PGS. Hoàng Thị Lâm Chủ tịch Chi hội Miễn dịch dịứng và Y học Giấc ngủ
Viêm mũi dị ứng là bệnh đường hô hấp trên do kết quả kết hợp giữa kháng nguyên IgE và các dị nguyên đường hô hấp (mạt bọ nhà, phấn hoa v.v…..) gây hiện tượng thốt bọng tế bào Mast giải phóng các hóa chất trung gian gây ra các triệu chứng ngạt tắc mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa mũi v.v… Yếu tố nguy cơ của viêm mũi dị ứng là test lẩy da dương tính với dị ngun đường hơ hấp, tăng IgE trước 6 tuổi, tiền sử dị ứng gia đình v.v… Bệnh dai dẳng khó chịu gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là tắc nghẽn đường hô hấp trên hoàn toàn (ngưng thở) hoặc một phần (giảm thở), lặp đi lặp lại, hoặc kích thích liên quan đến nỗ lực hơ hấp (RERA) trong khi ngủ. Viêm mũi dịứng liên quan rất chặt chẽ với ngừng thở khi ngủ. Các nhà khoa học cho biết viêm mũi dị ứng làm tăng sức cản đường thở do sức cản ở mũi cao hơn. Tắc ngạt mũi dẫn đến phải thở bằng mồm do đó sẽ gây ra hiện tượng giảm đường kính hầu họng và thở bằng miệng làm chuyển động hàm dưới. Đồng thời thở bằng mồm cũng khiến cho các cơ hoạt động kém hiệu quả. Mặt khác các mediator gây viêm như histamin, CysLTs, IL1 β, IL4 được tìm thấy nồng độ cao ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng, cũng là các mediators làm cho chất lượng giấc ngủ giảm sút do ngừng thở khi ngủ. Hơn thế nữa các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như tắc ngạt mũi, chảy nước mũi cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ngừng thở khi ngủ. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy, điều trị viêm mũi dị ứng, đặc biệt khi dùng corticoid xịt mũi sẽ cải thiện các triệu chứng ngừng thở khi ngủ.
BÀI TÓM TẮT - ABSTRACTS
TT2.6. ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (AI) VÀ DỮ LIỆU LỚN (BIG DATA) TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯNG THỞ KHI NGỦ
PGS Vũ Văn Giáp Chủ tịch Chi hội Y học Giấc ngủ Hà Nội
BÀI TÓM TẮT - ABSTRACTS