Top 20 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 65 - 71)

STT Thị trường Năm 2016 Năm 2015 +/-(%) Năm 2016

so với năm 2015 Tổng kim ngạch 7.053.125.559 6.572.600.346 +7,31 1 Hoa Kỳ 1.435.696.982 1.308.679.448 +9,71 2 Nhật Bản 1.098.506.308 1.035.030.665 +6,13 3 Trung Quốc 685.094.998 450.775.973 +51,98 4 Hàn Quốc 607.963.122 571.933.896 +6,30 5 Thái Lan 242.921.185 216.171.598 +12,37 6 Anh 205.136.588 200.497.512 +2,31 7 Hà Lan 204.408.016 167.373.159 +22,13 8 Australia 186.402.813 171.258.272 +8,84 9 Canada 183.533.063 190.552.170 -3,68 10 Đức 176.324.232 188.820.139 -6,62 11 Hồng Kông 151.221.040 150.388.116 +0,55 12 Italia 135.662.600 115.586.521 +17,37 13 Bỉ 123.681.763 110.623.671 +11,80 14 Đài Loan 105.711.814 117.842.345 -10,29 15 Singapore 99.185.522 103.224.744 -3,91 16 Nga 95.924.895 79.391.164 +20,83 17 Mexico 95.509.186 109.405.326 -12,70 18 Pháp 94.607.092 109.372.602 -13,50

19 Tây Ban Nha 85.283.756 91.627.252 -6,92

STT Thị trường Năm 2016 Năm 2015 +/-(%) Năm 2016 so với năm 2015

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2016.

Mặc dù XK thủy sản sang Nga đã tăng trưởng 20,8% trong năm 2015 -2016, tuy nhiên, giá trị XK sang thị trường Nga chỉ chiếm 1,36% tổng kim ngạch XK của thủy sản Việt Nam trong năm 2016, con số này trong năm 2015 là 1,2% - một con số quá nhỏ, không tương xứng với năng lực ngành thủy sản Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga. Kim ngạch XK thủy sản sang Nga thậm chí cịn kém hơn so với các thị trường nhỏ như Singapore hay Đài Loan, và chỉ bằng khoảng 1/12 kim ngạch mà Việt Nam XK sang các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Nhật Bản (Tổng cục Hải quan, 2016).

Mặc dù kim ngạch XK nhỏ nhưng xét trên tổng thể hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nga trong 10 năm qua, có thể nói, thủy sản vẫn ln là nhóm hàng đóng góp vai trị quan trọng. Tuy nhiên, tỷ trọng của thủy sản XK trong tổng kim ngạch XK hàng hóa sang Nga của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần.

Một vấn đề khác cần đánh giá là vai trò của Việt Nam trong thị phần tại thị trường Nga. Được xếp hạng thứ 5 trong số các quốc gia XK nhiều nhất sang Nga, nhưng Việt Nam chỉ chiếm 6,4% thị phần tại nước này, bằng ¼ thị phần của Chile – nước đang đứng đầu XK thủy sản vào Nga.

2350.0% 2010.0% 15.5% 7.4% 6.4% 27.1%

Chile Quần đảo Faroe Trung Quốc Belarus Việt Nam Các nước khác

Nguồn: ITC Trademap, 2016

Theo thống kê của Trademap, kim ngạch XK của Việt Nam vào Nga là 88,5 triệu USD, trong khi đó, kim ngạch XK của Trung Quốc là 215,8 triệu USD gấp 2,43 lần Việt Nam và của Chile là 327,2 triệu USD gấp 3,7 lần Việt Nam. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực khai thác cơ hội nhiều hơn nữa ở thị trường này, cố gắng cải thiện và chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn.

2.2. Cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga.

2.2.1. Mở rộng thị trường

FTA giữa Việt Nam và EAEU được ký kết đã mở rộng cánh cửa vào thị trường cho thủy sản Việt Nam. Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa XK của Việt Nam vào thị trường Nga mới chỉ tới được thành phố lớn, thêm vào đó, thị trường Nga lại có nhu cầu tiêu thụ cao đối với những mặt hàng mà Việt Nam hồn tồn có khả năng XK như cá tra, cá basa, tôm, mực. Hiệp định đã tạo mơi trường kinh doanh thơng thống và ổn định hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước trong khối, vốn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nhiều.

 Đối với mặt hàng cá tra

2012 - 2016 2012 2013 2014 2015 2016 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000

Thế giới Việt Nam

Nghìn USD

Nguồn: ITC Trademap

Từ biểu đồ trên có thể thấy mặc dù kim ngạch nhập khẩu cá tra của Nga có tăng giảm biến động không đồng đều qua các năm nhưng cá tra của Việt Nam luôn chiếm thị phần lớn, hầu như chiếm trọn thị trường cá tra của Nga.

