RỐI LOẠN HÀNH VI GIẤC NGỦ REM

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 100 - 103)

VÀ BỆNH LÝ THỐI HĨA THẦN KINH

BSCKI. Hoàng Châu Bảo Đính

Rối loạn hành vi giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM) là một rối loạn cận giấc ngủ được đặc trưng bởi mất trương lực cơ và các biểu hiện hành vi bất thường giai đoạn REM, thường là phản ứng lại với các sự kiện trong giấc mơ, có thể gây té ngã và chấn thương. Rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD) thường được phân loại nguyên phát hoặc có triệu chứng (thứ phát). RBD thứ phát chiếm tỷ lệ 60 – 100% các bệnh lý thối hóa thần kinh có nguồn gốc α-synuclein (bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy và teo đa hệ thống). Để chẩn đoán xác định RBD, ngồi việc khai thác bệnh sử cịn cần thực hiện đa ký giấc ngủ video. Trên đa ký giấc ngủ có thể quan sát thấy hiện tượng giấc ngủ REM kèm theo mất trương lực cơ (RSWA).

RBD được xem là biểu hiện giai đoạn sớm, đồng thời là một dấu hiệu dự báo quan trọng của các bệnh lý thối hóa thần kinh, đặc biệt là bệnh của protein α-synuclein. Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân với RBD nguyên phát có nguy cơ tiến triển thành bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy, và hiếm gặp hơn là teo đa hệ thống, với tỷ lệ chuyển dạng là 46% trong vòng 5 năm. Trong giai đoạn cửa sổ, bệnh nhân có thể đồng thời biểu hiện các triệu chứng khơng vận động (giảm khứu giác, giảm khảnăng nhìn màu, hạ huyết áp tư thế, suy giảm chức ăng thị giác không gian) và các bất thường cận lâm sàng (giảm hấp thu dopamine ở nhân bèo, sóng chậm trên điện não đồ).

T khóa: giấc ngủ cử động mắt nhanh (REM), rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD), α-synuclein, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ thể Lewy.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ BỆNH LÝ THẦN KINH VÀ RỐI LOẠN CẬN GIẤC NGỦ

VT2.4. PHÂN LOẠI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG GIẤC

NGỦ Ở NGƯỜI MẮC HỘI CHỨNG DOWN

TS. BS. Nguyn Duy Thái

Tóm tt:

Rối loạn nhịp thở khi ngủ là một chứng rối loạn thường xuyên gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe ở những người mắc hội chứng Down. Nghiên cứu này nhằm đánh giá và phân loại các đặc điểm giấc ngủ và hoạt động thể chất (PA) ở người lớn mắc hội chứng Down. Bốn mươi người tham gia mắc hội chứng Down đã đeo một máy đo gia tốc trong bảy ngày liên tục để đo hoạt động thể chất và mơ hình thức ngủ. Các dữ liệu tương ứng cũng được thu thập bằng phiếu khảo sát và đo đa ký giấc ngủ (PSG). Chỉ số ngưng thở (AHI) được tính tốn từ số lần ngưng thở và giảm thở trong mỗi giờ ngủ theo hướng dẫn quốc tế. Đa ký giấc ngủ cho thấy rối loạn nhịp thở khi ngủ dựa trên chỉ số ngưng thở ở 95% người lớn: 50% có rối loạn nhịp thở khi ngủ nặng, 22,5% có rối loạn nhịp thở khi ngủ trung bình và 22,5% rối loạn nhịp thở khi ngủ nhẹ, chủ yếu ở nam giới. Họ có chất lượng giấc ngủ kém (80,1%) và mức độ hoạt động thể chất thấp. Sử dụng phương pháp phân loại thống kê, chúng tơi đã quan sát thấy ba nhóm với hai cấu hình đối lập. Nhóm 2 và 3 cho thấy chỉ số mức độ hoạt động thể chất thấp (số bước hàng ngày tương ứng: 5.719 và 5.310) và rối loạn nhịp thở khi ngủ nặng (AHI = 33,6 và 55,5 sự kiện/h), tuổi cao và góc sọ cao. Nhóm 1 cho thấy mức độ hoạt động thể chất cao (sốbước trung bình hàng ngày: 6.908) và rối loạn nhịp thở khi ngủ từ nhẹ đến trung bình (AHI = 16,8 sự kiện/h), tuổi thấp và góc sọ thấp. Phát hiện của chúng tơi cho thấy có nhiều cấu hình khác nhau (tuổi, giới tính, béo phì, góc sọ) có liên quan đến rối loạn nhịp thở khi ngủ ở người lớn mắc hội chứng Down. Những kết quả này cho thấy rằng điều này có thể đại diện cho các yếu tố quan trọng cần xem xét khi lập kế hoạch nâng cao và bảo vệ sức khỏe ởngười mắc hội chứng Down.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ BỆNH LÝ THẦN KINH VÀ RỐI LOẠN CẬN GIẤC NGỦ

Abstract:

Sleep disordered breathing (SDB) is a frequent disorder with serious adverse health consequences in people with Down syndrome (DS). This study aims to evaluate and classify sleep and physical activity (PA) characteristics in adults with DS. Forty participants with DS wore an accelerometer for seven consecutive days to measure physical activity and sleep–wake patterns. The corresponding data were also obtained by survey and polysomnography. The apnea- hypopnea index (AHI) is calculated from the number of apneas and hypopneas per hour of sleep according to international guidelines. Polysomnography showed SDB based on AHI in 95% of adults: 50% had severe SDB, 22.5% presented moderate and 22.5% mild SDB, predominantly in males. They had poor sleep quality (80.1%) and low PA levels. Using statistical classification methods, we observed three clusters with two opposite profiles. Clusters 2 and 3 showed low PA indices (daily steps: 5719 and 5310, respectively) and severe SDB (AHI = 33.6 and 55.5 events/h), high age and high gonial angle. Cluster 1 showed high PA (mean count of daily steps: 6908) and mild to moderate SDB (AHI = 16.8 events/h), low age and low gonial angle. Our findings suggest that there are different profiles (age, gender, obesity, gonial angle) that are associated with SDB in adults with DS. These results suggest that this may represent important factors to consider when planning health promotion and prevention.

RI LON GIC NG TRONG Y HC GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)