Cơ hội đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 67)

2.2.1. Mở rộng thị trường

FTA giữa Việt Nam và EAEU được ký kết đã mở rộng cánh cửa vào thị trường cho thủy sản Việt Nam. Thị trường Nga là một thị trường rộng lớn, thời gian vừa qua, hầu hết hàng hóa XK của Việt Nam vào thị trường Nga mới chỉ tới được thành phố lớn, thêm vào đó, thị trường Nga lại có nhu cầu tiêu thụ cao đối với những mặt hàng mà Việt Nam hồn tồn có khả năng XK như cá tra, cá basa, tôm, mực. Hiệp định đã tạo mơi trường kinh doanh thơng thống và ổn định hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước trong khối, vốn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng nhiều.

 Đối với mặt hàng cá tra

2012 - 2016 2012 2013 2014 2015 2016 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000

Thế giới Việt Nam

Nghìn USD

Nguồn: ITC Trademap

Từ biểu đồ trên có thể thấy mặc dù kim ngạch nhập khẩu cá tra của Nga có tăng giảm biến động khơng đồng đều qua các năm nhưng cá tra của Việt Nam luôn chiếm thị phần lớn, hầu như chiếm trọn thị trường cá tra của Nga.

Cá tra từ lâu là mặt hàng truyền thống và đóng vai trị chủ đạo trong hoạt động XK thủy sản sang Nga với hơn 50% kim ngạch XK thủy sản vào Nga là cá tra phile. Trong những năm gần đây, sản phẩm cá tra phile NK được cung cấp cho người tiêu dùng Nga hầu hết đều từ Việt Nam. Ngồi Việt Nam cịn có Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan cung cấp sản phẩm cá tra phile, tuy nhiên với mức giá trị kim ngạch không đáng kể. Như vậy, với việc chiếm lĩnh hầu hết thị phần của sản phẩm này, và có thêm ưu đãi thuế quan từ FTA, mặt hàng cá tra phile được kì vọng rất nhiều sẽ phát triển và thâm nhập thị trường Nga hơn nữa. Theo VASEP, báo cáo thị trường Nga năm 2017 thì tỷ trọng NK cá tra phile đông lạnh năm 2016 đã tăng 6% so với năm 2015, đây là một tín hiệu đáng mừng cho các DN cá tra Việt Nam.

 Đối với mặt hàng tôm

Trong giai đoạn 2007 - 2013, Việt Nam đứng ở vị trí từ thứ 5 - 6 trong tốp các nguồn cung tơm chính cho Nga, sau đó, từ năm 2014 - 2016, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ tư. Năm 2016, top 5 nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nga gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Greenland, Việt Nam và Ecuador. Trung Quốc dẫn đầu chiếm 23,6% tổng

NK tôm của Nga. Ấn Độ, Greenland, Việt Nam và Ecuador lần lượt chiếm 19,5%; 18%; 11,5% và 10% (VASEP, 2017).

Rõ ràng sau khi FTA giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực, tơm Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và có vị trí nhất định với người tiêu dùng Nga. Sản phẩm tơm của Việt Nam càng có nhiều cơ hội hơn khi mà thuế suất với mặt hàng này về 0%, trong khi các nhà cung cấp châu Á XK tôm sang thị trường Nga đều phải chịu thuế 3,13% (VASEP, 2017).

 Đối với mặt hàng cá ngừ

Thị trường tiêu thụ cá ngừ tại Nga hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển cho sản phẩm cá ngừ Việt Nam. Mặc dù Nga không phải là thị trường NK cá ngừ lớn trên thế giới, tuy nhiên nước này lại thị trường NK mới nổi đáng quan tâm. NK cá ngừ của nước này đã tăng từ 3.400 tấn lên 7.500 tấn trong 10 năm qua (2007 – 2016). Giá trị NK tăng từ 7,1 triệu USD lên 29,5 triệu USD trong giai đoạn này (VASEP, 2017). Hơn nữa, tại thị trường này, cá ngừ đang được định vị trong phân khúc cao cấp và trung lưu, nhưng thực tế lại là một sản phẩm cao cấp. Nguyên nhân là do 100% các sản phẩm cá ngừ được NK từ nước ngồi nên ít bị ảnh hưởng bởi tác động từ khủng hoảng kinh tế.

Trung Quốc và Indonesia là những nguồn cung thăn/philê cá ngừ đông lạnh lớn nhất cho thị trường Nga. Nếu những năm trước, Indonesia là nước dẫn đầu về XK mặt hàng này sang đây, từ năm 2014 – 2016, XK mặt hàng này của Indonesia sang đây giảm mạnh, còn XK của Việt Nam và Trung Quốc tăng liên tục. Hiện nay Việt Nam hiện đang dẫn đầu về XK mặt hàng này sang Nga, chiếm tới hơn 61% tổng khối lượng NK dịng sản phẩm này của Nga. Có thể nói rằng, những lợi ích mà Hiệp định mang lại đã góp phần mở rộng thị phần của cá ngừ tại Nga.

