(VASEP, 2017).
Bảng 1.1: Các quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Nga năm 2016.Nước XK Nước XK sang Nga Giá trị XK (nghìn USD) Thị phần (%)
Tăng trưởng giá trị XK 2012 - 2016
(%)
Tăng trưởng giá trị XK 2015 - 2016
(%)
Thế giới 1,392,037 100 -17 3
Chile 327,277 23.5 24 0 Quần đảo Faroe 280,054 20.1 42 1 Trung Quốc 215,837 15.5 -6 29 Belarus 103,074 7.4 47 10 Việt Nam 88,528 6.4 2 16 Greenland 75,118 5.4 358 27
Nguồn: ITC Trademap
Từ bảng trên có thể thấy, Chile đã vươn lên đứng đầu với giá trị XK sang Nga đạt 327,3 triệu USD. Tiếp theo là quần đảo Faroe, một cái tên mới hoàn toàn trong top 10, cung cấp 1/5 sản lượng thủy sản nhập khẩu của Nga. Trung Quốc vẫn duy trì vị trí thứ ba, theo sau là các nhà cung cấp như Belarus, Việt Nam, Greenland…
Biểu đồ 1.5: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Nga năm 2015.
80 8 6 3.4 2 0.6
Các mặt hàng nhập khẩu của Nga
Cá đông lạnh Cá phi lê Cá tươi/ướp lạnh
Tơm Nhuyễn thể Sản phẩm cịn lại
Nguồn: Norway Innovation, Báo cáo thị trường thực phẩm và đồ uống Nga, 2015.
Từ năm 2009 đến nay, các mặt hàng NK chủ yếu của Nga là các mặt hàng cá (sống, tươi/ướp lạnh, đông lạnh, phi lê, muối/khơ), tơm và nhuyễn thể. Trong đó, thị trường Nga NK mặt hàng cá đơng lạnh nhiều nhất, chiếm gần 80% tổng khối lượng thủy sản NK. Tiếp theo là cá phi lê (8%), cá tươi/ướp lạnh (6%), tơm (3,4%) và nhuyễn thể (2%). Các nhóm sản phẩm cịn lại (cá sống và cá muối/khơ) chiếm chưa đến 1% (Norway Innovation, 2015).
1.4.3. Các quy định về nhập khẩu thủy sản của Nga
a. Cơ quan kiểm sốt an tồn thực phẩm tại Nga:
- Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (VPSS) thuộc Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga là đơn vị tổ chức thực hiện việc kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật XNK và lưu thông trong nước.
- Các đơn vị thực hiện việc kiểm tra, kiểm dịch thủy sản XNK là các Trung tâm kiểm dịch động thực vật tại các vùng trên cả nước.
b. Văn bản pháp lý
Một số văn bản chủ yếu quy định NK thủy sản vào thị trường Nga
- Quyết định số 317 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 18/6/2010: Quy định các yêu cầu về vệ sinh và thú y.
- Quyết định số 299 của Ủy ban Liên minh hải quan ngày 28/5/2010: Quy định các yêu cầu vệ sinh.
- SanPiN 2.3.4.050-96: Quy định về việc sản xuất và bán sản phẩm thủy sản. - Quyết định số 881 ngày 09/9/2011 của Ủy ban các nước thuộc Liên minh Hải quan về ghi nhãn thực phẩm.
- SanPiN 2.3.2.1078-01: Quy định các yêu cầu vệ sinh đối với an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm; quy định và tiêu chuẩn vệ sinh - dịch tễ.
- Quyết định số 834 ngày 18/11/2011 của Hội đồng Liên minh hải quan: Quy định về trình tự thống nhất tiến hành kiểm tra chung các đối tượng và lấy mẫu hàng hóa (sản phẩm) thuộc diện kiểm tra (giám sát) thú y”.
- Nghị định số 1009 ngày 14/12/2009: Quy định về giám sát chất lượng và ATTP.
- Nghị định số 36 ngày 14/11/2001 về các quy định vệ sinh, mức giới hạn của các vi sinh vật và các chất ô nhiễm.
