PGS. Lê Thị Minh Hương
Giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và phát triển. Trong khi ngủ, tuyến tiền yên trong não của trẻ em tiết ra hormon tăng trưởng. Giấc ngủ đặc biệt quan trọng tới sự phát triển trí não của trẻ em.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng từ 20-30% trẻ nhỏ. Trẻ em có thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau, thay đổi theo lứa tuổi như : Hội chứng đột tử trẻ nhỏ (SIDS), khó ngủ - Thức đêm, ngừng thở khi ngủ , buồn ngủ ngày quá mức, hội chứng trễ pha giấc ngủ, rối loạn vận động lúc ngủ (hội chứng chân không yên), rối loạn cận giấc ngủ (mộng du, ác mộng, tiểu dầm...).
Chẩn đoán các rối loạn giấc ngủ ở trẻ em khá khó khăn, chủ yếu dựa vào tiền sử, bệnh sử qua lời khai của ba mẹ hoặc người chăm sóc, thăm khám sức khỏe tồn diện, đặc biệt lưu ý đén béo phù, amydal quá phát, tai mũi họng, co giật, dị ứng, hen và các thuốc đang sử dụng. Các xét nghiệm đặc hiệu vẫn còn hạn chế đối với trẻ em.
Các rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, sự phát triển về cả trí não lẫn thể chất của trẻ em nên cần phát hiện và có giải pháp điều trị kịp thời.
Tiếp cận phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em tùy thuộc vào từng rối loạn khác nhau. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh giấc ngủ và điều trị hành vi chiếm vai trò hết sức quan trọng.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHI KHOA VT3.9. RỐI LOẠN HÀNH VI Ở TRẺ EM OSA
ThS. BS Nguyễn Ngọc Quỳnh Lê
Tóm tắt:
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một hội chứng thường gặp ở trẻ em. Khoảng 3 - 12% trẻ em ngủ ngáy, trong khi hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn gặp ở 1 - 5% trẻ em. Hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ được định nghĩa là sự lặp đi lặp lại hiện tượng tắc nghẽn một phần hay hoàn tồn đường hơ hấp trên trong khi ngủ dẫn đến hậu quả giảm thở hoặc ngưng thở hồn tồn kèm theo những gắng sức hơ hấp. Đa số bệnh nhi ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ có các triệu chứng nhẹ, kín đáo do đó dễ bỏ sót chẩn đốn. Nếu khơng được điều trị, ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở trẻ em có thể gây các hậu quả lên quá trình phát triển thể chất và tinh thần, gây chậm lớn, các rối loạn hành vi, bốc đồng và xung động quá mức, đặc biệt gây hội chứng tăng động giảm chú ý dẫn đến giảm sút khảnăng học tập. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các cơ chế tiềm ẩn về mối liên hệ chặt chẽ giữa tổn thương hệ thần kinh trung ương và tình trạng thiếu oxy gián đoạn và sự phân mảnh giấc ngủ đặc trưng cho ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.
Abstract:
Obstructive sleep-disordered breathing is common in children. From 3- 12% percent of children snore, while obstructive sleep apnea syndrome affects 1- 5% of children. OSA is characterized by repeated events of partial or complete upper airway obstruction during sleep. The majority of these children have mild symptoms, and many outgrow the condition. Consequences of untreated obstructive sleep apnea has been associated with inattention,
failure to thrive, enuresis, attention-deficit disorder, impulsivity and hyperactivity, behavior problems and poor academic performance. Previous reviews showed some evidence on the
potential mechanisms underlying the close association between central nervous system morbidity and the episodic hypoxia and sleep fragmentation that characterize OSA.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHI KHOA VT3.10. OSA Ở TRẺ BỊ AMIDAN
TS. BS. Phí Quỳnh Anh (online)
Đặt vấn đề: Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (Ostructive sleep apnea syndrome: OSAS) ở trẻ em thường do quá phát Amydan và/hoặc hạnh nhân hầu (VA), gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán mức độ của hội chứng này dựa vào đa kí hơ hấp hoặc đa kí giấc ngủ thông qua chỉ số ngừng thở, giảm thở trong khi ngủ (AHI). Phương pháp điều trị chủ yếu với trẻ em mắc hội chứng này vẫn là cắt Amiđan và nạo VA. Tuy nhiên phương pháp này chưa được đánh giá đầy đủ.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả điều trị OSAS mức độ nặng ở trẻ em có amiđan và/hoặc VA quá phát bằng phương pháp cắt Amiđan, nạo VA. Nghiên cứu can thiệp tiến cứu so sánh trước sau được thực hiện trên 51 trẻ trong độ tuổi từ 2-12 tuổi, có amiđan và/ hoặc VA quá phát (từ độ 2 trở lên) được chẩn đoán OSAS tại bệnh viện nhi trung ương từ T8/2016-T12/2019.Tiêu chuẩn chẩn đoán OSAS ở trẻ em là chỉ số ngừng thở giảm thởAHI ≥ 1 đo được bằng đa ký hô hấp khi ngủ. Mức độ vừa 5≤AHI<10.Mức độ nặng AHI≥10.
