Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh hình thức dịch vụ pháp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

lý.

2.3.2.1. Thực tiễn phát triển nghề luật sư.

Trên cơ sở Pháp lệnh luật sư năm 2001 và Luật Luật sư năm 2006, có thể đánh giá thực tiễn phát triển đội ngũ luật sư Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nghề luật sư ở Việt Nam chậm phát triển số lượng ít, chất

lượng chưa đồng đều, chưa chun mơn hố. Nếu như năm 1990 cả nước có 322 luật sư thì sau 15 năm, đến hết tháng 5/2005, chúng ta mới có được 3.418 luật sư (trong đó có 1883 luật sư chính thức)12, tr. 15, với 3.109 người có trình độ đại học luật, 148 người có trình độ tương đương đại học luật và 150 luật sư có trình độ trên đại học, trong số này có 2.111 người đã qua lớp đào tạo nghề luật sư7. Số lượng luật sư mới phát triển nhanh tập trung vào 4 năm gần đây, trong khi đó, số luật sư có kinh nghiệm hành nghề chiếm tỷ lệ chưa cao (50,4% có dưới 5 năm kinh nghiệm hành nghề, 31,1% có kinh nghiệm hành nghề từ 5 - 10 năm, 18,4% có trên 10 năm kinh nghiệm hành nghề)7.

Thứ hai, sự phân bố luật sư giữa các vùng miền rất thiếu đồng đều, luật

sư chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn T.p. Hồ Chí Minh 1.001 luật sư chiếm 30% tổng số luật sư cả nước; Hà Nội 752 luật sư chiếm 22%; khu vực

426 luật sư chiếm 13,5%, khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 513 luật sư chiếm 15%, khu vực các tỉnh phía Nam 573 luật sư chiếm 17%. Nhiều địa phương có rất ít luật sư Kon Tum, Sơn La 03 Luật sư, Cao Bằng, Bắc Cạn 04 Luật sư thậm chí có nơi khơng có luật sư (Điện Biên, Lai Châu).

Thứ ba, về các tổ chức hành nghề luật sư, tính đến tháng 5 năm 2005, đã

có 738 tổ chức hành nghề luật sư được thành lập bao gồm 653 Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập, 161 Văn phòng luật sư do một số luật sư thành lập, 5 Công ty luật hợp danh. Các tổ chức hành nghề luật sư còn lập được tổng cộng 149 chi nhánh tại các tỉnh, thành phố khác, chủ yếu là tại Hà Nội và T.p. Hồ Chí Minh (Hà Nội có 145 tổ chức hành nghề luật sư, T.p Hồ Chí Minh có 311 tổ chức hành nghề luật sư) trong khi đó các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Ngun nhiều nơi chỉ có 2 - 3 Văn phịng luật sư, có tỉnh chỉ có 01 Văn phịng luật sư73, tr. 48.

Thứ tư, xét về lĩnh vực hoạt động của luật sư, trong số 738 tổ chức hành

nghề luật sư chỉ có 5 Cơng ty luật hợp danh chuyên hoạt động trong lĩnh vực TVPL, còn lại đại bộ phận Văn phòng luật sư hoạt động trong tất cả các lĩnh vực hành nghề luật, mà lĩnh vực chủ yếu là tham gia tố tụng. Điều này cho thấy tính chuyên mơn hố của các tổ chức hành nghề luật sư còn rất hạn chế.

2.3.2.2. Thực tiễn dịch vụ pháp lý của tổ chức, đồn thể.

Hiện nay, cả nước có 60 Văn phịng TVPL được thành lập, trong đó Hội luật gia các cấp thành lập được trên 46 Văn phịng TVPL theo Thơng tư 1119/QLTPK ngày 24/12/1987 của Bộ Tư pháp và một số Trung tâm TVPL theo quy định của Nghị định số 65/2003/NĐ-CP. Cơng đồn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã thành lập được một số Văn phịng TVPL theo Luật Cơng đồn, Bộ luật Lao động hoặc theo Điều lệ của các tổ chức đó73, tr. 281. Cho đến 31/12/2004, đã có 20

Trung tâm TVPL đăng ký hoạt động tại các địa phương. Các Trung tâm TVPL này thuộc Liên Đoàn lao động, Hội Luật gia, Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành phố73, tr. 60. Đến cuối năm 2005, hệ thống Cơng đồn đã thành lập 08 Trung tâm TVPL, 20 Văn phòng TVPL và 73 Tổ TVPL. Nội dung TVPL được tập trung vào lĩnh vực lao động, cơng đồn với các hình thức: giải đáp trực tiếp, trả lời bằng văn bản, tư vấn qua điện thoại64, tr. 31 - 32.

