Các giải pháp vĩ mô nhằm tận dụng cơ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 86 - 90)

3.2.1.1. Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu của thủy sản Việt Nam.

Trên thực tế, Việt Nam là nước đứng vị trí thứ 7 trong danh sách các nước XK thủy sản sang Nga. Hàng năm, Việt Nam cung cấp một khối lượng thủy sản không nhỏ cho Nga. Tuy nhiên, thương hiệu thủy sản của Việt Nam tại Nga lại chưa tìm được chỗ đứng xứng đáng trong lòng người tiêu dùng Nga. Do đó, việc xây dựng và quảng bá thương hiệu thủy sản Việt Nam là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh FTA Việt Nam – EAEU được ký kết.

quan hệ ngoại giao Việt – Nga không chỉ trong quan hệ kinh tế đối ngoại mà trên tất cả các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Việc nâng cao quan hệ thương mại giữa hai nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh hoạt động XK hàng hóa nói chung và hàng thủy sản nói riêng. Còn các hoạt động tăng cường cải thiện quan hệ ngoại giao trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội vừa giúp các doanh nghiệp tìm hiểu nhu cầu, đặc điểm, thị hiếu tiêu dùng của người dân Nga, vừa giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến đông đảo người tiêu dùng. Do đó, có thể nói việc nâng cao quan hệ ngoại giao toàn diện trên các lĩnh vực giữa hai nước là nền tảng để xây dụng và phát triển hình ảnh và thương hiệu của hàng thủy sản Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng các thương hiệu sản phẩm thủy sản Việt Nam có chỉ dẫn địa lý cụ thể, có uy tín, đáp ứng thị hiếu và lòng tin của người tiêu dùng; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XK thủy sản đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm và hỗ trợ bảo vệ thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường Nga cũng như thị trường quốc tế.

Mặt khác, các bộ ngành, các Hội và các Hiệp hội thủy sản cũng cần xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với chiến lược phát triển thị trường XK; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường Nga thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển lãm…, thành lập các trung tâm, văn phòng đại diện gắn với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thủy sản của Việt Nam tại thị trường Nga.

3.2.1.2. Nâng cao năng lực cho các ngành phụ trợ

Ngành thủy sản ở Việt Nam là ngành kinh tế biển quan trọng của đất nước, bao gồm nhiều lĩnh vực kết hợp: nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, hoạt động thương mại thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản… Các hoạt động này có mối lien hệ chặt chẽ với nhau nên để phát triển một trong các khía cạnh thì đồng thời phải quy hoạch phát triển toàn diện trên các tất cả các khía cạnh của ngành.

Vì thế, đẩy mạnh hoạt động XK thủy sản sang thị trường của Nga chỉ tăng cường phát triển cho riêng hoạt động XK thủy sản là chưa đủ, Nhà nước cần song song tiến hành các giải pháp quy hoạch nhằm nâng cao năng lực của các ngành phụ

trợ như nuôi trồng thủy sản, đánh bắt và khai thác thủy sản, công nghiệp chế biến thủy sản.

Các kế hoạch quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, phục vụ kịp thời cho hoạt động XK thủy sản. Các hoạt động này phải đảm bảo về sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển bền vững. Quy hoạch phải đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản gắn liền với bảo vệ nuôi trồng sinh thái; tuân theo các quy đinh trong khâu nuôi trồng nhằm đảm bảo chất lượng của nguyên liệu thủy sản đầu vào; đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống nhân dân. Hoạt động quy hoạch phải phát huy tối đa lợi thế sinh thái của ngành thủy sản Việt Nam; được lên kế hoạch chi tiết và định hình phát triển các vùng nuôi trồng với các dự án đầu tư cụ thể trong điều kiện không phá vỡ quy hoạch phát triển thủy lợi và đê biển chung trên địa bàn.

Đối với hoạt động đánh bắt và khai thác thủy sản, mục tiêu quan trọng nhất là phải đảm bảo phát triển một cách bền vững, bảo vệ được nguồn lợi hải sản. Nhà nước cần tiến hành điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên cơ sở áp dụng công nghệ số, viễn thám, theo dõi qua vệ tinh… nhằm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp, làm cơ sở cho quy hoạch, tổ chức sản xuất và quản lý đối với khai thác thủy hải sản, phục vụ công tác bảo vệ, tránh để tình trạng khai thác tràn lan, quá mức gây cạn kiện nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật, các phương pháp đánh bắt; đầu tư ngư cụ, trang thiết bị khai thác tiên tiến, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hiện đại, đặc biệt là đối với đội tàu đánh bắt xa bờ để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả của hoạt động đánh bắt khai thác; Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ hiện đại, mô hình tổ chức quản lý và triển khai áp dụng rộng rãi, kịp thời các mô hình hiệu quả vào sản xuất thông qua các chương trình khuyến ngư.

Đối với các ngành công nghiệp và chế biến thủy sản, hiện nay ở Việt Nam, công nghệ bảo quản và chế biến nguyên liệu chưa tốt. Tuy nguồn nguyên liệu tự nhiên và nuôi trồng ở Việt Nam có chất lượng cao nhưng sản phẩm cuối cùng lại

không giữ được chất lượng như ban đầu hay chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô sơ,

3.2.1.3. Hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường

Một trong những hạn chế của doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam là tình trạng thiếu thông tin về thị trường XK, các quy định của nước NK về các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, các nguồn luật điều chỉnh hoạt động XNK của các nước NK… Trên các trang Web của Tổng cục thủy sản hay Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam (VASEP ), thông tin về thị trường Nga còn lan man, chưa hệ thống; các quy định về SPS, TBT hay thủ tục NK của Nga chưa có bản dịch Tiếng Việt chính thức, không có thông tin chi tiết cụ thể, mà chỉ dẫn link đến trang Web của các bộ ban ngành có thẩm quyền của Nga. Điều này gay khó khăn cho các doanh nghiệp XK khi muốn tra cứu các thông tin cần thiết để thiết lập kế hoạch XK hợp lý hay thực hiện các quy định của Nga. Thực trạng thiếu hụt thông tin của các doanh nghiệp dẫn đến việc các doanh nghiệp bị đình chỉ, cấm XK do không thực hiện đúng quy định hay XK kém hiệu quả. Hơn nữa, trong bối cảnh FTA Việt Nam – EAEU được ký kết, các quy định về các vấn đề này có thể sẽ được thắt chặt hơn nữa nên việc thiếu hụt thông tin sẽ làm giảm sút hiệu quả XK của các doanh nghiệp XK thủy sản Việt Nam.

Do đó, các bộ, ban ngành cần xây dựng mạng lưới thông tin chi tiêt, cụ thể và rõ ràng; tăng cường cập nhật và hướng dẫn các quy định có liên quan đến hàng thủy sản XK sang Nga; hệ thống và đánh giá các thông tin về thị trường thủy sản ở Nga để các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch XNK hợp lý, tận dụng được cơ hội thị trường.

Ngoài ra, ngành thuỷ sản cần có kế hoạch đầu tư xây dựng và phát triển bộ phận chuyên trách về nghiên cứu thị trường nhằm nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp và người sản xuất những thông tin cập nhật về thị trường thuỷ sản Nga đối với các khía cạnh như: giá cả, quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu thụ, biến động thị trường, các động thái về chính sách thương mại có liên quan và những yêu cầu mới của thị trường Nga. Bên cạnh đó, ngành cũng cần phối hợp chặt chẽ với bộ ngành khác như Cục Xúc tiến thương mại và Thương vụ Việt Nam tại Nga để có thể hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp XK.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)