết pháp luật. Có thể nói, nếu là tốt cơng tác đưa pháp luật đến với công dân sẽ giúp dân nâng cao nhận thức pháp luật để có thể tham gia các hoạt động xã hội và quản lý nhà nước một cách có hiệu quả. Sự hiểu biết pháp luật của người dân là cơ sở tạo nên môi trường pháp lý và thước đo hiệu quả của pháp luật, một mặt đưa pháp luật thực định vào cuộc sống, mặt khác, tác động trở lại đối với sự phát triển và hồn chỉnh của HTPL. Thơng qua việc giải thích, đề xuất áp dụng pháp luật cụ thể, những quy định pháp luật lỗi thời, chồng chéo hoặc gây cản trở hoạt động kinh tế, chính trị văn hố, xã hội sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Hơn nữa, việc TCPL thơng qua HTPL hồn chỉnh sẽ góp phần tạo mơi trường pháp lý an tồn cho hoạt động kinh tế, chính trị, văn hố và xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, giúp các tổ chức, cá nhân chủ động, sáng tạo tham gia trong mọi lĩnh vực của đất nước, với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Người dân hiểu biết pháp luật sẽ quyết định được giải pháp tốt nhất trong từng sự kiện cụ thể, tránh được những kiện cáo không cần thiết và những tranh chấp gây mất đoàn kết, tiết kiệm được thời gian, tiền của và công sức cho xã hội, giảm vụ việc phải đưa ra Toà án xét xử.

Ngồi hai hình thức TCPL cơ bản trên đây, cũng có thể kể đến các hình thức mang tính hỗ trợ pháp lý khác cho cơng dân hiện đang được áp dụng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay là các hình thức thơng tin pháp luật, hình thức hồ giải ở cơ sở và qua quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như quá trình thực thi pháp luật của cơng dân. Các hình thức này vừa mang tính

chất cung cấp thông tin pháp luật, vừa gắn với những vụ việc cụ thể, liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Chúng có khả năng trực tiếp hay gián tiếp tác động lên chủ thể nhận thức để hình thành tri thức hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nhu cầu của Nhà nước mà chưa xuất phát từ chính nhu cầu của nhân dân. Vì vậy, nếu nhân dân không chủ động tiếp cận và sử dụng thì các hình thức này ít mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)