Đổi mới cơ chế thông tin pháp luật và phổ biến, giáo dục pháp luật cho người nghèo, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 100 - 103)

luật cho người nghèo, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ nay đến năm 2010.

Cần tiếp tục đổi mới cơng tác thơng tin pháp luật bảo đảm tính kịp thời, thường xuyên, liên tục và rộng rãi đến với mọi tầng lớp nhân dân. Phát triển hệ thống thơng tin và PBGDPL để triển khai có hiệu quả Chương trình Quốc gia về PBGDPL dài hạn và trong từng giai đoạn. Hình thành Trung tâm thông tin pháp luật quốc gia để mọi người dân đều được tiếp cận để khai thác thông tin và mở rộng, tận dụng tối đa những điểm mạnh của cơ quan thông tin.

Tăng cường đăng tải các tin, bài, phóng sự điều tra, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, đưa ra truy tố và xét xử các vụ việc vi phạm pháp luật, nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong nhân dân. Thực hiện phỏng vấn những cán bộ làm công tác chuyên môn để giải đáp các vấn đề liên quan đến pháp luật mà nhân dân quan tâm. Các cơ quan báo chí có thể chủ động mở các cuộc thi tìm hiểu pháp luật để toàn dân tham gia.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, mời cán bộ, giảng viên pháp luật thực hiện thường xuyên chương trình, chuyên mục về PBGDPL, TVPL và TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đăng, phát các tin, bài, các

phóng sự điều tra về tình hình vi phạm pháp luật trên tất cả các lĩnh vực để giáo dục, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

Đổi mới nội dung thông tin pháp luật, PBGDPL theo hướng đi vào chiều sâu, sát với nhu cầu, điều kiện của từng nhóm đối tượng. Cần tập trung vào quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống và công việc hàng ngày, những vấn đề pháp luật vướng mắc, nổi cộm tại địa bàn, gắn liền với quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Cơng khai, minh bạch các thủ tục hành chính cũng như thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước. Tăng cường công tác thông tin, PBGDPL về thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật tố tụng. Tăng cường ý thức của người dân trong việc tìm đến Tồ án mỗi khi có vướng mắc pháp luật. Kết hợp giải quyết tranh chấp bằng con đường Toà án với giải quyết tranh chấp tại cộng đồng, tôn trọng và khuyến khích sự tự thoả thuận của các bên trong tranh chấp.

Đa dạng hoá các hình thức PBGDPL trong nhân dân. Lồng ghép các hoạt động PBGDPL với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp phát động, gắn công tác pháp luật với việc phát triển kinh tế, xã hội. Đưa công tác PBGDPL vào nội dung, chương trình hoạt động tại các trung tâm văn hoá, tụ điểm sinh hoạt văn hoá, câu lạc bộ văn hố, đội thơng tin lưu động, câu lạc bộ pháp luật. Tăng cường các hình thức phổ biến pháp luật trong các buổi sinh hoạt khu dân cư, câu lạc bộ; thơng qua "Nhóm nịng cốt", biên tập và phát hành tờ rơi tờ gấp đến từng khu dân cư, xây dựng bảng tin ở khu dân cư; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức giao lưu văn nghệ. Gắn kết phổ biến pháp luật với các hoạt động lao động sản xuất, biên soạn kết hợp giữa tài liệu pháp luật với tài liệu liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, mở rộng và phát triển mạng lưới panơ, áp

phích, tranh cổ động trực quan phù hợp với đặc điểm trong TCPL của ngời nghèo. Hạn chế các hình thức mang tính phong trào, tập trung vào chiều sâu, gắn với việc giải thích, hướng dẫn trong những tình huống pháp luật cụ thể.

Biên soạn các tài liệu phục vụ việc nâng cao năng lực PBGDPL, kiến thức pháp luật cho cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ công chức trong các cơ quan tư pháp. Bao gồm các tài liệu bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức pháp luật, tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL, tài liệu bồi dưỡng chuyên đề về các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành, tài liệu chuyên đề công tác PBGDPL, TGPL cho giảng viên các trường chính trị cấp tỉnh, các trung tâm giáo dục chính trị cấp huyện. Tài liệu giới thiệu văn bản pháp luật mới, các tài liệu tham khảo hỗ trợ cán bộ các cơ quan tư pháp khi tiến hành PBGDPL cho nhân dân ở cơ sở.

Xây dựng và phát triển mạng lưới tủ sách pháp luật cho cơ sở, cung cấp đầy đủ các tài liệu pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật của nhà nước cho các địa phương, gắn kết việc khai thác tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, các cơ quan, doanh nghiệp với các hoạt động của cộng tác viên. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cộng tác viên khai thác và sử dụng các tủ sách pháp luật bảo đảm tủ sách pháp luật không chỉ dành cho đội ngũ cán bộ, công chức mà bất cứ ai khi có nhu cầu đều được tiếp cận và sử dụng.

Cần tiếp tục kết hợp công tác PBGDPL với giáo dục đạo đức, truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Kết hợp quản lý xã hội bằng pháp luật với việc phát huy vai trị của các cơng cụ điều chỉnh xã hội khác. Pháp điển hoá những truyền thống văn hoá, đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc thành quy định của pháp luật để có điều kiện bảo đảm thực thi trên thực tế bởi lẽ, pháp luật trong nhà nước pháp quyền chỉ có thể phát huy được hiệu lực, hiệu quả thực tế khi có sự kết hợp với đạo đức…

Trong quản lý xã hội, muốn cho pháp luật được mọi người dân tôn trọng, tự giác thực hiện thì pháp luật phải được bảo vệ, phải thể hiện được những giá trị đạo đức, được nhân dân chấp nhận, ủng hộ, đồng tình28, tr. 181 - 182.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)