Cá tra từ lâu là mặt hàng truyền thống và đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động XK thủy sản sang Nga với hơn 50% kim ngạch XK thủy sản vào Nga là cá tra phile. Trong những năm gần đây, sản phẩm cá tra phile NK được cung cấp cho người tiêu dùng Nga hầu hết đều từ Việt Nam. Ngồi Việt Nam cịn có Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan cung cấp sản phẩm cá tra phile, tuy nhiên với mức giá trị kim ngạch không đáng kể. Như vậy, với việc chiếm lĩnh hầu hết thị phần của sản phẩm này, và có thêm ưu đãi thuế quan từ FTA, mặt hàng cá tra phile được kì vọng rất nhiều sẽ phát triển và thâm nhập thị trường Nga hơn nữa. Theo VASEP, báo cáo thị trường Nga năm 2017 thì tỷ trọng NK cá tra phile đông lạnh năm 2016 đã tăng 6% so với năm 2015, đây là một tín hiệu đáng mừng cho các DN cá tra Việt Nam.

 Đối với mặt hàng tôm

Trong giai đoạn 2007 - 2013, Việt Nam đứng ở vị trí từ thứ 5 - 6 trong tốp các nguồn cung tơm chính cho Nga, sau đó, từ năm 2014 - 2016, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ tư. Năm 2016, top 5 nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nga gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Greenland, Việt Nam và Ecuador. Trung Quốc dẫn đầu chiếm 23,6% tổng

NK tôm của Nga. Ấn Độ, Greenland, Việt Nam và Ecuador lần lượt chiếm 19,5%; 18%; 11,5% và 10% (VASEP, 2017).

Rõ ràng sau khi FTA giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực, tơm Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và có vị trí nhất định với người tiêu dùng Nga. Sản phẩm tơm của Việt Nam càng có nhiều cơ hội hơn khi mà thuế suất với mặt hàng này về 0%, trong khi các nhà cung cấp châu Á XK tôm sang thị trường Nga đều phải chịu thuế 3,13% (VASEP, 2017).

 Đối với mặt hàng cá ngừ

Thị trường tiêu thụ cá ngừ tại Nga hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Mặc dù Nga không phải là thị trường NK cá ngừ lớn trên thế giới, tuy nhiên nước này lại thị trường NK mới nổi đáng quan tâm. NK cá ngừ của nước này đã tăng từ 3.400 tấn lên 7.500 tấn trong 10 năm qua (2007 – 2016). Giá trị NK tăng từ 7,1 triệu USD lên 29,5 triệu USD trong giai đoạn này (VASEP, 2017). Hơn nữa, tại thị trường này, cá ngừ đang được định vị trong phân khúc cao cấp và trung lưu, nhưng thực tế lại là một sản phẩm cao cấp. Nguyên nhân là do 100% các sản phẩm cá ngừ được NK từ nước ngồi nên ít bị ảnh hưởng bởi tác động từ khủng hoảng kinh tế.

Trung Quốc và Indonesia là những nguồn cung thăn/philê cá ngừ đông lạnh lớn nhất cho thị trường Nga. Nếu những năm trước, Indonesia là nước dẫn đầu về XK mặt hàng này sang đây, từ năm 2014 – 2016, XK mặt hàng này của Indonesia sang đây giảm mạnh, còn XK của Việt Nam và Trung Quốc tăng liên tục. Hiện nay Việt Nam hiện đang dẫn đầu về XK mặt hàng này sang Nga, chiếm tới hơn 61% tổng khối lượng NK dòng sản phẩm này của Nga. Có thể nói rằng, những lợi ích mà Hiệp định mang lại đã góp phần mở rộng thị phần của cá ngừ tại Nga.

2.2.2. Nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt Nam

Tham gia vào thị trường hàng hóa Nga, hàng XK Việt Nam phải tuân theo các quy định và cam kết liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), các quy đinh về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), quy định về nhãn mắc sản phẩm... của nước này. Những quy định và cam kết đó buộc các sản phẩm XK Việt Nam phải nâng cao về mặt chất lượng và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường để tồn tại và cạnh tranh được với các nước XK

khác. Chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng hàng thủy sản XK trong thời gian qua đã tiến bộ rất lớn. Năm 2014, một số DN của Việt Nam bị Nga tạm đình chỉ, khơng cho phép XK vào nước này. Trước tình hình đó, các DN Việt đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cũng đã có hướng dẫn các DN thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Liên bang Nga và Liên minh Hải quan trong chế biến và XK các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này. Sau một thời gian kiểm định kỹ càng, tháng 10/2014, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã thơng báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ NK thủy sản và cịn cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam XK thủy sản vào thị trường này.Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá tốt về giá cả và chất lượng. Nâng cao chất lượng hàng XK đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của thị trường là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy XK hàng thủy sản.

2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết đã mở ra cánh cửa cho thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Nga. Việc đàm phán, ký kết và thực hiện hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại thị trường Nga. Nhờ các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủy sản của Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận thị trường Nga. Sau gần nửa năm có hiệu lực, FTA giữa EAEU và Việt Nam đã mang đến một số điểm sáng trong hợp tác kinh tế Việt – Nga, cụ thể, XK sang Nga đã tăng khoảng 20%, dẫn lời của Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh tại cuộc tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển” tổ chức ngày 4/3/2017.

Đặc biệt, FTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành thủy sản khi mà thủy sản là nhóm hàng có lợi thế nhất khi XK sang thị trường này, sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan ngay lập tức khi hiệp định có hiệu lực. Thuế XK thủy sản sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 5,63% hiện nay. Thuế suất thuế NK ưu đãi (MFN) trung bình của Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đối với thủy sản hiện nay là 10%,

cũng được giảm về 0%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)