2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga
2.1.4. Đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga
Hoạt động XK thủy sản Việt Nam sang Nga trong thời gian qua, nhìn chung đã có sự phát triển, tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, sự phát triển này không ổn định và vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Thị trường tiêu dùng Nga được nhận định có nhiều cơ hội phát triển cho ngành thủy sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực
nên công tác đẩy mạnh XK thủy sản vào thị trường này luôn được chú trọng. Tuy nhiên, công tác này gặp khơng ít khó khăn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009, Nga là đối tác lớn thứ 10 của thủy sản Việt Nam, sau các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN…. Nhưng đến năm 2014, vị trí của Nga đã giảm xuống 3 bậc, xếp thứ 13, năm 2016, thị trường Nga tiếp tục giảm thêm 3 bậc, xếp ở vị trí 16 trong các thị trường XK của thủy sản Việt Nam.
Bảng 2.5: Top 20 thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam năm 2016.
STT Thị trường Năm 2016 Năm 2015 +/-(%) Năm 2016
so với năm 2015 Tổng kim ngạch 7.053.125.559 6.572.600.346 +7,31 1 Hoa Kỳ 1.435.696.982 1.308.679.448 +9,71 2 Nhật Bản 1.098.506.308 1.035.030.665 +6,13 3 Trung Quốc 685.094.998 450.775.973 +51,98 4 Hàn Quốc 607.963.122 571.933.896 +6,30 5 Thái Lan 242.921.185 216.171.598 +12,37 6 Anh 205.136.588 200.497.512 +2,31 7 Hà Lan 204.408.016 167.373.159 +22,13 8 Australia 186.402.813 171.258.272 +8,84 9 Canada 183.533.063 190.552.170 -3,68 10 Đức 176.324.232 188.820.139 -6,62 11 Hồng Kông 151.221.040 150.388.116 +0,55 12 Italia 135.662.600 115.586.521 +17,37 13 Bỉ 123.681.763 110.623.671 +11,80 14 Đài Loan 105.711.814 117.842.345 -10,29 15 Singapore 99.185.522 103.224.744 -3,91 16 Nga 95.924.895 79.391.164 +20,83 17 Mexico 95.509.186 109.405.326 -12,70 18 Pháp 94.607.092 109.372.602 -13,50
19 Tây Ban Nha 85.283.756 91.627.252 -6,92
STT Thị trường Năm 2016 Năm 2015 +/-(%) Năm 2016 so với năm 2015
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2016.
Mặc dù XK thủy sản sang Nga đã tăng trưởng 20,8% trong năm 2015 -2016, tuy nhiên, giá trị XK sang thị trường Nga chỉ chiếm 1,36% tổng kim ngạch XK của thủy sản Việt Nam trong năm 2016, con số này trong năm 2015 là 1,2% - một con số quá nhỏ, không tương xứng với năng lực ngành thủy sản Việt Nam và nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga. Kim ngạch XK thủy sản sang Nga thậm chí cịn kém hơn so với các thị trường nhỏ như Singapore hay Đài Loan, và chỉ bằng khoảng 1/12 kim ngạch mà Việt Nam XK sang các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Nhật Bản (Tổng cục Hải quan, 2016).
Mặc dù kim ngạch XK nhỏ nhưng xét trên tổng thể hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Nga trong 10 năm qua, có thể nói, thủy sản vẫn ln là nhóm hàng đóng góp vai trị quan trọng. Tuy nhiên, tỷ trọng của thủy sản XK trong tổng kim ngạch XK hàng hóa sang Nga của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần.
Một vấn đề khác cần đánh giá là vai trò của Việt Nam trong thị phần tại thị trường Nga. Được xếp hạng thứ 5 trong số các quốc gia XK nhiều nhất sang Nga, nhưng Việt Nam chỉ chiếm 6,4% thị phần tại nước này, bằng ¼ thị phần của Chile – nước đang đứng đầu XK thủy sản vào Nga.
2350.0% 2010.0% 15.5% 7.4% 6.4% 27.1%
Chile Quần đảo Faroe Trung Quốc Belarus Việt Nam Các nước khác
Nguồn: ITC Trademap, 2016
Theo thống kê của Trademap, kim ngạch XK của Việt Nam vào Nga là 88,5 triệu USD, trong khi đó, kim ngạch XK của Trung Quốc là 215,8 triệu USD gấp 2,43 lần Việt Nam và của Chile là 327,2 triệu USD gấp 3,7 lần Việt Nam. Rõ ràng, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực khai thác cơ hội nhiều hơn nữa ở thị trường này, cố gắng cải thiện và chiếm lĩnh nhiều thị phần hơn.