2.3. Thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nga
2.3.2. Sự cạnh tranh mạnh mẽ tại thị trường Nga
Theo Cục Xuất nhập khẩu, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt về giá cả, mẫu mã, bao bì, chất lượng, vận chuyển với các quốc gia khác có nguồn cung sản phẩm tương tự tại thị trường Nga.
Thách thức cạnh tranh đối với sản phẩm cá tra
Sản phẩm cá tra phile đông lạnh của Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng NK thứ 2 trong cơ cấu NK cá thịt trắng của Nga trong năm 2016, chiếm 26,7% tổng giá trị NK. Sản phẩm cá Hake đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất: 30%, đứng thứ 3
(sau cá tra) là sản phẩm cá rơ phi chiếm 18,5% tổng giá trị NK. Ngồi ra, Nga còn NK một số sản phẩm cá minh thái, cá tuyết… khác như: Alaska pollock, cá Cod, cá Haddock… Các sản phẩm này đều là sản phẩm cạnh tranh, có tính thay thế cao đối với mặt hàng cá tra phile của Việt Nam, trong khi sản phẩm cá tra là sản phẩm mũi nhọn duy nhất của Việt Nam trong dòng cá thịt trắng. Sức ép cạnh tranh đối với các DN Việt Nam là không hề nhỏ. Bên cạnh đó, việc Nga chỉ cấp phép số lượng có hạn cho một ít DN Việt Nam được phép NK vào thị trường này là thách thức lớn nhất mà các DN Việt Nam gặp phải. Hiện nay chỉ có 6 DN được phép XK cá tra phile sang khu vực EAEU nói chung và Nga nói riêng.
Bảng 2.7: Các doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào thị trường EAEU
Doanh nghiệp chế biến, XK cá tra vào Liên minh Kinh tế Á - Âu (Liên bang Nga, Kazakhstan, Belarus, Armenia, Kyryzstan)
ST T
Tên DN Mã số nhà máy
1 HUNG VUONG CORP DL 308
2 Nhà máy chế biến Thủy sản Ba Lai (FAQUIMEX) DL 333
3 Xí nghiệp đơng lạnh AGF9 (AGIFISH) DL 09
4 Công ty TNHH Hùng Vương – Vĩnh Long DL 36
5 HTFOOD DL 69
6 Công ty TNHH Hùng Cá DL 126
Nguồn: Báo cáo thị trường Nga, VASEP, 2017
Thách thức cạnh tranh đối với sản phẩm tôm
Việc gia tăng sản lượng tôm của các nước như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan sẽ khiến Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt. Ví dụ Trung Quốc và Ấn Độ là đối thủ lớn nhất của Việt Nam, nhất là đối với sản phẩm tôm chân trắng. Với kế hoạch đầu tư và phát triển đồng bộ, tơm Ấn Độ có ưu thế về nguồn cung ổn định và giá thành thấp hơn so với tôm Việt Nam. Hay Indonesia tiếp tục tăng trưởng XK tôm trong những năm tới. Hiện nay, với những ưu đãi về thuế NK nguyên liệu của một số nước đối thủ cạnh canh như: Trung Quốc hay Thái Lan hay các nguồn cung lớn khác như: Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ… đang khiến DN thủy sản Việt Nam khó cạnh tranh để có được thị phần tốt hơn.
giá thấp. Trong 10 năm, giá trung bình NK tơm vào Nga tăng dần qua các năm, trong số các nguồn cung tơm chính cho Nga, giá NK tơm từ Việt Nam cao nhất, Ấn Độ đứng thứ hai; giá tơm NK từ Greenland thấp nhất, có thể thấy qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.15: Giá nhập khẩu trung bình của sản phẩm tơm vào Nga giai đoạn 2008 - 2016
Nguồn: Báo cáo thị trường Nga, VASEP, 2017
Trong giai đoạn 10 năm, giá NK tơm từ Việt Nam có xu hướng tăng trong khi giá NK từ Trung Quốc có xu hướng giảm. Sự gia tăng sản lượng cùng với những ưu đãi thuế quan NK nguyên liệu của các quốc gia này đang là những thách thức to lớn với tôm Việt Nam, trong cuộc chiến cạnh tranh để có thị phần tốt hơn tại Nga.
Hơn nữa, Nga có xu hướng ngày càng giảm NK tôm, nguyên nhân không phải người tiêu dùng Nga giảm nhu cầu tiêu thụ tôm mà là do sản lượng khai thác và nuôi tôm trong nước tăng, có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Điều này càng khiến cạnh tranh trên thị trường tôm NK của Nga ngày càng gay gắt.
Thách thức cạnh tranh đối với sản phẩm cá ngừ
Việt Nam hiện đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 2 tại thị trường Nga trong 3 năm trở lại đây (2014 – 2016). Trước đó, Thái Lan, Trung Quốc và Indonesia chiếm lĩnh thị trường này, đặc biệt là Thái Lan. Các sản phẩm cá ngừ của Thái Lan luôn chiếm trên 50% thị phần tại Nga trong 10 năm qua. Trong khi đó, Việt Nam chỉ chiếm từ 2 - 12% (VASEP, 2017). USD /Kg 50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 Ecuador Việt Nam Ấn Độ
Về cụ thể các dòng sản phẩm, đối với các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp, Thái Lan và Trung Quốc là 2 nguồn cung lớn nhất cho thị trường này, tiếp đến là Trung Quốc. Trong khi các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được thị trường này.
Trong khi đó, Việt Nam thách thức với các sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh của Việt Nam là hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loài đến từ Trung Quốc và Indonesia. (Việt Nam hiện đang có lợi thế hơn Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia khi mà thuế NK với mặt hàng chủ lực – phile cá ngừ đông lạnh về 0% sau FTA)