Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu được ký kết đã mở ra cánh cửa cho thủy sản Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường Nga. Việc đàm phán, ký kết và thực hiện hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ Việt Nam tại thị trường Nga. Nhờ các cam kết cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thủy sản của Việt Nam đã có điều kiện thuận lợi hơn, ổn định hơn, minh bạch hơn khi tiếp cận thị trường Nga. Sau gần nửa năm có hiệu lực, FTA giữa EAEU và Việt Nam đã mang đến một số điểm sáng trong hợp tác kinh tế Việt – Nga, cụ thể, XK sang Nga đã tăng khoảng 20%, dẫn lời của Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga Dương Hoàng Minh tại cuộc tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam tại Nga chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác cùng phát triển” tổ chức ngày 4/3/2017.
Đặc biệt, FTA là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành thủy sản khi mà thủy sản là nhóm hàng có lợi thế nhất khi XK sang thị trường này, sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan ngay lập tức khi hiệp định có hiệu lực. Thuế XK thủy sản sẽ được giảm ngay về 0% từ mức 5,63% hiện nay. Thuế suất thuế NK ưu đãi (MFN) trung bình của Liên minh Hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan đối với thủy sản hiện nay là 10%,
cũng được giảm về 0%.
Bảng 2.6: Thuế suất một số mặt hàng XK vào Nga năm 2016
Cá ngừ phile đông lạnh (hS 030487) Cá ngừ (hS 160414)
Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)
Việt Nam 0 Việt Nam 9,38
Trung Quốc 3,75 Trung Quốc 9,38 Thái Lan 3,75 Hàn Quốc 9,38 Indonesia 3,75 Indonesia 9,38 Phile cá tra đông lạnh (hS 030462) Tôm (hS 030617)
Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)
Việt Nam 0 Trung Quốc 3,13
Trung Quốc 3,75 Ấn Độ 3,13
Belarus 0 Việt Nam 0
Kazakhstan 0 Thái Lan 3,13
mực (hS 030749) nthmv (hS 160556)
Nguồn cung Mức thuế (%) Nguồn cung Mức thuế (%)
Trung Quốc 5,41 Trung Quốc 7,35 Thái Lan 5,41 Thái Lan 7,35
Việt Nam 5 Việt Nam 7,35
Ấn Độ 5,41 Chile 7,35
Nguồn: Báo cáo thị trường, VASEP, 2017
Việc giảm mức thuế hàng thủy sản NK vào Nga giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam, nhất là khi trong những năm gần đây, sau 2014, giá dầu giảm
đã làm cho giá trị đồng Rúp giảm mạnh, lạm phát ở Nga tăng cao, dẫn đến giá cả các mặt hàng, bao gồm cả mặt hàng thủy sản tăng cao, đồng thời cũng khiến cho chi tiêu của người dân Nga bị hạn chế lại. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thủy sản ở Nga vẫn giữ nguyên không giảm so với các năm trước. Do đó giá thành là yếu tố quan trọng để thu hút người tiêu dùng tại Nga. Nhờ việc cắt giảm hầu hết các dòng thuế về 0%, chi phí sản xuất của các sản phẩm thủy sản cũng giảm xuống một cách đáng kể, từ đó giá thành sản phẩm cũng được giảm xuống. Từ đó, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam có thể thu hút được người tiêu dùng tại Nga, có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Việt Nam cũng là nước đầu tiên ký kết FTA với khu vực liên minh kinh tế Á – Âu và được hưởng các ưu đãi thuế quan từ thị trường này. Rõ ràng, đây là một điều kiện thuận lợi đem đến nhiều cơ hội cho hoạt động XK thủy sản của Việt Nam. So vơi các quốc gia khác, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hiện nay, việc được tiếp cận thị trường một cách tự do và được bảo hộ, tạo ra lợi thế quan trọng giúp các DN Việt Nam cạnh tranh với các đối thủ khác. Đồng thời, môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định với độ mở cao, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các dự án hợp tác, đầu tư, qua đó, tăng cường năng lực sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi giá trị ở phạm vi khu vực và thế giới. Đây là mục tiêu chiến lược, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững với hiệu quả cao cho các DN và nền kinh tế của chúng ta.
