TỪ BÁC SỸ GIA ĐÌNH
TS.BS. Nguyễn Như Vinh
Mất ngủ là một trong những tình trạng y khoa thường gặp nhất đặc biệt trong chăm sóc ban đầu. Trong đại dịch Covid-19, mất ngủ còn là một triệu chứng của hội chứng hậu Covid-19.
Điều trị mất ngủ cấp tính có thể dùng thuốc đặc biệt là mất ngủ nặng nhưng điều trị mất ngủ mạn tính thì các biện pháp không dùng thuốc đem lại hiệu quảcao hơn và lâu dài hơn.
Các phương pháp không dùng thuốc bao gồm:
- Vệ sinh giấc ngủ
- Kiểm soát thười gian ngủ nghiêm ngặt
- Kiểm sốt kích thích
- Thay đổi nhận thức hành vi
- Các biện pháp thư giãn
- Nhận diện và ngưng hoặc thay thế các thuốc gây rối loạn giác ngủ như xanthine, beta-blockers, ức chế men chuyển, atorvastating, một số thuốc chống trầm cảm
Các thuốc có thể dùng:
- Thảo dược
- Các loại thuốc ngủ: Nhóm Z-drugs, benzodiazipines, chống trầm cảm 3 vòng hay melatotin (chưa thống nhất),
Hầu hết các rối loạn về giấc ngủ nói chung hay mất ngủ nói riêng đều có thể được quản lý bởi các bác sĩ chăm sóc ban đầu. Tuy nhiên, khi nghi ngờ bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ là thứ phát của các nguyên nhân tâm thần kinh thì nên chuyển cho bác sĩ chuyên khoa.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là một trong các bệnh lý rất thường gặp nhưng đa phần bị bỏ sót chẩn đốn. Các nguyên nhân gây chẩn đoán dưới mức bên cạnh nhận thức về bệnh còn kém cảở cộng đồng lẫn nhân viên y tế thì cịn nguyên nhân khác là phương tiện chẩn đốn khó khăn. Trước đây, đa ký giấc ngủ (PSG) là một phương tiện gần như bắt buộc để chẩn đoán OSA. Tuy nhiên trong 15 năm trở lại đây, nhận thấy các nhược điểm của PGS trong chẩn đoán OSA (mắc tiền, chờ đợi lâu) nên các phương pháp đo linh hoạt hơn gọi là theo dõi di động (portable monitoring - PM) hay đo giấc ngủ tại nhà (home sleep testing - HST) ngày càng được phát triển, cải tiến và có vai trị quan trọng trong việc
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH
chẩn đốn và theo dõi OSA. Nhu cầu ứng dụng HST trong chẩn đoán OSA sẽ gia tăng trong thời gian sắp đến vì đại dịch Covid-19 khiến các phòng đo đa ký giấc ngủ hoạt động hạn chế. Tuy nhiên, để ứng dụng HST hiệu quả cần chỉ định đúng và phân tích thích hợp nhất kết quả có được. Bài trình bày này sẽ phân tích cách áp dụng hiệu quả nhất HST trong thực hành lâm sàng để chẩn đoán và quản lý OSA.
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ TRONG Y HỌC GIA ĐÌNH