hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, xác định rõ trách nhiệm, cán bộ, công chức phải học luật và là tấm gương sáng trong việc thực hiện pháp luật, hướng tới xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công vụ.
Đổi mới hoạt động của bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế XHCN, bảo đảm quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất nhưng có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quốc hội tập trung làm tốt chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng của đất nước và thực hiện tốt chức năng giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật. Chú trọng hoàn thiện thể chế pháp lý của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, tuân thủ các cam kết quốc tế và những yêu cầu của WTO. Chính phủ tập trung làm tốt chức năng hành chính nhà nước cao nhất, quyết định những vấn đề mang tính vĩ mơ, ở tầm hoạch định chính sách, kế hoạch, bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Các cơ quan tư pháp thật sự là chỗ dựa vững chắc trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Bộ máy nhà nước cần làm tốt chức năng bảo vệ các quyền, lợi ích của nhân dân, trong đó, trước hết và chủ yếu bảo vệ quyền, lợi ích của nhóm người nghèo, yếu thế trọng xã hội.
Phát huy vai trị của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong cơng tác tổ chức thực hiện pháp luật trong q trình thực thi cơng vụ, nâng cao trách nhiệm của hoạt động cơng vụ, cũng như tính gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ công chức nhà nước, đảng viên và của các cá nhân tiêu biểu ở cộng đồng dân cư. Tăng cường vai trò của các cán bộ, công chức trong việc tổ chức thực hiện pháp luật. Trước mắt, cần nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật trong đội ngũ cán bộ, công chức, kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm pháp luật, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, cơng chức. Có chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng bồi dưỡng nâng cao có tính đến đặc thù của từng nhóm đối tượng, vị trí cơng tác, u cầu công việc và đặc điểm của hoạt động công vụ nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thực thi pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết cơng việc của dân, của tổ chức, gắn trách nhiệm với quyền lợi, với công việc chuyên môn của từng cán bộ, công chức trên cơ sở đầu việc được giao. Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức kết hợp với chế độ bổ nhiệm công chức theo nhiệm kỳ hoặc triển khai thực hiện chế độ hợp đồng đối với cán bộ, công chức. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế bồi thường nhà nước đối với những vi phạm do hoạt động công vụ gây thiệt hại cho dân. Trước mắt xây dựng và hoàn thiện Luật Bồi thường nhà nước tạo cơ sở pháp lý khắc phục những sai sót, bất cập của hoạt động công vụ, xác định rõ trách nhiệm của người vi phạm.
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chức công vụ theo hướng phục vụ, đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính. Xây dựng và hồn thiện pháp luật về công chức và công vụ, trước mắt cần tập trung nghiên cứu ban hành Luật cơng chức cơng vụ điều chỉnh tồn diện về tổ chức và hoạt động của nền công vụ phục vụ nhân dân, bảo đảm cán bộ, công chức chỉ làm những gì luật cho phép, cơng dân được làm tất cả những gì luật khơng cấm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động công vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác công vụ. Kết hợp giữa kiểm tra, giám sát mang tính Nhà nước với kiểm tra, giám sát mang tính xã hội. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên trong việc PBGDPL và tuân thủ pháp luật, giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, vận động nhân dân ở khu dân cư xây dựng đời sống văn hố mới. Nghiên cứu hồn thiện Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và xây dựng Luật Giám sát xã hội để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp làm tốt chức năng phản biện xã hội, thực sự là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
Đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo để bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, nâng cao trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân. Nghiên cứu hình thành cơ chế để mọi người đều có thể tham gia giám sát hoạt động của công quyền cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời tham gia đấu tranh, loại trừ tình trạng vi phạm pháp luật. Trước mắt cần nghiên cứu và hoàn thiện thể chế pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động khiếu nại, tố cáo. Xây dựng và hoàn thiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Tiếp tục đổi mới cơ chế giải quyết các vụ án hành chính. Cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo với công tác giải quyết các vụ án
cơ chế tài phán hành chính, củng cố, kiện tồn hệ thống Tồ án hành chính bảo đảm hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.