Theo VASEP, trong các mặt hàng thủy sản XK, cá tra là mặt hàng được hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định này. Kim ngạch XK cá tra 9 tháng đầu năm 2016 sau khi ký kết hiệp định đã tăng trưởng gần 7% về sản lượng và trị giá XK, đạt gần 1,2 tỷ USD.
Nguồn: Tổng cục hải quan, 2015
Qua biểu đồ trên, những tháng cuối năm 2014 và quý I/2015, cá tra đông lạnh của Việt Nam dường như thắng thế hơn so với sản phẩm cá rô phi đông lạnh của Trung Quốc khi giá NK thấp hơn từ 1-1,2 USD/kg. Từ sau 10/2015, khi FTA giữa Việt Nam và EAEU có hiệu lực, sản phẩm cá tra Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan về 0%, tạo ra lợi thế cạnh tranh nhiều hơn nữa cho Việt Nam.
2.3. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga
Song hành cùng với cơ hội là những thách thức không nhỏ được đặt ra đối với thủy sản Việt Nam khi tham gia vào thị trường Nga. Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng bên cạnh đó, các rào cản phi thuế quan như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về kiểm dịch chất lượng… mà Liên bang Nga đang áp dụng đối với hàng thủy sản của Việt Nam tương đối chặt chẽ.
Bên cạnh những cơ hội và tích cực trong vấn đề ưu đãi thuế, các biện pháp SPS – TBT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. Những rào cản dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam. Thủy sản là ngành cần lực lượng lao động lớn. Trong khi, thực trạng lao động trong ngành không ổn định. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các DN chế biến thủy sản
Nga là thị trường lớn song cũng rất độc lập, không công nhận quy chuẩn của bất cứ thị trường nào khác. Chính phủ Nga chủ trương bảo hộ mậu dịch, tăng thuế NK, áp dụng hạn ngạch, tạo dựng hàng rào phi thuế… vì thế đã hạn chế không ít đến XK những mặt hàng truyền thông của Việt Nam. Những trở ngại về thủ tục hành chính, hải quan…cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
2.3.1.1. Quy tắc xuất xứ
Về cơ bản, chỉ những sản phẩm đáp ứng các quy tắc xuất xứ của một FTA mới có thể hưởng các mức thuế suất ưu đãi của FTA đó. Tuy nhiên, nhiều DN Việt Nam chưa năm bắt hoặc tận dụng được tốt các ưu đãi của FTA vì tính phức tạp và số lượng lớn quy tắc khiến các DN ngần ngại. Vì vậy, DN Việt Nam có thể hưởng lợi nhiều hơn về thuế quan nếu được truyền thông và hướng dẫn nhiều hơn, sát sao hơn về áp dụng quy tắc xuất xứ trong hàng XK.
2.3.1.2. Quy định về nhãn mác hàng hóa
Hàng hóa NK vào Nga phải có chỉ dẫn bằng tiếng Nga, trong đó ghi rõ tên hàng, thành phần chất lượng, hướng dẫn sử dụng… trên bao bì (nếu có diện tích nhỏ), hoặc đính kèm theo mỗi đơn vị sản phẩm. Cụ thể, đối với mặt hàng lương thực – thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng, các chỉ dẫn này bao gồm:
- Tên sản phẩm, dạng sản phẩm - Nước xuất xứ
- Công ty sản xuất
- Trọng lượng hay thể tích sản phẩm
- Các thành phần chính của sản phẩm (bao gồm cả phụ giá thực phẩm)
- Giá trị dinh dưỡng (calo, vitamin - đối với các sản phẩm có tác dụng trị liệu, thực phẩm, thực phẩm dùng cho trẻ em)
- Ngoài ra còn ghi rõ thời hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, phương pháp chế biến, hướng dẫn và yêu cầu về sử dụng, bao gồm cả các chỉ dẫn về các trường hợp không được sử dụng hay sử dụng có mức độ sản phẩm này.