Các sản phẩm thủy sản NK vào Nga phải được sản xuất tại các cơ sở chế biến thủy sản đã đáp ứng đủ các điều kiện và được VPSS kiểm tra, công nhận và đưa vào danh sách được phép XK thủy sản sang Nga. Và các doanh nghiệp này muốn XK thủy sản sang Nga bắt buộc phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm do Ủy ban tiêu chuẩn quốc gia quy định.
1.5. Những thuận lợi và khó khăn đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Namsang Nga sang Nga
1.5.1. Thuận lợi
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào và tđiều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Dọc bờ biển nước ta có nhiều những bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn rộng lớn. Đó là những khu vực hết sức thuận lợi cho ni trồng thuỷ sản nước lợ, trong đó có tơm sú, tơm thẻ vốn được XK nhiều sang thị trường Nga thời gian vừa qua.
thể nuôi các loại cá, tơm nước ngọt. Trong đó, người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng các mặt hàng cá tra, cá ba sa Việt Nam - vốn được nuôi ở khu vực sông Cửu Long bởi đặc tính tự nhiên, chỉ có sơng Cửu Long mới có nguồn phù sa giàu dinh dưỡng làm cho 2 loại cá nước ngọt này phát triển nhanh, thơm ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (theo trang tin Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy, 2007). Đây có thể coi là một lợi thế riêng có của Việt Nam
Thị trường Nga là một thị trường khá dễ tính, khơng địi hỏi hàng hố phải đảm bảo chất lượng cao như các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản…Chính vì vậy, hàng hoá của Việt Nam dễ xâm nhập thị trường này hơn. Tuy nhiên, hàng Việt Nam cũng cần phải cải tiến chất lượng thì mới có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Nga.
Mối quan hệ hữu hảo giữa Việt Nam và Nga đã tồn tại qua gần 1 thế kỷ, hiện nay Nga là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Theo nhận định của Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn tại hội nghị Ngoại giao 29 (22 – 26/8/2016), quan hệ giữa Nga và Việt Nam trong suốt thời gian qua hầu như khơng có mâu thuẫn, chỉ có lịng tin và lợi ích chung. Trong chính sách đối ngoại của Nga, hiện nay đang hết sức chú trọng đến Việt Nam, đánh giá nước ta là một trong những nước quan trọng nhất trong ở Châu Á, ngang với Trung Quốc và Ấn Độ. Sự ổn định và bền chặt trong quan hệ ngoại giao hai nước là điều kiện thuận lợi, tạo môi trường bền vững cho hoạt động thương mại giữa hai bên. Đây là điểm cộng sáng, góp phần thúc đẩy XK hàng hóa sang Nga nói chung và thủy sản nói riêng
Cộng đồng người Việt lâu đời tại Nga cũng đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy hoạt động XK thủy sản vào thị trường này. Theo Hồ sơ thị trường liên bang Nga, VCCI, 3/2015, cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60 - 80 nghìn người, đã tồn tại và làm ăn, sinh sống tại Nga gần hai thập kỷ. Năm 2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở nước sở tại; đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga; tích cực động viên cộng đồng hướng về quê hương, đất nước.
Cộng đồng người Việt Nam tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga; có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật. Cộng đồng Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đồn kết, gắn bó, có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Cộng đồng tại Nga chính là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam. Thông qua hệ thống cửa hàng của người Việt Nam, thủy sản của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.
Cơ hội từ lệnh cấm NK thực phẩm của Nga với phương Tây và Mỹ.
Từ tháng 8/2014, Nga đã áp đặt lệnh cấm NK hầu hết các loại lương thực-thực phẩm từ Liên minh châu Âu (EU) và các nước Mỹ, Na Uy, Canada và Australia nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 7/8/2014. Cá tươi, cá đông lạnh, giáp xác và nhuyễn thể đều bị đưa vào danh sách các sản phẩm bị cấm. Sắc lệnh trên được thơng báo trên trang mạng chính thức của Chính phủ Nga cho biết lệnh cấm NK lương thực - thực phẩm trên sẽ kéo dài tới ngày 31/12/2017.