2.2.2. Nâng cao chất lượng hàng thủy sản Việt Nam

Tham gia vào thị trường hàng hóa Nga, hàng XK Việt Nam phải tuân theo các quy định và cam kết liên quan đến chất lượng sản phẩm, quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), các quy đinh về hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT), quy định về nhãn mắc sản phẩm... của nước này. Những quy định và cam kết đó buộc các sản phẩm XK Việt Nam phải nâng cao về mặt chất lượng và đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường để tồn tại và cạnh tranh được với các nước XK

khác. Chúng ta có thể nhận thấy rằng chất lượng hàng thủy sản XK trong thời gian qua đã tiến bộ rất lớn. Năm 2014, một số DN của Việt Nam bị Nga tạm đình chỉ, khơng cho phép XK vào nước này. Trước tình hình đó, các DN Việt đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cũng đã có hướng dẫn các DN thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Liên bang Nga và Liên minh Hải quan trong chế biến và XK các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này. Sau một thời gian kiểm định kỹ càng, tháng 10/2014, Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã thông báo gỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ NK thủy sản và cịn cho phép thêm một số doanh nghiệp Việt Nam XK thủy sản vào thị trường này.Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản XK của Việt Nam hiện nay được đánh giá là khá tốt về giá cả và chất lượng. Nâng cao chất lượng hàng XK đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của thị trường là một trong những điều kiện tiên quyết thúc đẩy XK hàng thủy sản.

2.2.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết đã mở ra cánh cửa cho thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Nga. Việc đàm phán, ký kết và thực hiện hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại thị trường Nga. Nhờ các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủy sản của Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận thị trường Nga. Sau gần nửa năm có hiệu lực, FTA giữa EAEU và Việt Nam đã mang đến một số điểm sáng trong hợp tác kinh tế Việt – Nga, cụ thể, XK sang Nga đã tăng khoảng 20%, dẫn lời của Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh tại cuộc tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển” tổ chức ngày 4/3/2017.

Đặc biệt, FTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành thủy sản khi mà thủy sản là nhóm hàng có lợi thế nhất khi XK sang thị trường này, sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan ngay lập tức khi hiệp định có hiệu lực. Thuế XK thủy sản sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 5,63% hiện nay. Thuế suất thuế NK ưu đãi (MFN) trung bình của Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đối với thủy sản hiện nay là 10%,

cũng được giảm về 0%.

Bảng 2.6: Thuế suất một số mặt hàng XK vào Nga năm 2016

Cá ngừ phile đông lạnh (hS 030487) Cá ngừ (hS 160414)

Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)

Việt Nam 0 Việt Nam 9,38

Trung Quốc 3,75 Trung Quốc 9,38 Thái Lan 3,75 Hàn Quốc 9,38 Indonesia 3,75 Indonesia 9,38 Phile cá tra đông lạnh (hS 030462) Tôm (hS 030617)

Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)

Việt Nam 0 Trung Quốc 3,13

Trung Quốc 3,75 Ấn Độ 3,13

Belarus 0 Việt Nam 0

Kazakhstan 0 Thái Lan 3,13

mực (hS 030749) nthmv (hS 160556)

Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)

Trung Quốc 5,41 Trung Quốc 7,35 Thái Lan 5,41 Thái Lan 7,35

Việt Nam 5 Việt Nam 7,35

Ấn Độ 5,41 Chile 7,35

Nguồn: Báo cáo thị trường, VASEP, 2017

Việc giảm mức thuế hàng thủy sản NK vào Nga giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, nhất là khi trong những năm gần đây, sau 2014, giá dầu giảm

đã làm cho giá trị đồng Rúp giảm mạnh, lạm phát ở Nga tăng cao, dẫn đến giá cả các mặt hàng, bao gồm cả mặt hàng thủy sản tăng cao, đồng thời cũng khiến cho chi tiêu của người dân Nga bị hạn chế lại. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thủy sản ở Nga vẫn giữ ngun khơng giảm so với các năm trước. Do đó giá thành là yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng tại Nga. Nhờ việc cắt giảm hầu hết các dòng thuế về 0%, chi phí sản xuất của các sản phẩm thủy sản cũng giảm xuống một cách đáng kể, từ đó giá thành sản phẩm cũng được giảm xuống. Từ đó, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam có thể thu hút được người tiêu dùng tại Nga, có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Việt Nam cũng là nước đầu tiên ký kết FTA với khu vực liên minh kinh tế Á – Âu và được hưởng các ưu đãi thuế quan từ thị trường này. Rõ ràng, đây là một điều kiện thuận lợi đem đến nhiều cơ hội cho hoạt động XK thủy sản của Việt Nam. So vơi các quốc gia khác, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc được tiếp cận thị trường một cách tự do và được bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các DN Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời, môi trường kinh doanh thơng thống, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tư, qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các DN và nền kinh tế của chúng ta.

