Nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 79 - 80)

Nhận thức của người dân là nguyên nhân sâu sa nhất dẫn đến những ứng xử với lễ hội truyền thống. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho quần

chúng nhân dân hiểu rõ về giá trị truyền thống vẫn được thực hiện nhưng cịn nhiều hạn chế. Từ đó dẫn tới thái độ thiếu ý thức của một bộ phận người dân khi tham gia và phục vụ lễ hội, nhất là trong thực hiện nếp sống văn minh,

giao tiếp ứng xử, vệ sinh mơi trường. Nhưng có lẽ, cái cốt lõi làm cho sự thay

đổi trong lễ hội là ngày nay, con người ít cịn tin vào điều thiêng liêng, điều đó kéo theo sự tham dự trong lễ hội bị nhạt dần.

Từ một làng ven đô mới lên phường, Cầu Bây khơng cịn khép kín theo mơ hình làng xã xưa. Trước đây, người dân sống sau lũy tre làng, rất háo hức chờ đợi và vinh dự khi được tham gia vào hội làng, có niềm tin mãnh liệt về đấng thần linh và sức mạnh siêu nhiên. Nhưng ngày nay, khi có rất nhiều

ngày lễ, tết được du nhập vào, người dân tiếp cận với nhiều hình thức vui chơi giải trí khác nên sự háo hức giảm đi rõ rệt. Chọn người để tham gia trực tiếp vào tổ chức lễ hội là việc làm khó khăn với ban tổ chức, người thì bận việc, người thì ngại mất thời gian. Ngay cả việc công đức, dân làng hầu hết đều

cơng đức tiền, chứ ít góp cơng. Nhất là nam, nữ thanh niên, sự nhiệt tình khác hẳn với thế hệ trước.

Những nguyên nhân nêu trên cho thấy, việc bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống đang là một vấn đề có tính cấp bách. Cần

có cách thức tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống phù hợp trên cơ sở nghiên cứu điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hoá dân tộc và q

trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)