Quy định bắt buộc các sản phẩm NK vào Nga phải có chỉ dẫn bằng tiếng Nga góp phần ngăn chặn các sản phẩm kém chất lượng được đưa vào Nga và bảo vệ người tiêu dùng đồng thời cũng ít nhiều làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm NK.
2.3.1.3. Quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
Lâu nay, Nga là quốc gia ban bố nhiều biện pháp gắt gao về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc Chính phủ Nga tăng cường các biện pháp kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các mặt hàng thủy sản đã tạo ra không ít khó khăn cho DN Việt Nam. Tuy là thị trường lớn nhưng Nga lại không công nhận quy chuẩn của bất cứ thị trường nào khác.
Vì thế, theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), dù Việt Nam hiện có 602 DN được công nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đủ điều kiện XK sang châu Âu nhưng phía Nga chỉ chấp nhận 34 DN trong số đó. Các yêu cầu quy chuẩn khác biệt và khắt khe này đã gây ra không ít khó khăn cho DN Việt Nam. Điển hình, cuối năm 2008, khi Cục Kiểm dịch động, thực vật Liên bang Nga đột ngột ban hành lệnh cấm NK cá tra Việt Nam vì cho rằng thủy sản Việt Nam không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, hàng trăm container cá đã bị dồn ứ tại các cảng của Nga
2.3.1.4. Tỷ lệ mạ băng với sản phẩm thủy sản
Theo Mục 3.4.2 của Các quy định vệ sinh – dịch tễ và các tiêu chuẩn SANPIN 2.3.2. 2804 -10 có quy định: Khi chế biến cá philê có sử dụng phụ gia thực phẩm, hàm lượng nước trong cá philê sau khi loại bỏ lớp mạ băng không vượt quá 86% khối lượng cá philê. Khối lượng mạ băng của các sản phẩm từ cá không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, khối lượng mạ băng từ động vật giáp xác – không vượt quá 7% và khối lưuọng mạ băng đối với các động vật thân mềm – không vượt quá 8%.
2.3.1.5. Giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn của Nga
Để NK hàng hóa vào lãnh thổ Nga, hàng hóa yêu cầu phải được chứng nhận đáp úng được các quy định của Nga. Không như các quốc gia khác, Nga không sử dụng phổ biến các tiêu chuẩn quốc tế một cách rộng rãi trong chứng nhận hàng hóa
như hệ thống ISO 9000, ISO 14000, HACCP, SA 8000… mà thay vào đó ở Nga có một hệ thống tiêu chuẩn riêng cho các mặt hàng mua bán trên thị trường. Để chứng minh hàng hóa của mình không vi phạm các tiêu chuẩn quốc gia đó, người bán, người mua, người nhận hàng … phải có được các loại giấy chứng nhận về chất lượng hàng hóa, đảm bảo cho người tiêu dùng do cơ quan quản lý chất lượng và tiêu chuẩn Nga Rosstandard cấp phép.
Hệ thống chứng chỉ quốc gia chính ở Nga là hệ thống chứng nhận phù hợp GOST R. Hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn quốc gia Nga (Gost R) dùng để xác nhận sự an toàn của sản phẩm NK vào lãnh thổ liên bang Nga hoặc sản xuất tại lãnh thổ liên bang Nga, đượcc chia làm hai loại: Giấy chứng nhận tự nguyện và Giấy chứng nhận bắt buộc.
Theo Công văn 117/BTS-CLTYTS XK thuỷ sản vào Liên Bang Nga do Bộ Thuỷ Sản ban hành ngày 12/01/2007 Cục Kiểm dịch đôgj, thực vật Liên bang Nga (VPSS) đã có văn bản số OC-EH-2/9103 (Ngày 16/12/2006) gửi Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) trao đổi về mẫu giấy chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm và thủ tục kiểm soát thuỷ sản Việt Nam XK vào Liên Bang Nga. Trong đó, các yêu cầu về kiểm tra, chứng nhận đối với thuỷ sản Việt nam XK vào Liên bang Nga bao gồm những nội dung sau:
- Thuỷ sản và sản phẩm Thuỷ sản XK vào Liên Bang Nga phải được sản xuất tại cơ sở đã được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và công nhận đủ điều kiện đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm trong sản xuất thuỷ sản XK vào Liên bang Nga.