Mặc dù Nga là nước có nguồn lợi thủy sản nuôi trồng và đánh bắt phong phú, nhưng hạn chế về cơ sở chế biến khiến nước này phải NK một lượng lớn thủy sản, lệ thuộc vào NK từ EU, Mỹ và các nước châu Á. Lệnh cấm NK thực phẩm đã làm một số mặt hàng thực phẩm, thủy sản trên thị trường thiếu hụt nghiêm trọng và gia tăng giá cả đột biến.
Mặc dù Na Uy không phải là một thành viên của EU, nhưng ngày 31/7/2014, nước này đã khẳng định ý định thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga theo EU và Mỹ. Để đáp trả động thái này, Nga đã ban hành lệnh cấm NK với Na Uy - vốn là đối tác NK lớn nhất của Nga về thuỷ sản và chắc chắc lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy sản XNK của cả hai nước. Hàng năm, Nga NK một lượng rất lớn cá hồi, cá hương tươi, cá trích đơng lạnh và cá thu đơng lạnh từ nước này. Nga là thị trường hàng đầu về cá trích, thị trường NK cá hồi lớn thứ ba, chỉ sau Ba Lan
và Pháp, và là thị trường cá thu đông lạnh lớn thứ 4 của Na Uy. Kim ngạch NK thuỷ sản từ Na Uy của Nga năm 2013 là 1,1 tỉ USD trong tổng số 3 tỉ USD tổng giá trị kim ngạch NK thuỷ sản của Nga, tương đương 36,7% (Agri-Food Canada, 2013).
Bên cạnh đó, Iceland là thành viên EU XK thuỷ sản nhiều nhất vào Nga với các mặt hàng chính như cá thu đơng lạnh, các trích đơng lạnh, gan và trứng cá đông lạnh. Nhập khẩu thuỷ sản từ Mỹ của Nga năm 2013 cũng tương đối lớn, chủ yếu là trứng cá hồi. Canada là thị trường XK thuỷ sản nhiều thứ 5 vào Nga trong năm 2012, với các mặt hàng chủ yếu là tôm nước lạnh đông lạnh, cá hồi đông lạnh, cá meluc (họ cá tuyết) đông lạnh, tôm hùm các loại và cá bơn.
Như vậy, trước lệnh cấm, hàng năm Nga phải NK hơn 40% lượng thủy sản tiêu dùng trong nước. Sau khi lệnh cấm được ban hành với các đối tác cung cấp chính, việc các nhà bán lẻ Nga có thể chuyển sang các nguồn cung trong nước là điều không dễ dàng. Để giải quyết bài toán thiếu hụt nguồn cung thực phẩm và thủy sản, Nga đã chuyển sang tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp khác, trước hết là ở các thị trường lớn còn lại như Việt Nam, Trung Quốc; bên cạnh sự gia tăng trong sản xuất thuỷ sản nội địa để bù đắp cho số thuỷ sản thiếu hụt trên. Ngồi ra, vì hầu hết các nước bị cấm vận nói trên đều cung cấp chủ yếu các sản phẩm thuỷ sản đặc thù với số lượng rất lớn nên sẽ khó có thể tìm được các loại thuỷ sản đó ở thị trường khác với lượng lớn tương đương để thay thế, do đó, chắc chắn sẽ có sự thay đổi cơ cấu sản phẩm thuỷ sản NK tại Nga.
