Sản phẩm cá ngừ Việt Nam xuất Khẩu sang thị trường nga, 2007 - 2016 (USD)
Sản phẩm 2007 2008 2012 2013 2014 2015 2016 Cá ngừ sống/tươi/đông lạnh/ khô (hS03) (trừ cá hS0304) 4.880 130.990 Tăng giảm (%) 2.584,1 Cá ngừ hS0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) 364.488 3.171.184 4.106.863 5.201.108 8.369.373 Tăng giảm (%) 770,0 29,5 26,6 60,9 tổng 378.115 36.080 364.488 3.171.184 4.111.743 5.332.098 8.369.373 tăng giảm (%) -90,5 770,0 29,7 29,7 57,0
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017
Nga NK chủ yếu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam, cụ thể là thăn/philê cá ngừ đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (saku), thăn cá ngừ vây vàng đông lạnh, cá ngừ cắt miếng (steak)… Theo số liệu bảng 2.3, sản phẩm cá ngừ hs 0304 – cá ngừ philê là sản phẩm chủ lực của nước ta trong các sản phẩm từ cá ngừ, ngồi ra cịn có sản phẩm cá đông lạnh nhưng với kim ngạch xuất khẩu nhỏ, không đáng kể. Từ năm 2012, các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh là sản phẩm duy nhất được XK sang thị trường này. Việt Nam cũng có xu hướng ngày càng đẩy mạnh XK thăn/philê cá ngừ đông lạnh sang thị trường Liên bang Nga với kim ngạch không ngừng tăng cao qua các năm.
Biểu đồ 2.10: Kim ngạch và tăng trưởng của thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh XK sang Nga của Việt Nam
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017
9 8 7 6 5 4 3 2 1 0 900 800 700 600 500 400 300 200 100
Thăn/Philê cá ngừ đông lạnh (mã hS0304) (triệu USD) Tăng giảm % % triệu USD
Giá trị XK thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh của Việt Nam đã tăng từ 364 nghìn USD (năm 2008) lên gần 8,4 triệu USD (năm 2016), tăng 2.196% trong 5 năm – một mức tăng trưởng ấn tượng. Tính riêng mức tăng trưởng từng năm của mặt hàng này thì năm 2010 là năm đột phá khi mà mức tăng trưởng đạt 770%, từ 364 nghìn USD lên mức hơn 3 triệu USD chỉ trong 1 năm. Trong giai đoạn sau, kim ngạch XK tăng liên tục qua các năm nhưng đã tăng trưởng bớt nóng hơn, từ 30 – 60%.
Đến năm 2014 – 2015, các sản phẩm cá ngừ đông lạnh khác của Việt Nam cũng đã tiếp cận được thị trường này. Giá trị XK mặt hàng này có Việt Nam cũng có xu hướng tăng qua các năm, tăng từ 4,9 nghìn USD (năm 2014) lên 130 nghìn USD năm 2015.
2.1.3.4. Sản phẩm mực và bạch tuộc
Trong 10 năm qua, Việt Nam XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nga dao động từ 1,03 - 9,05 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức 18 - 50 triệu USD của Thái Lan và mức 16 - 24 triệu USD của thị trường Trung Quốc. XK mực, bạch tuộc sang Nga tăng kể từ năm 2007 đến năm 2013, sau đó giảm dần đến nay (VASEP, 2017).
Biểu đồ 2.11: Kim ngạch xuất khẩu và giá trung bình của mực và bạch tuộc XK sang Nga của Việt Nam.
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017.
XK mực, bạch tuộc sang Nga, 2007 - 2016 Giá trung bình XK mực đơng lạnh của Việt Nam sang Nga
1 0 8 6 4 2 0 10 0 8 0 6 0 4 0 2 0 0 - 20 - 40 - 60 Giá trị T Tăng trưởng % Triệu uSD USD/tấn % 6.00 0 5.00 0 4.00 0 3.00 0 2.00 0 1.00 0 0
Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc đứng thứ 3 sang thị trường Nga. Tỷ trọng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 10 năm qua chiếm từ 2,8 - 13,6% tổng giá trị NK mặt hàng này của Nga. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 đến nay tỷ trọng của Việt Nam đang giảm dần, đến năm 2016 tỷ trọng chỉ cịn 4,1%.
Mặt hàng chính là mực và bạch tuộc đông lạnh, Việt Nam không XK mực và bạch tuộc chế biến sang Nga vì nước này cũng khơng có nhu cầu NK nhiều mặt hàng này. Ngoài ra mặt hàng mực sống, tươi, ướp lạnh hay bạch tuộc sống, tươi, ướp lạnh Việt Nam cũng không XK sang Nga, nguyên nhân là do thị trường gần như không ưa chuộng mặt hàng này nên nhu cầu NK là rất thấp.
