2.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga
2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Liên bang Nga
Việt Nam luôn nằm trong top 10 quốc gia XK thủy sản lớn nhất vào Nga trong thời gian qua. Trong năm 2016, Việt Nam đứng thứ 5, sau Chile, quần đảo Faroe, Trung Quốc và Belarus, chiếm 6,4 % thị phần thị trường. Kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam vào Nga trong thời gian này là 93 triệu USD (VASEP, 2017).
Biểu đồ 2.2: Top 10 quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Nga trong năm 2016
Chile Quần đảo Faroe Trung Quốc Belarus Việt Nam Greenland Ấn Độ Thổ Nhĩ Kỳ Ecuador Argentina 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Triệu USD
Liên bang Nga là thị trường lớn, có tiềm năng đối với nhóm hàng thủy sản. Thời gian qua, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nga đã từng bước tăng trưởng nhưng kim ngạch XK vẫn còn thấp.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch và tăng trưởng của thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nga sang Nga
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017.
Năm 2008, Nga là thị trường đột biến NK thủy sản Việt Nam với kim ngạch lên đến 120 triệu USD và được kỳ vọng là thị trường số 1 của thủy sản Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, ngay trong năm 2009, kim ngạch giảm xuống hơn một nửa, chỉ còn 64 triệu USD. Nguyên nhân bắt nguồn từ tăng trưởng đột biến trong năm 2008, kéo theo những hệ lụy khi người dân chạy theo lợi nhuận, bán phá giá thị trường và giảm chất lượng thủy sản. Một số doanh nghiệp đã giảm giá bán ra thị trường từ 60 rúp/kg xuống còn 40 rúp/kg, dẫn đến việc một số nhà NK bị phá sản. Nhà xuất khẩu Việt Nam giảm giá bán nhưng lại tăng tỷ lệ mạ băng từ 20% lên 30% làm chất lượng cá bị giảm. Trước tình hình này, cuối năm 2008, phía Nga đóng cửa thị trường NK thủy sản từ Việt Nam, sản phẩm chủ yếu bị cấm là cá tra. Cùng lúc với việc ra đời Ban điều hành NK Nga, Ban điều hành XK vào thị trường Nga từ Việt Nam cũng được thành lập và có 10 cơng ty đã được phía Nga chấp nhận hàng NK sau khi được kiểm tra về khả năng đáp ứng vệ sinh an toàn thực phẩm. Con số này là rất ít so với cộng đồng chế biến cá tra của Việt Nam tại thời điểm đó (Cơng Phiên, 2009). 250 200 150 100 50 0 2010 2008 2012 2014 2007 2009 2011 2013 2015 2016
Mãi đến tháng 5/2009, thủy sản Việt Nam mới được trở lại thị trường Nga. Chỉ với 7 tháng, kim ngạch XK vào thị trường này đạt 80 triệu USD, trong đó cá tra hơn 39.000 tấn với 64 triệu USD. (VASEP, 2017). Dù giảm mạnh cả về lượng và kim ngạch, nhưng trong thời gian ngắn và số lượng doanh nghiệp được phép XK ít ỏi, đã cho thấy nỗ lực của Ban điều hành và các doanh nghiệp trong giai đoạn này.
Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2014, kim ngạch XK sang Nga có sự biến động giảm nhẹ, nhưng duy trì ổn định ở mức quanh 100 triệu USD/ năm. Năm 2015 chứng kiến một sự sụt giảm nhẹ. Thực tế, năm 2015 là một năm khó khăn chung cho ngành thủy sản khi mà sản lượng cũng như giá trị XK đều giảm, và giảm trên hầu hết các thị trường. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 23,45%, chỉ đạt 1,31 tỷ USD; XK sang Nhật Bản giảm 13,4%, đạt 1,04 tỷ USD; sang Hàn Quốc giảm 12,27%, đạt 0,57 triệu USD, Trung Quốc giảm 3,45%, đạt 0,45 triệu USD. Nguyên nhân được nhận định khiến XK thủy sản sụt giảm là do thị trường tiêu thụ kém, giá XK hạ và biến động giảm giá của các đồng ngoại tệ so với USD đã tác động mạnh đến XK thủy sản Việt Nam. Cụ thể, đồng rúp Nga giảm giá so với đồng USD, tiêu thụ tại thị trường Nga cũng giảm khoảng 30%. Khối lượng thủy sản NK vào Nga nhiều tháng sụt giảm từ 15-30% so với cùng kỳ năm 2014. Ngồi những khó khăn chung trên, hoạt động XK thủy sản sang Nga còn bị hạn chế do Nga tiếp tục siết chặt kiểm soát chất lượng thủy sản NK từ các nước, trong đó có Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2015, chỉ có 23 nhà máy được phép XK thủy sản sang Nga, trong tổng số 623 nhà máy chế biến thủy sản trên cả nước. Sang năm 2016, thị trường thủy sản sang Nga đã khởi sắc trở lại, mặc dù số lượng doanh nghiệp được phép XK vẫn chỉ duy trì khoảng 30 DN, giá trị XK tăng từ 84,2 triệu USD năm 2015 lên 93,2 triệu USD, tăng trưởng 10,6% (VASEP, 2017).
Theo Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan XK thủy sản quý I/2017, trong tháng 3/2017, kim ngạch XK thủy sản sang Nga đạt 7,8 triệu USD, tính tổng cả quý I/2017, kim ngạch XK đạt 19,5 triệu USD, tăng trưởng 6,1% so với cùng kỳ quý I/2016. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành thủy sản Việt Nam nói chung và với các doanh nghiệp XK sang Nga nói riêng. Có thể nhận định, FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA) đang tạo ra
nhiều lợi thế cho các mặt hàng thủy sản của Việt Nam khi mà sau khi hiệp định có
hiệu lực, thuế XK thủy sản sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 5,63%.