Quy mô và đặc điểm thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 32 - 35)

1.4. Khái quát về thị trường thủy sản Liên bang Nga

1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường

1.4.1.1. Quy mô:

Liên bang Nga là một trong những thị trường tiêu thị sản phẩm thủy sản lớn, đầy tiềm năng tại châu Âu với dân số 143 triệu người, Nga là một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất ở khu vực này, tiêu thụ lương thực khoảng 140 tỷ đơ la Mỹ (Norway Innovation, 2016).

Tuy nhiên, tình hình khơng ổn định gần đây của nước Nga đã khiến thu nhập của người dân giảm, hơn 80% dân số đã phải cắt giảm mức sống, dẫn đến giảm cắt giảm chi tiêu. Người dân ở Nga đang trở nên thận trọng hơn về chi tiêu tiền mặt và tìm cách để tiết kiệm tiền bởi ngồi tiêu dùng cho hàng hóa thiết yếu, người Nga phải thanh tốn hàng tháng để trang trải các khoản nợ, thế chấp và các cam kết tài chính khác. Tuy nhiên, ngân sách gia đình cho thực phẩm và hàng hố cơ bản ln là ưu tiên, và chiếm phần lớn nhất trong chi tiêu của hộ gia đình, lên tới 54% thu nhập (Norway Innovation, 2016).

Biểu đồ 1.1: Thị phần thị trường thực phẩm bán lẻ tại Nga (2016)

Nguồn: Norway Innovation, Food and Beverages, 2016.

Thịt 21% Sản phẩm từ sữa 14% Đồ uống 13% Rau quả 13% Thực phẩm chế biến sẵn 10%

kẹo & snack 9% Thủy sản 7% Bánh mì 4% Thực phẩm đông lạnh 3% thức ăn vật nuôi 2% Trứng 2% Thực phẩm trẻ em 1% Dầu mỡ1%

Mặt hàng thủy sản chiếm 7% trong thị trường thực phẩm tại Nga trong năm 2016. Đứng đầu về chiếm lĩnh thị phần là các mặt hàng thịt, sữa, đồ uống và rau củ. Tuy với thị phần nhỏ nhưng thủy sản là thực phẩm phổ biến và được người tiêu dùng ưa thích tại Liên bang Nga. Theo báo cáo của Honkanen (2010), có khoảng 20% người tiêu dùng Nga (trong số những người được hỏi) yêu thích thực phẩm thủy sản.

Lượng thủy sản tiêu thụ trên cả nước tại Nga năm 2016 là 3,25 triệu tấn, được dự báo sẽ tăng lên 3,52 triệu tấn trong năm 2017 (VASEP, 2017). Dựa theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tiêu thụ thủy sản bình quân của người dân Nga là khoảng 22kg/người/năm trước năm 2014, cao hơn mức tiêu thụ trung bình trên thế giới ở mức 20,2kg. Mặc dù có sự sụt giảm vào giai đoạn 2015- 2016 do hạn chế nguồn cung vì chính sách hạn chế NK, tuy nhiên, mức tiêu thụ này được dự báo sẽ đạt 28kg/người/năm vào năm 2020, như là kết quả từ các sáng kiến của chính phủ Nga trong các quy định về ngành thủy sản, cùng với những nỗ lực để tăng sản lượng nuôi trồng thủy sản (USDA, 2014).

Một nguyên nhân khác của sự gia tăng trên là do người tiêu dùng ngày càng chú ý hơn đến an tồn thực phẩm. Bởi vì, thủy sản ln được coi là thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, hơn là những sản phẩm chăn nuôi khác. Bên cạnh việc giàu giá trị dinh dưỡng thì sự đa dạng và phong phú của thủy sản đã đáp ứng và thỏa mãn được khẩu vị của người tiêu dùng. Hơn nữa, sự gia tăng ngày càng nhiều của các căn bệnh nguy hiểm ở gia cầm, gia súc cũng là nguyên nhân khiến người dân tiêu dùng thủy sản nhiều hơn.

