1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga
1.4.2. Tình hình sản xuất và nhập khẩu thủy sản của Nga
1.4.2.1. Tình hình sản xuất
Ngành thủy sản ở Nga được chia thành 3 phân ngành nhỏ bao gồm: đánh bắt hải sản, đánh bắt thuỷ sản nội địa và nuôi trồng thủy sản. Đánh bắt hải sản được tính theo lượng đánh bắt tại vùng đặc quyền kinh tế của Nga, vùng biển chia sẻ quyền khai thác với các nước khác và vùng biển thuộc hải phận quốc tế. Đánh bắt thủy sản nội địa được tính theo lượng đánh bắt ở vùng nước ngọt và các vùng biển Caspi, Azov và biển Đen. Cịn ni trồng thủy sản được tính theo lượng thủy sản ni trồng từ các sông, hồ, bể nuôi cá địa phương.
Nga sở hữu lợi thế lớn trong ngành thủy sản, đó là nguồn tài nguyên nước phong phú, thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản với hơn 20 triệu héc-ta ao hồ, khoảng 5 triệu héc-ta hồ chứa nước, gần 0,5 triệu héc-ta vùng biển ngoài khơi, hơn 1 triệu héc-ta hồ nơng nghiệp và gần 150 nghìn héc-ta ngư trường khai thác. Bên cạnh đó, tổng diện tích vùng biển ngồi khơi ở Barents, biển Trắng, Avoz, biển Đen, biển Caspi và vùng biển Viễn Đơng ước tính lên đến 38 triệu héc-ta. Tuy nhiên, sản xuất thủy sản ở Nga còn chưa phát triển và mới chỉ sử dụng được một phần rất nhỏ nguồn tài nguyên lợi thế của mình. Hiện nay, tại Nga diện tích các trang trại ni cá mới chỉ chiếm khoảng 110 nghìn ha ao hồ và 25 nghìn ha vùng biển ngồi khơi, chiếm chưa đến 1% nguồn tài nguyên nước của Nga (VASEP, 2017).
Ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản tại Nga hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng dồi dào về tài nguyên thiên nhiên của Nga và cũng không đáp
ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga hiện được dự báo ở mức 160 nghìn tấn, chỉ chiếm 3 – 4 % tổng lượng thủy hải sản của nước này, và sản lượng thủy hải sản của Nga chỉ chiếm 0,2% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới, một con số nhỏ trái ngược với nguồn tài nguyên phong phú của Nga (VASEP, 2017).
Biểu đồ 1.2: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Nga 2010 – 2016
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 84.2 88.3 97.7 103.8 119.9 97.8 130.7
Sản lượng ni trồng thủy sản của Nga
Sả n lư ợ n g (N gh ìn t ấn )
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017.
Các loài khai thác chính của Nga bao gồm cá minh thái Alaska (35 - 40%), tiếp đến là cá tuyết Đại Tây Dương và Thái Bình Dương (11%) và cá trích (8 - 10%). Trong khi cá hồi chiếm 9%, các loài khác bao gồm cá thu, cá trứng, cá thu đao, cá bơn và cua là những loài quan trọng để chế biến và tiêu thụ phổ biến ở Nga.
Sản lượng khai thác thủy sản của Nga có thời kỳ đỉnh cao là vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, sản lượng nhiều nhất là khoảng 8 triệu tấn. Tuy nhiên, bước vào thế kỷ 20, sản lượng khai thác sụt giảm chỉ còn một nữa, và dao động từ 3 – 4 triệu tấn. Năm 2015 tổng sản lượng khai thác thủy sản của Nga tăng hơn 4% so với năm 2014 đạt 4,41 triệu tấn (VASEP, 2017).
Biểu đồ 1.3: Sản lượng khai thác thủy sản của Nga qua các năm
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017
Từ sau lệnh cấm vận thực phẩm có hiệu lực vào tháng 8 năm 2014, một trong những trọng tâm chính sách của Nga là phát triển ngành thủy sản với mục tiêu không chỉ là lấp chỗ trống của thủy sản NK mà còn là gia tăng sản lượng thủy sản XK lên đến 80% vào năm 2020. Chính phủ đã thơng báo việc cải thiện ngành nuôi trồng thủy sản như là một ưu tiên bậc nhất của ngành công nghiệp, đồng thời đưa ra rất nhiều chính sách cũng như sáng kiến, biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. Để hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản. Cục thủy sản liên bang Nga đang xây dựng chương trình ni trồng thủy sản thương mại giai đoạn 2015-2020, mục tiêu trọng tâm của chương trình là tăng sản xuất ni trồng thủy sản và vật nuôi.