2.3.2.3. Thực tiễn dịch vụ pháp lý miễn phí - Hoạt động trợ giúp pháp lý

Trên cơ sở pháp luật về luật sư, pháp luật về TVPL của tổ chức đoàn thể, xã hội, đặc biệt là Quyết định số 734/TTg và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cho phép khẳng định các văn bản đó tạo lập hành lang pháp lý cho việc hình thành, mở rộng và phát triển mạng lưới các tổ chức thực hiện TGPL và đưa công tác TGPL đến với người nghèo, giúp người nghèo trong việc tiếp cận và sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thực tiễn triển khai công tác TGPL thời gian qua đã khẳng định chủ trương phát triển công tác TGPL là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng và mong mỏi của tầng lớp dân nghèo. Hoạt động TGPL đã góp phần thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về đưa pháp luật vào cuộc sống, tham gia XĐ, GN và hoạt động dân vận, gắn bó với cơ sở, huy động được sự tham gia rộng rãi của các lực lượng xã hội, triển khai sâu rộng trong mọi tầng lớp, phục vụ cho đông đảo quần chúng nhân dân, thể hiện bản chất, tính ưu việt của pháp luật và của chế độ. Có thể rút ra một số nét khái quát sau đây về thực tiễn triển khai công tác TGPL thời gian qua như sau:

Thứ nhất, về việc hình thành các tổ chức TGPL.

Hiện nay, trong cả nước đã có 64 Trung tâm chuyên trách trực thuộc Sở Tư pháp giữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện TGPL ở địa phương. Các Trung tâm này đã thành lập được 938 Chi nhánh, Tổ,

Điểm TGPL, Câu lạc bộ TGPL cấp huyện, liên xã. Một số nơi có Chi nhánh đặt tại Hội Luật gia hoặc Liên đoàn lao động tỉnh. Một số địa phương, đã thành lập Tổ CTV đặt tại tổ chức xã hội như Hội Pphụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… Tuy nhiên, những tổ chức này chưa có trụ sở riêng, trang thiết bị cịn thiếu thốn, lại ít được tổ chức chủ quản đầu tư đúng mức, phụ thuộc nhiều vào sự đầu tư, giúp đỡ từ phía Nhà nước và các nguồn tài trợ nên gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động. Việc thành lập mạng lưới CTV ở cơ sở sẽ giúp đối tượng tiếp cận TGPL thuận tiện, nhanh chóng, đỡ tốn kém, hạn chế vụ việc phải giải quyết ở cấp tỉnh. Ngoài ra, các tổ chức đồn thể, xã hội như Hội Nơng dân, Hội Cựu Chiến binh, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ, Hội Luật gia cũng đã thành lập thí điểm 01 Văn phịng TGPL hoặc Trung tâm TGPL trực thuộc Trung ương Hội. Một số tổ chức hành nghề luật sư cũng đã tích cực tham gia TGPL thơng qua ký kết hợp đồng cộng tác với các Trung tâm TGPL nhà nước.

Thứ hai, về phát triển đội ngũ người thực hiện TGPL.

