Đổi mới nhận thức của người nghèo và các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước về vị trí, vai trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 104)

quyền địa phương và đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước về vị trí, vai trị của pháp luật và sự cần thiết phải đưa pháp luật đến với người nghèo.

Nâng cao nhận thức của người nghèo về vị trí, vai trị của pháp luật trong quản lý xã hội cũng như trong việc ghi nhận và thiết lập các cơ chế bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của họ để người nghèo thực sự thấy được pháp luật là công cụ để ghi nhận và thiết lập các cơ chế để bảo vệ mình chứ khơng phải là trừng phạt. Từng bước nâng cao kiến thức hiểu biết pháp luật cho người nghèo ở tầng sâu, chú trọng các quy định của pháp luật thực định, giúp người nghèo bảo vệ quyền lợi của mình, biết địi hỏi và có đủ điều kiện và năng lực thực hiện quyền làm chủ. Đồng thời giúp họ thấy được pháp luật thực sự là phương tiện hữu hiệu thể hiện và đảm bảo thực hiện trên thực tế bản chất nhân dân, dân chủ và công bằng của chế độ ta, bảo đảm đến mức cao nhất quyền, lợi ích và phát huy sự sáng tạo của nhân dân. Cần nghiên cứu, xây dựng Luật Trưng cầu ý kiến nhân dân.

Quán triệt sâu sắc quan điểm cần đưa pháp luật đến với nhân dân, đặc biệt là bộ phận dân nghèo để họ có thể sử dụng pháp luật để bảo vệ mình chứ không phải chỉ là tuân thủ pháp luật một cách thuần tuý trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước. Từng bước đổi mới nhận thức về việc đưa pháp luật đến với dân nghèo, phải coi đây là một nhiệm vụ mang tính chất chính trị - pháp lý sâu sắc và là một trong những nhiệm vụ cấp bách của các cấp uỷ đảng và chính quyền, của các cán bộ, cơng chức nhà nước. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần quan tâm sâu sát

hơn đến công tác TGPL, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lý của mình phối hợp với các tổ chức TGPL nhà nước trong việc giải quyết các vụ việc TGPL cũng như tham gia hoạt động TGPL. Các cán bộ, công chức nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình cần tích cực, chủ động đưa pháp luật đến với nhân dân. Phải coi việc giúp đỡ pháp luật, đưa pháp luật đến với người nghèo là một bộ phận quan trọng của chiến lược XĐ, GN, là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong việc thực hiện các chính sách xã hội và bảo đảm cơng bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt của chế độ và đạo lý của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)