Năm 2016, Nga quyết định tiếp tục tổ chức lại toàn diện ngành thủy sản, từ việc cải thiện quản lý nguồn lực để tăng chế biến và địa phương phân phối. Chính phủ Nga đã nỗ lực thực hiện những cải cách này thông qua một số Nghị quyết của chính phủ và các quy tắc để cải thiện quy định và tính minh bạch. Tuy nhiên, các tàu khai thác, đánh bắt lạc hậu cùng với cơ sở hạ tầng cảng cá kém phát triển, các rào cản hành chính, và thiếu đầu tư vẫn là trở ngại chính cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại nước này. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Nga cũng đang bị cản trở, nguyên nhân từ các vấn đề tồn tại từ thời Liên Xô cũ - như thiếu năng lực chế biến, khu vực khai thác cách xa các trung tâm tiêu thụ, hạn chế cơ sở hạ tầng giao thông, thiếu quan tâm đến sự phát triển của ni trồng thủy sản.
1.4.2.2. Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nga
a. Kim ngạch nhập khẩu
Giá trị NK thủy sản của Nga tăng liên tục trong từ năm 2010 đến 2013, nhưng sau đó giảm mạnh do lệnh cấm NK của chính phủ nước này từ tháng 8/2014. Trong năm 2012, Nga đã NK 2,55 tỉ USD tổng giá trị thủy sản các loại, trở thành nước NK thủy sản lớn thứ 16 trên toàn thế giới. Đến năm 2013, kim ngạch NK thủy sản của Nga đạt 3 tỉ USD, tăng 450 triệu USD so với năm 2012 (Irish Food Board, 2014).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, NK thủy sản của thị trường Nga đang giảm, nguyên ngân bắt nguồn từ suy giảm kinh tế cũng như do lệnh cấm NK của chính phủ Nga. Trong các năm 2015, 2016, lượng NK thủy sản của Nga đã giảm xuống mức thấp nhấp trong vòng 10 năm qua.
Biểu đồ 1.4: Kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 – 2016
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000
Nhập khẩu thủy sản của Nga 2010 - 2016
Nhập khẩu thủy sản của Nga (Nghìn đơ la Mỹ)
Nghìn đơ la Mỹ
Nguồn: ITC Trademap
Từ biểu đồ trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu thủy sản của Nga đã có sự tăng trưởng trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, đạt mức cao nhất là 2,86 tỷ USD. Hai năm tiếp chứng kiến sự sụt giảm mạnh mẽ của kim ngạch thủy sản NK, chạm mức thấp nhất trong vòng 10 năm, chỉ còn 1,35 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2016, lượng NK thủy sản của Nga vẫn ở mức thấp, chỉ tăng so với năm 2015 là 40 triệu USD.
b. Thị trường nhập khẩu
Các thị trường truyền thống cung cấp thủy sản cho Nga là Na Uy, Trung Quốc, Chile,.. Trước lệnh cấm vận năm 2014, Na Uy là nhà cung cấp hàng đầu với thị phần 19%, tiếp theo là Trung Quốc với 14% cổ phần với Chilê là nhà cung cấp lớn thứ 3 với 13,5% thị phần NK cá của Nga. Tuy nhiên trong năm 2016, top 10 nước XK lớn nhất vào Nga đã có sự thay đổi đáng kể với những nhà cung cấp mới. (VASEP, 2017).
Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016.Nước XK Nước XK sang Nga Giá trị XK (nghìn USD) Thị phần (%)
Tăng trưởng giá trị XK 2012 - 2016
(%)
Tăng trưởng giá trị XK 2015 - 2016
(%)
Thế giới 1,392,037 100 -17 3
Chile 327,277 23.5 24 0 Quần đảo Faroe 280,054 20.1 42 1 Trung Quốc 215,837 15.5 -6 29 Belarus 103,074 7.4 47 10 Việt Nam 88,528 6.4 2 16 Greenland 75,118 5.4 358 27
Nguồn: ITC Trademap
Từ bảng trên có thể thấy, Chile đã vươn lên đứng đầu với giá trị XK sang Nga đạt 327,3 triệu USD. Tiếp theo là quần đảo Faroe, một cái tên mới hoàn toàn trong top 10, cung cấp 1/5 sản lượng thủy sản nhập khẩu của Nga. Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ ba, theo sau là các nhà cung cấp như Belarus, Việt Nam, Greenland…
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015.
80 8 6 3.4 2 0.6
Các mặt hàng nhập khẩu của Nga
Cá đông lạnh Cá phi lê Cá tươi/ướp lạnh
Tôm Nhuyễn thể Sản phẩm còn lại
Nguồn: Norway Innovation, Báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống Nga, 2015.
Từ năm 2009 đến nay, các mặt hàng NK chủ yếu của Nga là các mặt hàng cá (sống, tươi/ướp lạnh, đông lạnh, phi lê, muối/khơ), tơm và nhuyễn thể. Trong đó, thị trường Nga NK mặt hàng cá đông lạnh nhiều nhất, chiếm gần 80% tổng khối lượng thủy sản NK. Tiếp theo là cá phi lê (8%), cá tươi/ướp lạnh (6%), tôm (3,4%) và nhuyễn thể (2%). Các nhóm sản phẩm cịn lại (cá sống và cá muối/khơ) chiếm chưa đến 1% (Norway Innovation, 2015).