Đối với Việt Nam, minh chứng rõ nét nhất cho nhận định trên là việc ngay sau khi ban hành lệnh cấm vận nói trên, đầu tháng 8, Nga đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khảu thủy sản từ Việt Nam vào thị trường Nga đối với bảy doanh nghiệp, trong đó có năm doanh nghiệp chế biến và XK cá tra và hai doanh nghiệp chế biến và XK tôm đông lạnh. Tại hội chợ thủy sản Nga diễn ra từ ngày 15-17/9/2014 tại Mát-xcơ- va đã thu hút sự quan tâm của các quốc gia đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Vì lệnh cấm NK thực phẩm nên hầu hết các gian hàng từ các nước EU, Mỹ … khơng có mặt. Tận dụng triệt để cơ hội này, các nước châu Á, đặc biệt là Việt Nam đã đẩy mạnh quảng bá và phát triển các mặt hàng thủy, hải sản có lợi thế của mình. Tại hội chợ, các DN Việt Nam đã giới thiệu đến người dân Nga các mặt hàng sản phẩm có
lợi thế của mình như cá tra, cá basa, tơm…
Lệnh cấm NK thực phẩm của Nga từ các thị trường lớn đã tạo cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh XK sang Nga, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần của các đối tác truyền thống chịu lệnh cấm cũng như các mặt hàng của họ. Đây cũng là cơ hội thủy sản Việt Nam được tiếp cận rộng rãi hơn với người tiêu dùng Nga, là cơ hội phát triển không chỉ với các mặt hàng thế mạnh như cá tra, cá basa, tơm mà cịn cả các mặt hàng khác như cá khơ, nhuyễn thể …
1.5.2. Khó khăn
Khó khăn từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực - bao gồm thủy sản và ni trồng thuỷ sản – trên phạm vi tồn cầu và với cả Việt Nam. Biến đổi khí hậu có thể có nhiều ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, ven biển và nước ngọt (bao gồm dòng chảy và chất lượng nước), tất cả đều quan trọng đối với sản xuất thủy sản thông qua các hoạt động khai thác và ni trồng thuỷ sản. Nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái quan trọng như rừng ngập mặn, các loài cỏ biển, các cửa sông và các đầm phá ven biển vốn rất quan trọng đối với các giai đoạn sống của nhiều loài thủy sản.
Tình hình hạn hán, thiếu nước ngọt và xâm nhập mặn diễn biến phức tạp trong 2016 được dự báo sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thủy sản, nhất là các lồi ni nước ngọt, trong 2017 – tác động khơng nhỏ đến diện tích và sản lượng nguyên liệu thủy sản nói chung. Theo Vasep, năm 2017, ngành thuỷ sản sẽ gặp nhiều thách thức khi dịch bệnh nhiều và dự báo về điều kiện tự nhiên bất lợi hạn hán và xâm ngập mặn có thể làm giảm sản lượng và tăng nguy cơ dịch bệnh, đặc biệt là với ngành tôm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nặng nề tới nguồn cung nguyên liệu thủy sản cho XK.
Về phương thức thanh toán trên thị trường Nga
Nga áp dụng nhiều phương thức thanh tốn trong đó phương thức thanh tốn mở tín dụng thư (L/C) được áp dụng phổ biến trong bn bán trên thế giới lại ít được sử dụng ở Nga. Giá trị hàng hóa xuất – NK thanh toán bằng L/C chỉ chiếm khoảng 5%
kim ngạch NK vào Nga. Các phương thức thanh tốn chính ở Nga là:
- Mở tín dụng thư (L/C) qua một cơng ty có trụ sở tại nước thứ ba: áp dụng phương thức này có thể tránh được những rủi ro trong thanh toán do việc thanh toán dựa vào một cơng ty nước thứ ba, có uy tín và khả năng tài chính, nhưng phương thức này dễ đẩy giá hàng lên cao do phải buôn bán qua trung gian.
- Bán hàng NK tại kho hàng đặt ở Nga (kho ngoại quan): Phương thức này cho phép nhà XK tổ chức bán hàng, thu tiền về nhanh ngay tại kho hàng của nhà XK. Tuy nhiên, phương thức này địi hỏi phải có hệ thống cơ sở vật chất tương đối để bảo quản hàng hóa trong một thời gian nhất định.
- Bán hàng cho thanh toán chậm hoặc trả trước đối với hàng mua: Trong quan hệ buôn bán với Nga, thơng thường các cơng ty nước ngồi cho các công ty Nga trả chậm từ 3-6 tháng đối với hàng NK vào Nga và ứng tiền trước đối với hàng XK của Nga.
- Hình thức hàng đổi hàng: Hai bên trực tiếp trao đổi với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương, đồng tiền khơng làm chức năng thanh tốn.
Thực tế, các DN của Nga mua bán với DN nước ngồi hầu như khơng thơng