Theo VASEP, trong các mặt hàng thủy sản XK, cá tra là mặt hàng được hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định này. Kim ngạch XK cá tra 9 tháng đầu năm 2016 sau khi ký kết hiệp định đã tăng trưởng gần 7% về sản lượng và trị giá XK, đạt gần 1,2 tỷ USD.

Nguồn: Tổng cục hải quan, 2015

Qua biểu đồ trên, những tháng cuối năm 2014 và quý I/2015, cá tra đông lạnh của Việt Nam dường như thắng thế hơn so với sản phẩm cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc khi giá NK thấp hơn từ 1-1,2 USD/kg. Từ sau 10/2015, khi FTA giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực, sản phẩm cá tra Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan về 0%, tạo ra lợi thế cạnh tranh nhiều hơn nữa cho Việt Nam.

2.3. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga

Song hành cùng với cơ hội là những thách thức không nhỏ được đặt ra đối với thủy sản Việt Nam khi tham gia vào thị trường Nga. Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ.

Bên cạnh những cơ hội và tích cực trong vấn đề ưu đãi thuế, các biện pháp SPS – TBT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vơ hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Trong khi, thực trạng lao động trong ngành không ổn định. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các DN chế biến thủy sản

Nga là thị trường lớn song cũng rất độc lập, không công nhận quy chuẩn của bất cứ thị trường nào khác. Chính phủ Nga chủ trương bảo hộ mậu dịch, tăng thuế NK, áp dụng hạn ngạch, tạo dựng hàng rào phi thuế… vì thế đã hạn chế khơng ít đến XK những mặt hàng truyền thơng của Việt Nam. Những trở ngại về thủ tục hành chính, hải quan…cũng gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

2.3.1.1. Quy tắc xuất xứ

Về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó. Tuy nhiên, nhiều DN Việt Nam chưa năm bắt hoặc tận dụng được tốt các ưu đãi của FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn quy tắc khiến các DN ngần ngại. Vì vậy, DN Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn về thuế quan nếu được truyền thông và hướng dẫn nhiều hơn, sát sao hơn về áp dụng quy tắc xuất xứ trong hàng XK.

2.3.1.2. Quy định về nhãn mác hàng hóa

Hàng hóa NK vào Nga phải có chỉ dẫn bằng tiếng Nga, trong đó ghi rõ tên hàng, thành phần chất lượng, hướng dẫn sử dụng… trên bao bì (nếu có diện tích nhỏ), hoặc đính kèm theo mỗi đơn vị sản phẩm. Cụ thể, đối với mặt hàng lương thực – thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng, các chỉ dẫn này bao gồm:

- Tên sản phẩm, dạng sản phẩm - Nước xuất xứ

- Công ty sản xuất

- Trọng lượng hay thể tích sản phẩm

- Các thành phần chính của sản phẩm (bao gồm cả phụ giá thực phẩm)

- Giá trị dinh dưỡng (calo, vitamin - đối với các sản phẩm có tác dụng trị liệu, thực phẩm, thực phẩm dùng cho trẻ em)

- Ngồi ra cịn ghi rõ thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, phương pháp chế biến, hướng dẫn và yêu cầu về sử dụng, bao gồm cả các chỉ dẫn về các trường hợp không được sử dụng hay sử dụng có mức độ sản phẩm này.

Quy định bắt buộc các sản phẩm NK vào Nga phải có chỉ dẫn bằng tiếng Nga góp phần ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng được đưa vào Nga và bảo vệ người tiêu dùng đồng thời cũng ít nhiều làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm NK.

2.3.1.3. Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm

Lâu nay, Nga là quốc gia ban bố nhiều biện pháp gắt gao về chất lượng an tồn vệ sinh thực phẩm. Việc Chính phủ Nga tăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng thủy sản đã tạo ra khơng ít khó khăn cho DN Việt Nam. Tuy là thị trường lớn nhưng Nga lại không công nhận quy chuẩn của bất cứ thị trường nào khác.

Vì thế, theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), dù Việt Nam hiện có 602 DN được cơng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện XK sang châu Âu nhưng phía Nga chỉ chấp nhận 34 DN trong số đó. Các yêu cầu quy chuẩn khác biệt và khắt khe này đã gây ra khơng ít khó khăn cho DN Việt Nam. Điển hình, cuối năm 2008, khi Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga đột ngột ban hành lệnh cấm NK cá tra Việt Nam vì cho rằng thủy sản Việt Nam không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, hàng trăm container cá đã bị dồn ứ tại các cảng của Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)