Kết quả: Sau điều trị trẻ cải thiện các chỉ số trên đa kí hơ hấp khi ngủ và tất cả các nhóm triệu
chứng trên lâm sàng. Tuy nhiên, hầu hết trẻ vẫn còn ngừng thở ở mức độ nhẹ. Bởi vậy cần tiếp tục theo dõi tiến triển và điều trị nội khoa sau can thiệp.
Background: Obstructive sleep apnea syndrome (OSAS) in children is often caused
by the hypertrophy of Amydan and/orAdenotonsillar (VA), which has led to many severe consequences. The gold standard for the diagnosis of this syndrome is based on sleep respiratory polygraphy(sRPG) or polysomnography through apnea index (AHI) calculation. The major treatment for children with this syndrome is still tonsillectomy and Adenotonsillectomy. However, this method has not been fully evaluated.
Objectives: to evaluate the effectiveness of severe OSAS treatment in children with the
hypertrophy of Amydan and/or VA by surgery. A prospective comparative intervention study was conducted on 51 children aged 2-12 years old, degree of hypertrophy is 2 and above, were diagnosed as OSAS in NationalPediatric Hospital from August 2016 to December 2019 by sRPG measurement. The diagnostic criteria for OSAS in children is that the AHI ≥ 1 is defined as mild, moderate: 5≤AHI <10, severe: AHI≥10.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHI KHOA
Results: After treatment, the subjects improved the AHI and all clinical symptom groups.
However, most children still have mild apnea. Therefore, it is necessary to continue monitoring and medical treatment after the intervention.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHI KHOA
VT3.11. GIẤC NGỦ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
BSCK2 Đặng Thị Kim Huyên
Tóm tắt
Giấc ngủ là một nền tảng thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ em. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ ước tính rằng các vấn đề về giấc ngủ ảnh hưởng 25- 50% trẻ nhỏ và 40% thanh thiếu niên.
Những năm đầu đời đặc trưng với những thay đổi phát triển mạnh mẻ- đặc biệt giai đoạn chuyển từ sơ sinh sang thời thơ ấu. Ngủ là 1 trong những hoạt động chính của não và giữ vai trị quan trọng trong phát triển lành mạnh về nhận thức và tâm lý xã hội trong giai đoạn đầu đời.
Đầu tiên, chúng ta hiểu nhu cầu về giấc ngủ, đặc điểm giấc ngủ bình thường và sự phát triển của sơ sinh và trẻ em, bao gồm cấu trúc giấc ngủ, sự phát triển của nhịp điệu giấc ngủ lành mạnh trong thời thơ ấu để manglại giấc ngủ ngon hơn cho trẻ. Thông qua sự kết hợp giữa vệ sinh giấc ngủ, thói quen ngủ lành mạnh phù hợp với lứa tuổi trong những năm đầu đời và chú ý theo dõi bất kỳ rối loạn giấc ngủ nào, để có thể giúp trẻđược nghỉ ngơi cần thiết mang lại sự phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), 1/4 trẻ dưới 5 tuổingủ không đủ giấc . Điều này thật đáng lo ngại vì thời thơ ấu ngủ khơng đủ giấc có liên quan đến viêm mũi dị ứng và các vấn đề với hệ thống miễn dịch, cũng như lo lắng và trầm cảm . Ngồi ra cịn có bằng chứng mới nổi cho thấy giấc ngủ kém trong thời thơ ấu có thể mang lại các nguy cơ tim mạch trong tương lai dưới dạng béo phì, tiểu đường và huyết áp cao . Ở thanh thiếu niên, ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập và sức khỏe tâm thần.