- Kể từ ngày 15/01/2007, mỗi lô hàng thuỷ sản XK vào Liên bang Nga phải đi kèm Giấy chứng nhận Vệ sinh An toàn thực phẩm do cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp (theo mẫu được thống nhất với VPSS). Sau 15/01/2007, những lô hàng thủy sản của Việt Nam không đi kèm giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm theo mẫu nói trên sẽ không được NK vào liên bang Nga.
2.3.1.6. Rào cản gia nhập với doanh nghiệp
nhiều khó khăn do yêu cầu phải đáp ứng được quy định riêng của thị trường này chứ không đồng ý với chứng nhận của cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp; hay việc giới hạn danh sách các doanh nghiệp XK sang Liên bang Nga …như theo đại diện Công ty Chế biến XNK thủy sản Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay có 4/7 DN đạt tiêu chuẩn chất lượng sang châu Âu nhưng cơ quan kiểm nghiệm tiêu chuẩn của Nga chỉ cấp cho 2 giấy phép.
Cụ thể, các doanh nghiệp muốn XK sản phẩm cá khô sang EAEU (trong đó có Liên bang Nga) đều rất khó vì Liên bang Nga không đồng ý với chứng nhận của cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp mà các doanh nghiệp phải đáp ứng được quy định riêng của thị trường này. Theo phản ánh của một số doanh nghiệp thủy sản, để đủ điều kiện XK sang thị trường Nga, thời gian qua, doanh nghiệp phải bỏ một khoản phí bôi trơn không chính thức rất lớn, từ 60.000 đến 100.000 USD để xin được mã XK.
Ví dụ nhu công ty CP xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ, mỗi năm XK hơn 16.000 tấn tôm cá vào các thị trường Mỹ, EU nhưng lại không xin được mã XK để đưa hàng vào Nga vốn được coi là thị trường dễ tính hơn châu Âu.
Riêng trường hợp Tập đoàn Nam Việt (Navico) từng là doanh nghiệp XK cá tra đi Nga nhiều nhất Việt Nam, với giá trị lên tới 60 triệu USD đã từng đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng 1 nhà máy chế biến cá tra dành riêng cho thị trường Nga, nhưng vì bị yêu cầu chi phí bôi trơn không chính thức, nên thủy sản của Navico hiện đã không thể XK sang thị trường này
2.3.2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Nga
Theo Cục Xuất nhập khẩu, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga.
Thách thức cạnh tranh đối với sản phẩm cá tra
Sản phẩm cá tra phile đông lạnh của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng NK thứ 2 trong cơ cấu NK cá thịt trắng của Nga trong năm 2016, chiếm 26,7% tổng giá trị NK. Sản phẩm cá Hake đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất: 30%, đứng thứ 3
(sau cá tra) là sản phẩm cá rô phi chiếm 18,5% tổng giá trị NK. Ngoài ra, Nga còn NK một số sản phẩm cá minh thái, cá tuyết… khác như: Alaska pollock, cá Cod, cá Haddock… Các sản phẩm này đều là sản phẩm cạnh tranh, có tính thay thế cao đối với mặt hàng cá tra phile của Việt Nam, trong khi sản phẩm cá tra là sản phẩm mũi nhọn duy nhất của Việt Nam trong dòng cá thịt trắng. Sức ép cạnh tranh đối với các DN Việt Nam là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc Nga chỉ cấp phép số lượng có hạn cho một ít DN Việt Nam được phép NK vào thị trường này là thách thức lớn nhất mà các DN Việt Nam gặp phải. Hiện nay chỉ có 6 DN được phép XK cá tra phile sang khu vực EAEU nói chung và Nga nói riêng.
Bảng 2.7: Các doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào thị trường EAEU
Doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào Liên minh Kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan)
ST T
Tên DN Mã số nhà máy