Đến nay, các Trung tâm đã có tổng số 483 Chuyên viên trong đó 100% có bằng cử nhân luật và đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL. Nhiều người đã có trình độ Tiến sỹ luật học, Thạc sỹ luật học, hoặc đã qua lớp đào tạo nghề luật sư tại Học viện Tư pháp. Ngoài ra, các Trung tâm còn có 7.269 CTV (chủ yếu là chuyên viên pháp lý, cán bộ tư pháp cơ sở và luật sư) thực hiện TGPL trong các lĩnh vực pháp luật. Đây là những luật sư, luật gia có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn hoạt động nghề luật hoặc là cán bộ, cơng chức có trình độ chun mơn nghề nghiệp cao. Trong đó, đáng chú ý là các luật sư đã tích cực tham gia TGPL, nhất là ở các tỉnh còn thiếu luật sư, điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn. Đối với các Văn phịng TGPL được thành lập thí điểm cũng có trung bình từ 3 – 4 biên chế nhưng hầu hết là kiêm nhiệm và

chức xã hội nên hoạt động TGPL của những người này phụ thuộc rất nhiều vào cơng việc chính mà tổ chức xã hội giao10. Ngồi ra, có khoảng trên dưới 1.000 luật sư tích cực tham gia TGPL với tư cách CTV của Trung tâm.

Thứ ba, về thực trạng hoạt động TGPL.

Qua 8 năm triển khai thực hiện cơng tác TGPL, đã có 634.773 vụ việc cụ thể được thực hiện, trong đó có 562.740 vụ tư vấn, 16.975 vụ việc đại diện, 27.791 vụ bào chữa, 10.177 vụ kiến nghị, 17.090 vụ hoà giải và hàng chục triệu lượt người được tuyên truyền, giải đáp pháp luật. Trong tổng số đối tượng được TGPL, người nghèo, chiếm 38,7 %. Trong số các vụ việc TGPL chủ yếu là các vụ TVPL (chiếm từ 89 đến 95 %) và phần lớn được thực hiện tại các đợt lưu động ở cơ sở hoặc nơi cư trú17, tr. 1 - 2. Số vụ việc đại diện, bào chữa không lớn (chiếm từ 1 - 5 % tổng số vụ việc), các vụ việc hoà giải cũng chỉ chiếm tỷ 2,2% tổng số vụ việc và vụ việc kiến nghị là 1,6 %.

Đối với tổ chức đồn thể xã hội, Văn phịng TGPL được thành lập thí điểm qua 5 năm hoạt động đã có khoảng 6.000 vụ việc được TGPL chủ yếu là TVPL kết hợp với giải quyết khiếu tố. Từ khi thành lập (năm 2001) đến nay, Trung tâm TGPL và PBGDPL cho nông dân đã thực hiện TGPL, giải quyết khiếu nại, vướng mắc pháp luật cho 5.213 đối tượng là cán bộ, hội viên thuộc diện nghèo và chính sách (trong đó có 1.895 vụ dân sự, 1.543 vụ đất đai, 168 vụ thừa kế và 376 vụ hôn nhân gia đình). Trung tâm TGPL cho thanh niên đã thực hiện được 654 vụ việc tại trụ sở, 578 vụ việc lưu động và 3 vụ bào chữa. Văn phòng TGPL cho cựu chiến binh từ khi thành lập (2004) đã giải quyết được 485 vụ, chủ yếu về chế độ chính sách cho cựu chiến binh. Trong đó trên 95 % số vụ là TVPL còn lại là các vụ việc bào chữa, bảo vệ quyền lợi và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (06 vụ bào chữa, 05 vụ kiến nghị)10.

Theo báo cáo của 49/62 Đồn Luật sư thì trong 4 năm, các luật sư thực hiện TVPL miễn phí qua các Trung tâm và tại các Văn phòng luật sư được 16.722 vụ việc. Tuy nhiên, so với nhu cầu và thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy tỷ lệ này là rất thấp. Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng vụ án do Tồ án xét xử chỉ có 10 % án có luật sư tham gia, trong đó 5,5% là bào chữa chỉ định đối với trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên61, tr.

133. Tại Quảng Bình, trong năm 2005, tồ án cấp tỉnh và tồ án cấp huyện đưa ra xét xử 1.268 vụ án dân sự và hình sự với trên 2.000 bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng nhưng do cả tỉnh mới có 16 luật sư nên chỉ có 150 vụ có luật sư tham gia như vậy, chỉ có khoảng 1 % số vụ án có luật sư tham gia62.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)