Khảo sát qua các nghiên cứu gần đây về bằng chứng về tác động của giấc ngủ đối với sự phát triển sớm của não bộ, đặc biệt là đối với khả năng học tập và trí nhớ, điều chỉnh cảm xúc và phát triển nhận thức. Và các cập nhật về chứng thiếu ngủ ở trẻ cố giải thích các cơ chế cơ bản của giấc ngủ đối với nhận thức và não bộ cảm xúc.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHI KHOA
VT3.12. NGỪNG THỞ KHI NGỦ Ở TRẺ
MỀM SỤN THANH KHÍ PHẾ QUẢN
BS. Nguyễn Duy Bộ
Mềm sụn thanh quản là tình trạng cấu trúc của thanh quản bị xẹp lại khi hít vào và là nguyên nhân hay gặp gây ra tình trạng thở rít ở trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ mềm sụn thanh quản có tiên lượng tốt và bệnh có thể tự cải thiện khi trẻ lớn lên. Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ là một rối loạn hô hấp khi ngủthường gặp ở trẻ mắc mềm sụn thanh quản, tuy nhiên mối liên quan giữa hai bệnh lý này còn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Hiện không rõ liệu rằng ngừng thở khi ngủ có tự cải thiện khi tình trạng mềm sụn thanh quản được cải thiện. Trẻ mắc mềm sụn thanh quản có đi kèm với ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ mức độ nặng dẫn đến giảm oxy máu, ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ, do đó cần được can thiệp điều trị. Phẫu thuật chỉnh hình thượng thanh mơn thường được coi là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh nhân mềm sụn thanh quản nặng, tuy nhiên phương pháp này không phải luôn giải quyết được tình trạng mềm sụn thanh quản và các vấn đề liên quan. Các phương pháp khác có thểđề xuất như trong quản lý bệnh nhân mềm sụn thanh quản có đi kèm với ngừng thở tắc nghẽn khi ngủnhư thởoxy ban đêm hay thở áp lực dương liên tục (CPAP) khi ngủ.
Laryngomalacia refers to collapse of the supraglottic structures during inspiration and is the most common cause of infant stridor. Most children with laryngomalacia have a good prognosis and have a disease course that resolves spontaneously. Obstructive sleep apnea is a common sleep breathing disorder in children with laryngomalacia, but the relationship between these two conditions remains unclear. It is not clear that obstructive sleep apnea may resolve along spontaneously improving laryngomalacia. Infants with laryngomalacia have severe obstructive sleep apnea, hypoxemia, or failure to thrive, so it is necessary to require treatment intervention. Supraglottoplasty is often considered the first-line treatment for severe laryngomalacia, however, it does not always resolve laryngeal flaccidity and related problems. Other methods may be suggested, such as in the management of patients with laryngomalacia associated with obstructive sleep apnea, such as nocturnal oxygenation treatments or continuous positive airway pressure (CPAP) during sleep.
MẤT NGỦ
VT4.1. TIẾP CẬN ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ BẰNG HÓA DƯỢC TRỊ LIỆU
MẤT NGỦ
VT4.2. LIỆU PHÁP HÀNH VI VÀ TÂM LÝ CHO MẤT NGỦ MẠN TÍNH
ThS. BS. Đoàn Thị Như Yến
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của liệu pháp nhận thức hành vi trong điều trị mất ngủ
mạn tính.
Phương pháp: Trị liệu nhận thức hành vi theo quy trình của bệnh viện đối với 10
bệnh nhân mất ngủ mạn tính, điều trị tại khoa tâm căn bệnh viện Tâm thần Hải Phòng. Thời gian theo dõi 10 tuần (2 tuần tính tốn đường cơ sở và 8 tuần trị liệu). Tần suất trị liệu 2 phiên/tuần.
Tổng thời gian thức giấc và hiệu quả giấc ngủ được tính tốn dựa theo nhật kí giấc ngủ tiêu chuẩn trong suốt thời gian nghiên cứu. Đánh giá hiệu quả trị liệu thông qua mức độ phàn nàn về mất ngủ và hiệu quả giấc ngủ.
Kết quả: Thời gian thức giấc và hiệu quả giấc ngủ được cải thiện đáng kể sau quá trình trị liệu. Trung bình tổng thời gian thức giảm một cách có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau trị liệu (-69%, t = 13,5; p < 0,001). Trung bình hiệu quả giấc ngủ tăng có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau trị liệu (+143%, t = -15,9; p < 0,001). Các thay đổi này có ngay tại tuần trị liệu đầu tiên và tăng dần trong các tuần tiếp theo. Sau 8 tuần trị liệu, tất cả các BN khơng cịn than phiền về giấc ngủ và đạt hiệu quả giấc ngủ trên 70%.
Kết luận: Liệu pháp nhận thức hành vi là phương pháp điều trị hiệu quả mất ngủ mạn tính.
MẤT NGỦ
VT4.3. PHỐI HỢP HĨA DƯỢC VÀ LIỆU PHÁP NHẬN THỨC HÀNH VI
TRONG ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ
ThS.BS. Bùi Diễm Khuê
Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến. Mất ngủ kéo dài có liên quan đến sự suy giảm chức năng ban ngày, giảm chất lượng cuộc sống và nếu không được điều trị, nó làm tăng nguy cơ trầm cảm nặng, các rối loạn tâm thần khác, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch.