Về mặt hàng mực đông lạnh, hiện, Việt Nam là nước XK sang Nga lớn thứ 3 sau Trung Quốc, Thái Lan. Mặc dù ln duy trì vị trí thứ 3 trong 10 năm qua, nhưng thị phần của Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ chiếm từ 0,2 - 3,7% trong 10 năm qua. Trước khi Việt Nam ký kết Hiệp định, mức áp mức thuế NK chung cho cả 3 nước là 5,4%, tuy nhiên, khó có nước nào sốn được ngơi vị qn qn của Trung Quốc tại Nga vì thị phần của Trung Quốc hiện chiếm trên 70% và Trung Quốc luôn giữ ngôi vị số 1 tại Nga trong 10 năm qua.
Giá trung bình XK mực đơng lạnh của Việt Nam sang Nga trong 10 năm qua dao động từ 1.519 - 4.833 USD/tấn, trong đó năm 2007 là năm có mức giá trung bình XK đạt thấp nhất và năm 2016 là năm có mức giá trung bình đạt cao nhất, giá XK của Việt Nam có xu hướng tăng trong thời gian này.
Về mặt hàng bạch tuộc đông lạnh, Việt Nam là nước đứng thứ 2 XK bạch tuộc đông lạnh sang Nga chỉ sau Trung Quốc. Trong giai đoạn 2007 - 2016, khối lượng XK của Việt Nam trong giai đoạn này dao động từ 255 - 1.581 tấn, kim ngạch đạt từ 1,6 – 4 triệu USD. Giá trung bình XK bạch tuộc đơng lạnh của Việt Nam sang Nga giai đoạn 2007 - 2016 là 1.813 - 3.962 USD/tấn. Trong thời gian này, đã có lúc Việt Nam vượt qua Trung Quốc vươn lên giữ ngôi vị số 1 tại Nga như năm 2007, năm 2009 đến năm 2013. Tuy nhiên, mức giá trung bình XK của Việt Nam ln thấp hơn so với giá trung bình của Trung Quốc.
Trong tháng 1/2017, Việt Nam XK sang Nga bạch tuộc khô/muối/sống/ tươi/đông lạnh với giá trị đạt 1,9 triệu USD và XK mực sống/tươi/đơng lạnh đạt giá trị 153,9 nghìn USD.
2.1.3.5. Sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Bảng 2.4: Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nga 2007 - 2016 (USD)
Xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nga 2007 - 2016 (USD)
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
382.575 138.000 439.206 2.815 1.729 977 625 1.477
Nguồn: VASEP, Báo cáo thị trường Nga, 2017
Việt Nam là nước đứng thứ 14 XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang Nga. Khối lượng XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam sang Nga trong giai đoạn 2007 - 2016 đạt khoảng 87 tấn/năm tuy nhiên hoạt động XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam gần như theo chiều hướng đi xuống (VASEP, 2017). Năm 2007 XK đạt giá trị 382,5 nghìn USD, sau 10 năm giá trị XK chỉ đạt 1,4 nghìn USD. Năm 2010 là năm có giá trị XK đạt cao nhất 439,2 nghìn USD và có khối lượng XK đạt cao nhất 292 tấn. Trong đó năm 2015 và năm 2016 Việt Nam chỉ XK 2 tấn/năm - là năm có khối lượng XK đạt thấp nhất. Tuy nhiên, nhìn nhận trong thời gian gần, năm 2016, hoạt động XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng so với năm 2015 đạt 130%, tăng từ 625 USD năm 2015 lên 1.477 USD năm 2016.
2.1.4. Đánh giá chung về xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Liên bang Nga.
Hoạt động XK thủy sản Việt Nam sang Nga trong thời gian qua, nhìn chung đã có sự phát triển, tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, sự phát triển này không ổn định và vẫn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Thị trường tiêu dùng Nga được nhận định có nhiều cơ hội phát triển cho ngành thủy sản Việt Nam, quan hệ giữa hai nước luôn tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực
nên công tác đẩy mạnh XK thủy sản vào thị trường này luôn được chú trọng. Tuy nhiên, công tác này gặp khơng ít khó khăn. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2009, Nga là đối tác lớn thứ 10 của thủy sản Việt Nam, sau các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, ASEAN…. Nhưng đến năm 2014, vị trí của Nga đã giảm xuống 3 bậc, xếp thứ 13, năm 2016, thị trường Nga tiếp tục giảm thêm 3 bậc, xếp ở vị trí 16 trong các thị trường XK của thủy sản Việt Nam.