THĂM DÒ VÀ ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 118 - 119)

RỐI LOẠN GIẤC NGỦTRONG DỊCH COVID-19

ThS.BS. Vũ Trần Thiên Quân

Phó chủ tịch Chi Hội ngày và ngưng thở khi ngủ Việt Nam

Phó tởng thư ký Hội Y học Giấc ngủ Việt Nam

Khoa TDCN hô hấp –BV Đại học Y Dược TP.HCM

BM Sinh lý – SLB MD - Đại học Y Dược TP.HCM

Nhìn chung, sự bùng phát của COVID-19 đã đặt ra những thách thức lớn đối với việc cung cấp các dịch vụ giấc ngủ. Các hướng dẫn dựa trên bằng chứng hoặc các đồng thuận còn khá hạn chế. Các phương pháp phòng ngừa và kiểm sốt nhiễm trùng tốt nhất và tối ưu hóa phác đồ chẩn đoán và điều trị rối loạn giấc ngủ trong đợt bùng phát này cần được xây dựng dựa trên tình hình dịch bệnh, nguồn lực y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe của địa phương.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ giấc ngủ cần có chiến lược hoạt động như ưu tiên bệnh nhân, sàng lọc, xét nghiệm chẩn đoán, giãn cách, kiểm soát nhiễm khuẩn và giám sát theo dõi. Các mục tiêu là bảo vệ bệnh nhân và nhân viên khỏi tiếp xúc với virus, giải thích các hạn chế về nhân viên, trang thiết bị và không gian cần thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân COVID-19 và cung cấp khả năng tiếp cận chăm sóc cho bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính và mạn tính.

Đo ngưng thở khi ngủ tại nhà (HSAT) nên được ưu tiên sử dụng khi chẩn đoán ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Có thể xem xét sử dụng thiết bị HSAT dùng một lần nếu khả thi. Trong quá trình chuẩn độ PAP, kỹ thuật viên phải mặc PPE thích hợp (khẩu trang N95, tấm che mặt, áo choàng và găng tay) và nên chỉ chuẩn độ một bệnh nhân mỗi đêm để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

RI LON GIC NG NHI KHOA

Một phần của tài liệu ABSTRACT VSSM (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)