Mặc dù phải đối mặt với tình trạng khó khăn trong nền kinh tế, cùng với lệnh cấm NK thực phẩm vào năm 2014, tuy nhiên vẫn có lý do để lạc quan trong thị trường thủy sản của Nga. Bởi đây luôn là một thị trường lớn và tiềm năng với các nhà XK, hằng năm, Nga phải NK một lượng lớn thủy hải sản từ các nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nga nằm trong top 20 nhà NK thủy sản lớn nhất thế giới. Vào năm 2014, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng Nga đã NK 885.000 tấn hải sản và các sản phẩm cá trị giá 2,9 tỷ đô la (USDA, 2014).

1.4.1.2. Đặc điểm:

Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người

Trong những năm 1990 – 1995, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người dân Nga rất cao, bình quân đạt gần 50kg/ người. Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mực tiêu thụ bị sụt giảm, đến năm 2000 chỉ đạt 13,9kg/ người. Kể từ năm 2000, nhu cầu tiêu thụ lại dần tăng lên, đến năm 2010 đạt 21,2kg/ người. Trong những năm tiếp theo, từ 2010 – 2014, mức tiêu thụ thủy sản có dấu hiệu chững lại. Mặc dù mức tiêu thụ thủy sản ở Nga vẫn ở mức cao so với thế giới. Mức tiêu thụ thủy sản của Nga năm 2012 là 22,3kg/người, cao hơn so với mức tiêu thụ bình quân trên thế giới là 18,5kg/ người và của châu Âu là 21,9kg/ người. Trong giai đoạn này, mức độ tiêu thụ tuy ko sụt giảm qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân lại thấp, chỉ đạt 1,27% thấp hơn nhiều so với giai đoạn từ 2000 – 2010 đạt 11,13%. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế cũng như chính sách hạn chế thực phẩm từ Nga. Đến năm 2015, mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của Nga giảm xuống 19 kg và tiếp tục giảm xuống 15 kg vào năm 2016, chủ yếu do tăng giá và thu nhập giảm, đồng rúp mất giá và do lệnh cấm NK thủy sản làm hạn chế nguồn cung (USDA, 2014). Tuy nhiên mức tiêu thụ thủy sản tại Nga được kỳ vọng sẽ tăng trở lại và đạt mức 28kg/người/năm vào năm 2020.

* Thị hiếu tiêu dùng thủy sản

Thị hiếu của người tiêu dùng Nga đối với thủy sản rất đa dạng và phong phú, từ thủy sản tươi sống đến đông lạnh hay thủy sản khô; từ thủy sản được cắt khúc trong sơ chế hay để nguyên con, từ các sản phẩm bình dân đến các sản phẩm đắt tiền…

Những loại thủy sản được ưa chuộng của người dân Nga gần như không thay đổi trong các năm qua, bao gồm cá trích, cá minh thái, cá thu, cá hồi, cá hương và cá tầm. Những loại thủy sản ở phân khúc giá thấp như cá trích, cá minh thái… thường được tiêu thụ chủ yếu bởi những người có thu nhập trung bình và thấp ở khu vực nơng thơn. Trong khi đó, người tiêu dùng thành thị với mức thu nhập cao hơn, ưa chuộng các sản phẩm cao cấp hơn như cá hồi, cá hương, cá tầm, tôm thương phẩm….(USDA, 2014).

Cụ thể, loại sản phẩm được ưa chuộng nhất là cá đông lạnh. Tổng hợp các nhóm sản phẩm, cá và hải sản NK cuả Nga cho thấy sự phân chia như sau:

• 50% cá đơng lạnh

• 14,6% thức ăn sẵn / sản phẩm cá hộp • 14,2% cá philê và thịt cá khác

• 10% giáp xác và nhuyễn thể • 9,7% cá tươi và ướp lạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)