Lịch sử đình làng

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 26 - 28)

Đình Cầu Bây phụng thờ thành hoàng, là đức tướng Lã Lang Đường, đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của làng.

Đình Cầu Bây hiện còn lưu giữ được 5 tấm bia đá: Thạch Kiều bi ký,

Tu tạo Phúc Trụ tự bi, 2 bia Ký kỵ bi ký và một bia không tên ghi chép về việc sửa cây cầu đá. Trong đó, bia Tu tạo Phúc Trụ tự bi lập ngày 13 tháng 12 năm 1690, Thạch Kiều bi ký lập vào ngày tốt, tháng 9, năm 1738. Như vậy, qua các văn bia trên, có thể nhận định, đình, chùa của làng Cầu Bây gắn với

lịch sử làng, xuất hiện muộn nhất là thế kỷ XVII (thời Lê).

Tuy nhiên, đình hiện nay được xây lại và hồn thiện trải từ những năm 1960 đến năm 2010. Trong thời kỳ chiến tranh, đình là trụ sở ủy ban kháng

chiến xã, đồng thời là địa điểm luyện tập của du kích trong thơn với nhiều

chiến công được ghi nhận. Ngày 13 tháng 12 năm 1946, Pháp hành quân trên

đường 5 Hà Nội - Hải Phòng, khi đến Cầu Bây thì phải dừng lại vì cầu đã bị

dân. Đình bị đốt cháy, chỉ cịn lại đống đổ nát trên khuôn viên hơn 2500m2 .

Đến năm 1954, khi hịa bình lặp lại, khn viên đình vẫn chỉ là khu đất trống.

Năm 1960, dân làng đã góp cơng góp sức, tập trung xây dựng được

mấy gian nhà tranh tre nứa trên khn viên đất của đình, là trụ sở hội họp

của dân làng và là nơi học tập cho các cháu nhỏ. Đồng thời, đây cũng là nơi tập trung tiễn đưa nhiều đợt thanh niên của làng lên đường nhập ngũ chống Mỹ cứu nước.

Được sự quan tâm, nhất trí của chính quyền, nhân dân thơn Cầu đã

quyên góp gần xa, đồng lịng đồng sức, nhờ đó đình dần dần được tôn tạo.

Năm 1990, các gian nhà tranh được gỡ bỏ, xây dựng mới. Nhân dân có nơi ra làm lễ thờ cúng theo tâm thức của mình. Phục dựng đình là cơng việc gắn kết cộng đồng và thể hiện nhu cầu tâm linh của dân làng Cầu Bây.

Một số hạng mục trong kiến trúc đình được trùng tu vào các năm: Canh Ngọ (1990) tu sửa hậu cung, năm Tân Mùi (1991) láng nền đại đình, năm

Nhâm Thân (1992) tu sửa tiền tế, mua sắm đồ thờ, năm Quý Dậu (1993) tôn tạo long ngai, bài vị thờ, năm Giáp Tuất (1994) tu sửa đình, mua sắm đồ thờ, năm Ất Hợi (1995) tu sửa 3 gian tiền tế, năm Bính Tý (1996) kè giếng đình, xây cầu cong ra gò nổi, năm Đinh Sửu (1997) phục dựng cuốn thư, năm Mậu Dần (1998) tu sửa hậu cung, năm Kỷ Mão (1999) làm mộc 3 gian, năm Canh Thìn (2000) sửa nhà hữu mạc, năm Tân Tỵ (2001) xây dựng 3 gian nhà phía trái đình, mua sắm đồ thờ, năm 2002 xây dựng 3 gian nhà bên phải đình thờ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, mua sắm đồ thờ, năm Quý Mùi (2003) lát sân đình, năm Giáp Thân (2004) tu sửa nhà tiền tế. Trước năm 2010, tồn bộ khu di tích gồm một khơng gian rộng lớn, có cổng đình, sân vườn và khu kiến trúc chính có nhiều nếp nhà ngang dọc tạo thành, các hạng mục này được quy hoạch trên một mặt bằng khá rộng, các khối kiến trúc có sự gắn kết để tạo thành một

móng, phục dựng dựa trên những tư liệu cịn sót lại, hồn thành và dựng biển kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)