CÁC RỐI LOẠN CẬN GIẤC NGỦ THƯỜNG GẶP

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 99 - 100)

ThS.BS. Lê Hoàng Ngọc Trâm

Rối loạn cận giấc ngủ (parasomias) là một thuật ngữ mơ tả một nhóm các rối loạn giấc ngủ liên quan đến các chuyển động, hành vi, cảm xúc, nhận thức và giấc mơ xảy ra khi khởi đầu giấc ngủ, trong khi ngủ, giữa các giai đoạn của giấc ngủ hoặc khi thức dậy. Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng cận giấc ngủ ít nhất một lần trong suốt cuộc đời của họ. Các trường hợp parasomias trơng có vẻ đáng sợ nhưng hầu hết là lành tính và khơng đáng lo ngại. Parasomnias phổ biến ở trẻ em hơn người lớn và thường sẽ tự giới hạn khi người đó trưởng thành.

Parasomnias được phân nhóm theo giai đoạn của giấc ngủ mà chúng xảy ra. Parasomias liên quan đến giai đoạn Non-REM bao gồm: mông du (sleep walking), giấc ngủ kinh hoàng (sleep terror), thức giấc lú lẫn (Confusional arousals), rối loạn ăn uống liên quan đến giấc ngủ (Sleep-related eating disorder). Parasomias liên quan đến gia đoạn REM bao gồm: rối loạn ác mộng (Nightmare disorder), bóng đè (sleep paralysis), rối loạn hành vi trong giấc ngủ REM (REM sleep behavior disorder)và cuối cùng là nhóm “khác” bao gồm những rối loạn riêng lẻ khác.

Chẩn đoán chủ yếu dựa vào việc hỏi tiền sử bệnh nhân, bạn cùng giường hoặc các thành viên khác trong gia đình một các cẩn thận, các cận lâm sàng dùng để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác. Điều trị chỉ được chỉ định nếu parasomias gây ra thương tích cho bệnh nhân hoặc người ngủ cùng giường hoặc nếu giấc ngủ bị gián đoạn đáng kể. Việc kiểm soát phụ thuộc vào loại parasomias bao gồm trấn an, điều chỉnh môi trường ngủ, liệu pháp nhận thức và hóa dược trị liệu.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ BỆNH LÝ THẦN KINH VÀ RỐI LOẠN CẬN GIẤC NGỦ

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)