Liệu pháp nhận thức-hành vi cho mất ngủ (CBT-I) và hóa dược (thuốc) là hai phương pháp có đầy đủ bằng chứng trong điều trị mất ngủ. Thuốc làm giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng các lợi ích này thường khơng được duy trì sau khi ngừng điều trị. Ngược lại, CBT-I có thể mất nhiều thời gian hơn để thực hiện nhưng lại tạo ra lợi ích bền vững hơn theo thời gian. CBT-I kết hợp với thuốc dường như có lợi thếhơn so với đơn trị liệu.
Các liệu pháp điều trị mất ngủ thường được thực hiện trong những khoảng thời gian ngắn, trung bình là 10 ngày đối với thuốc và 5 tuần đối với CBT-I. Với tính chất tái phát hoặc dai dẳng của bệnh mất ngủ, việc điều trị ngắn hạn như vậy có thể khơng đủ để kiểm sốt bệnh về lâu dài.
Để tối ưu hóa kết quả ngắn hạn và dài hạn, cần thiết lập các lưu đồ điều trị phù hợp. Có hai mơ hình phối hợp trị liệu giữa CBT-I và thuốc. Một là, kéo dài giai đoạn điều trị thuốc, kết hợp duy trì CBT-I; khi đó, có thể sử dụng thuốc ngủ cách ngày thay vì mỗi đêm để ngăn ngừa dung nạp thuốc và duy trì hiệu quả. Hai là, kết hợp CBT-I với thuốc trong vài tuần đầu, sau đó ngừng thuốc nhưng vẫn tiếp tục CBT-I để bệnh nhân có thể tích hợp các kỹ năng tự quản lý mới học được. Các chiến lược duy trì như vậy có thể nâng cao hiệu quả điều trị lâu dài
MẤT NGỦ
VT.4.4. MELATONIN VÀ GIẤC NGỦ DƯỚI GĨC NHÌN DƯỢC LÝ
ThS.BS. Đồn Trúc Quỳnh
Melatonin hay 5 methoxy-N-acetyltryptamine, được phát hiện và phân lập vào năm 1958 bởi Aaron Lerner. Melatonin là hormone, chủ yếu được tiết ra từ tuyến tùng, cơ quan được xem như là “ nơi ngự trị của linh hồn”. Bên cạnh đó, một số cơ quan khác cũng chịu trách nhiệm sản xuất melatonin như đường tiêu hóa (GIT), da, tế bào lympho…
Sự sản xuất và giải phóng melatonin được kiểm sốt bởi chu kỳ sáng-tối; ánh sáng ức chế sản xuất trong khi bóng tối kích thích nó.
Melatonin tham gia vào hoạt động điều hòa nhịp sinh học của cơ thể, cho phép tổ chức thời gian của các chức năng sinh học thông qua nhịp sinh học (chu kỳ 24 giờ) trong mối tương quan với những thay đổi có tính chu kỳ của mơi trường. Và do đó giúp đồng bộhóa, tăng thích ứng giữa mơi trường bên trong và bên ngồi cơ thể.
Hiện tại, melatonin được sử dụng như một liệu pháp điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ nhất định liên quan đến bất thường nhịp sinh học và để giảm thiểu tình trạng jet-lag. Tuy nhiên, trong tương lai, nó có thể có nhiều ứng dụng điều trị rộng rãi hơn nữa vì các nghiên cứu đã cho thấy vai trò sinh lý quan trọng khác của melatonin, ngoài việc điều chỉnh nhịp sinh học và điều hịa giấc ngủ (ví dụ như giúp bảo vệ tế bào, chống các gốc oxy hóa, bảo vệ thần kinh và hệ thống sinh sản, ...)
Và các thụ thể là yếu tố chính yếu góp phần tạo ra tất cả các đáp ứng sinh lý quan trọng đó. Các thụ thể melatonin thường được phân thành hai phân lớp, MT1 và MT2, biểu hiện ở các vùng khác nhau của não và các thụ thể MT3 nằm ở gan và thận. Lộ trình sinh học bên trong tế bào đặc trưng của từng loại thụ thể sẽ tạo ra các đáp ứng sinh học khác nhau.
LIÊN ĐOÀN GIẤC NGỦ ASEAN - FSSM WORKSHOP (VIDEO TRỰC TUYẾN)
VT4.5. TIẾN BỘ TRONG PHẪU THUẬT GIẤC NGỦ