Các quy định về nhập khẩu thủy sản trong FTA Việt Nam – EAEU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 28 - 31)

Theo FTA Việt Nam – EAEU, Nga cam kết mở cửa thị trường của mình đối với hàng thủy sản của Việt Nam thơng qua việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan. Cụ thể, Nga cam kết mở cửa hoàn toàn với hàng thủy sản của Việt Nam, 100% dòng thuế được cắt giảm, trong đó có 95% dịng thuế được xóa bỏ hồn tồn về 0% theo lộ trình 10 năm và 71% dịng thuế được xóa bỏ ngay sau khi FTA có hiệu lực. Q trình cắt giảm thuế quan đối với từng mặt hàng được quy định cụ thể trong phụ lục 3b “Quy tắc cụ thể mặt hàng – Cam kết cụ thể” của FTA Việt Nam – EAEU. Để thực hiện việc cắt giảm và/hoặc xóa bỏ thuế quan, lần cắt giảm đầu tiên sẽ được thực hiện vào ngày Hiệp định có hiệu lực, và các lần cắt giảm sau sẽ được thực hiện vào ngày 01 tháng 01 của các năm sau đó.

1.3.1. Các quy định về cắt giảm thuế quan với mặt hàng thủy sản được quy địnhnhư sau: như sau:

 Nhóm hàng cá sống (mã HS 0301):

- Các mặt hàng thuộc cá sống (mã HS 0301) được giảm thuế ngay bao gồm cá hồi vân, cá chình, cá chép, cá ngừ vây xanh Đại Tây dương và cá ngừ vây xanh phương Nam

- Các loại cá sống khác không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức

thuế sẽ là 0%.

 Nhóm hàng cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302):

- Các mặt hàng thuộc cá tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (mã HS 0302) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm cá hồi vân, Cá hồi Thái Bình Dương, Cá hồi Đại Tây Dương, Cá bơn lưỡi ngựa….

- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 nhưng không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.

- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá rô phi, Cá da trơn, Cá chép, Cá nước ngọt được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc

 Nhóm hàng cá đơng lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã HS 0303)

- Các mặt hàng thuộc Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt khác thuộc nhóm 03.04 (mã HS 0303) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, Cá rơ phi…

- Các mặt hàng thuộc mã HS 0302 bao gồm Cá chép, cá đơng lạnh khơng có mang và ruột… được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc

- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0303 nhưng không được liệt kê cụ thể trong biểu cam kết thuế, sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 0,9%.

- Các mặt hàng thuộc mã HS 0303 bao gồm Cá bơn lưỡi ngựa, Cá ngừ vây dài, Cá ngừ vằn hoặc cá ngừ sọc dưa …. sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.

 Nhóm hàng Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh (mã HS 0304)

- Các mặt hàng thuộc mã HS 0304 bao gồm phi lê cá rô phi, phi lê cá da trơn, cá tầm … được loại trừ khỏi cam kết và có thuế suất được áp dụng theo ưu đãi tối huệ quốc.

- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0304 được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

 Nhóm Cá, làm khơ, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong q trình hun khói; bột mịn, bột thơ và bột viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. (mã HS 0305)

- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0305) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm Cá hồi đỏ, Cá hồi Thái Bình Dương, cá trích, cá tuyết…

- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như gan, sẹ và bọc trứng cá, làm khơ, hun khói, muối hoặc ngâm nước muối sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 0,9%.

- Các mặt hàng khác thuộc mã HS 0305 như Cá bơn lưỡi ngựa Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 0304 sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.

 Nhóm động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đơng lạnh, làm khơ, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong q trình hun khói; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đơng lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và bột viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người (mã HS 0306)

- Tôm hùm và các loại tôm biển khác đông lạnh được được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.

- Các mặt hàng khác như cua ghẹ, tơm đỏ, và các tơm thuộc lồi Penaeus, Crangon..được giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

- Sản phẩm từ các loại cá hun khói, kể cả phi lê cá, trừ phụ phẩm ăn được sau giết mổ sẽ được giảm thuế về 0% theo lộ trình 10 năm, mỗi năm cắt giảm 1,8%.

 Nhóm động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đơng lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong q trình hun khói; bột mịn, bột thô và bột viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. (mã HS 0307)

- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) được giảm thuế ngay được ghi cụ thể trong biểu cam kết bao gồm bạch tuộc, bào ngư, nghêu, sò, mực thuộc các họ Seрia

officinalis, Rossia…

- Các mặt hàng thuộc (mã HS 0307) khác như Mực nang sống, tươi hoặc ướp lạnh, mực thuộc loài Illex được được giảm thuế về 0% theo lộ trình mỗi năm cắt giảm 1,7%, tiến tới năm 2020 mức thuế sẽ là 0%.

1.3.2. Điều kiện để được hưởng ưu đãi về thuế quan

Để được hưởng ưu đã về thuế quan, hàng thủy hải sản của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về xuất xứ: Các mặt hàng phải đáp ứng được tiêu chí xuất xứ được quy định về cụ thể trong phụ lục 3b của FTA. Theo đó, mặt hàng cá sống ( mã HS 0301 ) có tiêu chí xuất xứ từ WO ( nghĩa là hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một bên theo điều 4.4 của FTA ); Các mặt hàng khác như cá tươi hoặc ướp lạnh ( 0304 ), Cá sấy khơ, muối, hun khói…; các loại bột từ cá ( 0305 ), Động vật giáp xác ( 0306 ), Động vật thân mềm ( 0307 ) có tiêu chí xuất xứ là CC ( nghĩa là tất cả các vật liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng đã trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 2 chữ số. Các mặt hàng thủy sản chế biến như cá chế biến ( 1604 ) và Giáp xác và nhuyễn thể chế biến ( 1605 ) cũng có tiêu chí xuất xứ là CC, trừ một số mã hàng đặc biệt có tiêu chí xuất xứ là CC hoặc VAC 40% ( hàm lượng giá trị gia tăng được tính theo cơng thức quy định tại điều 4.5, khơng ít hơn 40% và q trình sản xuất hàng hóa cuối cùng đã được thực hiện tại một bên ). Đó là các mặt hàng mã HS 1604149 ( từ cá ngừ, cá ngừ vằn, cá ngừ sọc dưa ) và 160419 ( loại khác). 160521 ( khơng đóng hộp kín khí ) 160529 ( loại khác ) và 160555 ( bạch tuộc ).

Đối với hàng thủy sản Việt Nam, rào cản lớn nhật đối với việc XK mặt hàng này sang thị trường Nga là các vấn đề về hàng rào kỹ thuật và các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Sau quá trình đàm phán và thống nhất, các bên quy định sử dụng các hiệp định TBT và SPS của WTO làm cơ sở thực hiện. Theo đó, hiệp định TBT và SPS được các bên áp dụng với những sửa đổi phù hợp. Tuy nhiên các bên vẫn có quyền soạn thảo các quy định phù hợp với tình hình thực tiễn, với các quy trình, tiêu chuẩn của nước mình, khơng vi phạm nguyên tắc của các hiệp định trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)