ThS. Phan Thanh Thuỷ
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ, hệ hô hấp có thể có nhiều thay đổi, chẳng hạn như thay đổi chức năng hô hấp khi ngủ, làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các rối loạn. Trong số phụ nữ mang thai béo phì, 15% -20% mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và tỷ lệ này tăng lên theo chỉ số khối cơ thể và khi có các bệnh đi kèm khác. Có hai kiểu hình lâm sàng riêng biệt của OSA trong thai kỳ: phụ nữ có OSA từ trước và trầm trọng hơn trong thai kỳ; và những phụ nữ bắt đầu xuất hiện OSA liên quan đến tăng cân và thay đổi đường thở khi mang thai. Béo phì trước khi mang thai và tăng cân khi mang thai là những yếu tố nguy cơ dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ trong thai kỳ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngưng thở khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến mẹ như tăng huyết áp, biến cố tim mạch, tiểu đường thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi như hạn chế sự phát triển của thai nhi, rối loạn tim thai.
During pregnancy, especially in the third trimester, there are many changes in the respiratory system, such as changes in respiratory function during sleep, increasing the frequency and severity of disorders. Among obese pregnant women, 15%-20% have obstructive sleep apnea (OSA) and this prevalence increases with body mass index and other comorbidities. There are two distinct clinical phenotypes of OSA during pregnancy: women with OSA pre-existing and worsening during pregnancy; and women who begin to develop OSA related to weight gain and airway changes during pregnancy. Pre-pregnancy obesity and pregnancy weight gain are risk factors for sleep apnea during pregnancy. Studies have shown that apnea during pregnancy not only affects the mother such as hypertension, cardiovascular events, gestational diabetes but also affects the fetus such as restricting fetal growth, fetal heart disorder.
NGƯNG THỞ KHI NGỦ