3.1.1. Định hướng phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầmnhìn 2030. nhìn 2030.
Để phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, ngày 16/9/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và quyết định số 1445/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
3.1.1.1. Quan điểm phát triển
1. Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.
2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, ni trồng, cơ khí hậu cần dịch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản Việt Nam. Hình thành các
trung tâm nghề cá lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường trọng điểm.
3. Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủy sản. Xác định nơng, ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự gắn kết lợi ích giữa nơng dân, ngư dân và doanh nghiệp là khâu đột phá trong quá trình đổi mới ngành thủy sản. Tiếp tục bố trí, sắp xếp lại dân cư và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa làng cá là yêu cầu quan trọng trong q trình xây dựng nơng thơn mới, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nơng nghiệp, nông dân và nông thôn.
4. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.
5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã hội nghề cá bền vững.
3.1.1.2. Định hướng phát triển
Về khai thác thủy sản: Tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản phù hợp
với từng nhóm nghề, từng ngư trường và từng vùng biển, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đổi mới các hình thức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững.
Về nuôi trồng thủy sản: Phát triển theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển nuôi
công nghiệp đối với các đối tượng thủy sản XK chủ lực, phù hợp tiềm năng và thế mạnh của từng vùng và yêu cầu của thị trường; đồng thời tổ chức lại sản xuất theo
hướng nâng cao giá trị sản phẩm, gắn kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Quy hoạch cũng nêu rõ định hướng phát triển cụ thể theo các vùng sinh thái.
Về chế biến và thương mại thủy sản: Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn kết chế biến, tiêu thụ với sản xuất nguyên liệu; ưu tiên phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng; xây dựng và phát triển một số thương hiệu mạnh; nâng cao chất lượng, an tồn thực phẩm và bảo vệ mơi trường; đồng thời khôi phục và phát triển các làng nghề chế biến thủy sản truyền thống, trong đó chú trọng đến cơ cấu thị trường, cơ cấu các nhóm sản phẩm chủ lực và phát triển chế biến nội địa.
Về cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản: Hình thành hệ thống cơ sở hạ
tầng thủy sản đồng bộ, gắn kết với các ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hậu cần, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả sản xuất các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản và tiêu thụ.
3.1.1.3. Mục tiêu phát triển ngành thủy sản đến năm 2020
1. Ngành thủy sản cơ bản được cơng nghiệp hóa - hiện đại hố và tiếp tục phát triển toàn diện theo hướng bền vững, thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắc vào kinh tế thế giới. Đồng thời từng bước nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của ngư dân, gắn với bảo vệ mơi trường sinh thái và quốc phịng, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.
2. Kinh tế thủy sản đóng góp 30 - 35% GDP trong khối nơng - lâm - ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm. Kim ngạch XK thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5 - 7 triệu tấn, trong đó ni trồng chiếm 65 - 70% tổng sản lượng.
3. Tạo việc làm cho 5,0 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình qn đầu người cao gấp 3 lần so với hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo. Xây dựng các làng cá ven biển, hải đảo thành các cộng đồng dân cư giàu truyền thống tương thân, tương ái, có đời sống văn hóa tinh thần đậm đà bản sắc riêng.
Quy hoạch tổng thể ngành thủy sản đã đưa ra định hướng tầm nhìn đến năm 2030 đạt được các mục tiêu sau:
- Tỷ trọng thủy sản chiếm khoảng 43,5% trong GDP Nông nghiệp. - Tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 9 triệu tấn
Trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản khoảng 25%; Sản lượng nuôi trồng thủy sản khoảng 75%.
- Tổng sản lượng thuỷ sản XK đạt 3.170 tấn với giá trị XK thủy sản đạt khoảng 20 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 6-7%/năm (giai đoạn 2020 - 2030). - Tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng XK đạt 60% - Khoảng 80% số lao động nghề cá được đào tạo, tập huấn.
- 70% các xã nghề cá ven biển hải đảo được xây dựng theo mơ hình nơng thơn mới (trong đó 70% tỉ lệ xã đạt chuẩn vệ sinh mội trường, 90% làng nghề thủy sản truyền thống đạt yêu cầu về mội trường).
- 100% các cơ sở sản xuất thủy sản đạt qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
3.1.2. Triển vọng xuất khẩu thủy sản sang Liên bang Nga
Bảng 3.1: Dự báo thị trường tiêu thụ thủy sản của Việt Nam đến năm 2020T T T Thị trường 2015 2020 Tỷ Trọng (%) Sản Lượng Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Sản Lượng Tỷ trọng (%) Giá trị 1 EU 415 25,61 1.539 20,52 643 32,15 2.590 23,55 2 Nhật Bản 252 15,55 1.893 25,23 217 10,85 2.235 20,32 3 Mỹ 201 12,43 1.500 20,00 212 10,60 2.080 18,91 4 Trung Quốc 172 10,60 436 5,81 205 10,25 805 7,32 5 ASEAN 121 7,50 332 4,43 150 7,50 527 4,79 6 Nga 120 7,38 287 3,82 130 6,50 352 3,20 7 Hàn Quốc 98 6,08 330 4,41 105 5,25 451 4,10 8 Ðài Loan 62 3,85 224 2,99 73 3,65 321 2,92 9 Ôxtrâylia 50 3,06 287 3,83 60 3,00 359 3,26 10 Các nước khác 129 7,96 671 8,95 205 10,25 1.280 11,64
Tổng cộng 1.620 100,00 7.500 100,00 2.000 100,00 11.000 100,00
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Bên cạnh các thị trường thủy sản quan trọng như: EU, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, ASEAN,… thị trường Nga vẫn nằm trong định hướng top 10 thị trường XK chủ lực của Việt Nam. Theo dự báo của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản đến năm 2020 sản lượng XK vào Nga ước đạt 123 ngàn tấn (6,15%), tương đương với giá trị 374 triệu USD (3,15%).
Định hướng phát triển tại thị trường Nga: Tiếp tục duy trì, mở rộng thị trường Nga đối với các sản phẩm thủy sản có khả năng cạnh tranh tại thị trường này. Ngoài các sản phẩm truyền thống như cá tra phi lê, mặt hàng khô,… các sản phẩm thủy sản khác như: tơm, mực, cá đóng hộp và các sản phẩm chế biến sẵn cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, các DN cần phải liên tục đa dạng hóa sản phẩm và phát triển mặt hàng mới nhằm gia tăng sản lượng và kim ngạch XK.