2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga
2.1.1. Khái quát chung tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
2.1.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Theo VASEP về tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, sản lượng thủy sản của Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của Chính phủ, hoạt động ni trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình qn đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước, phục vụ chủ yếu cho hoạt động XK. Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy hải sản tự nhiên và trình độ của hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động đánh bắt tăng khá thấp trong các năm qua với mức tăng trung bình 6,42%. Chủ trương phát triển của ngành thủy sản hướng về XK, luôn coi XK là hướng phát triển mũi nhọn và ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, mọi nguồn lực và đầu tư đều tập trung cho XK. Thật vậy, XK thủy sản đã có những bước tiến vượt bậc trong gần 20 năm qua. Kim ngạch XK thủy sản từ mức thấp chỉ đạt 550 triệu vào năm 1995, đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân đạt 15,6%.
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015 2001 – 2015
Đơn vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản (Triệu USD)
Tăng trưởng Mức tăng so với năm
trước (Triệu USD)
Tốc độ tăng so với năm trước (%)
2001 1.816,40 337,90 22,9%
2002 2.035,70 219,30 12,1%
2003 2.216,00 180,30 8,9%
Năm Kim ngạch xuất khẩu
thủy sản (Triệu USD)
Tăng trưởng Mức tăng so với năm
trước (Triệu USD)
Tốc độ tăng so với năm trước (%) 2005 2.739,00 338,00 14,1% 2006 3.348,29 609,29 22,2% 2007 3.762,67 414,38 12,4% 2008 4.509,42 746,75 19,8% 2009 4.251,30 (258,12) -5,7% 2010 5.033,73 782,43 18,4% 2011 6.117,90 1.084,18 21,5% 2012 6.179,08 61,18 1,0% 2013 6.772,27 539,19 9,6% 2014 7.889,70 1.117,43 16,5% 2015 6.824,59 (1.065,11) -14,5%
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn tài nguyên thủy sản giàu có và phong phú trong khu vực và trên thế giới, được coi là một trong những nước có ngành thủy sản phát triển nhanh. Trong giai đoạn 2001 – 2015, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng nhanh, trung bình 11,17%/năm (xem bảng 1.2). Theo như đánh giá của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới (FAO), Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đứng đầu về sản lượng đánh bắt thủy sản trong Đông Nam Á, đứng thứ 4 (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia) về sản lượng và kim ngạch XK thủy sản.
2.1.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
Trong giai đoạn 2011 – 2015, cơ cấu XK thủy sản chính của Việt Nam chủ yếu là tơm, hàng thủy sản khô, mực và bạch tuộc và các thủy sản khác.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015Đơn vị:% Đơn vị:% Tôm, 44,92% Cá tra, 23,81% Cá ngừ, 6,92% Mực và bạch tuộc, 6,53% Hải sản khác, 17.81% Nguồn: VASEP.
Trong năm 2015, mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản sụt giảm mạnh nhưng tôm tiếp tục giữ ngôi vị số 1 với tỷ trọng giá trị XK 44% (giảm so với năm 2014 là 50,2%), trong khi cá tra, cá ngừ, hải sản khác chiếm tỷ trọng cáo hơn với năm ngoái: cá tra từ 22% lên 24%, cá ngừ từ 6,1% lên 7%.
Năm 2015, tơm chính thức là mặt hàng giảm mạnh nhất với 25% và chiếm 44%. Trong đó, XK tơm chân trắng vẫn chiếm 58%, giảm 25% so với năm ngối. Xuất khẩu tơm sú chiếm 33%, giảm 29%. Xuất khẩu sang các thị trường chính đều giảm đáng kể: Mỹ (giảm 39%), EU (giảm 19%), Nhật Bản (21%), Trung Quốc ( giảm 19%), Hàn Quốc (giảm 24%).
Xuất khẩu cá tra có xu hướng giảm liên tục theo các tháng trong năn 2015, giảm 10% so với năm 2014, chiếm 24% tổng giá trị XK. Hầu hết các thị trường chính đều giảm, trong đó EU giảm 15%, Mỹ giảm 4,5%, Mexico giả 10%... Riêng XK sang Trung Quốc duy trì tăng trưởng ổn định 50%.
Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay, năm 2015 giảm 3% so với năm ngoái. Thị trường EU và Nhật Bản đều giảm sâu (lần lượt
giảm 20% và 10%). Đồng EURO và đồng Yên mất giá làm các nhu cầu NK vào 2 thị trường này yếu hơn sau khi sụt giảm mạnh trong 2 năm qua. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 9% có thể do đồng USD tăng giá khiến các doanh nghiệp chuyển hướng sang thị trường này.
Xuất khẩu mực bạch tuộc năm 2015 giảm gần 11% so với năm ngoái, chiếm 6% giá trị XK. Xuất khẩu tại các thị trường chính đều giảm đáng kể: Hàn Quốc giảm 5%, EU giảm 26%, ASEAN giảm 12%, Nhật Bản giảm 7%. Các đồng nội tệ tại các thị trường tiêu thụ chính giảm khiến NK của các nước này giảm, trừ Mỹ (Thu Hiền, 2015).
2.1.1.3. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều đơn vị kinh doanh thủy sản XK có uy tín trên thị trường thế giới. Với 393 doanh nghiệp được EU công nhận, được XK thủy sản vào thị trường này và 515 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc, 518 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc , 35 doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường CHLB Nga và nhiều thị trường khác. Ngành thủy sản đã và đang nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao trình độ cơng nghệ chế biến trên cơ sở đáp ứng những đòi hỏi ngày càng khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường thủy sản thế giới.
Một số công ty xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam được nước ngồi biết đến có thể kể tên như: Minh Phu Seafoof Corp, Hung Vuong Co.JSC, Vinh Hoan Corp, Navico, Quoc Viet Co.Ltd, Camimex, Truong Son Corp. Các cơng ty này đang ngày càng hồn thiện mình để thích ứng với những địi hỏi và u cầu ngày càng khắt khe về chất lượng và đã có được những vị trí nhất định trên thị trường thủy sản thế giới thông qua việc cung cấp các loại thủy sản phong phú và chất lượng cao.
2.1.1.4. Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam đang được đánh giá là một trong 20 nước có sản lượng đánh bắt thủy sản lớn và đứng thứ 21 trong số các nước XK thủy sản lớn nhất trên thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 về sản lượng sản xuất (sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia) và đứng thứ 4 về sản lượng XK (sau Thái Lan, Indonesia và Singapore) (FAO, 2014).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang chú trọng và không ngừng nỗ lực trong việc tăng cường mở rộng thị trường XK thủy sản và đã đạt được những thành công to lớn. Trong những năm đầu tiên, Việt Nam chỉ XK qua hai thị trường trung gian là Hồng Kơng và Singapore thì đến nay sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 163 quốc gia trên thế giới và được đánh giá rất cao. Thị trường XK thủy sản chính của Việt Nam là EU, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hông Kông, Singapore, Đài Loan, ASEAN, Nga và Đông Âu,…
Việc thâm nhập vào các thị trường XK của các mặt hàng thủy sản Việt Nam thời gian qua có được sự thành cơng là nhờ chủ trương chính sách tăng cường mở cửa, đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường XK trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước