Ngồi cơng việc chuẩn bị lễ vật, việc luyện tập để thực hiện các nghi lễ, lễ rước cũng được ban tổ chức và dân làng Cầu Bây chuẩn bị một cách kỹ
càng và chu đáo. Công việc luyện tập vất vả và mất nhiều thời gian, song ý
thức được trách nhiệm của mình, những người được phân công nhiệm vụ
tham gia một cách đầy đủ và nghiêm túc. Ở làng Cầu Bây, những nghi thức
chính gồm rước nước, mộc dục, khai hội, tế thánh.
Rước nước
Sáng ngày mùng 10, cụ từ đình cùng trưởng ban tổ chức thắp hương
xin phép thành hồng làng mang chóe đi lấy nước. Đoàn rước cử từ 2 đến 4
người đi lấy nước ở đoạn sông Hồng, khu vực đền Ghềnh, gần cầu Long Biên ngày nay, cách làng 8km. Dân làng quan niệm, nước để làm lễ mộc dục và
các nghi thức khác trong lễ hội phải được lấy từ con sông Cái - sông Hồng,
không lấy ở các sông nhánh. Đoàn nước xuất phát sớm hay muộn tùy vào điều kiện phương tiện đi lại mỗi năm. Cụ Đỗ Văn Cầu, kể lại rằng, có thời
nước, cùng nhau rước bộ, khiêng một chóe nước đầy. Những năm đó các ơng phải đi từ sáng sớm đến đầu giờ chiều mới về đến đình. Đến nay, điều kiện về kinh tế, giao thông thuận lợi hơn, có xe lam, ơ tơ phục vụ việc lấy nước ở xa.
Đoàn đi lấy nước chỉ cần đi trước đoàn rước 15 - 25 phút.
Sau khi cử người đi lấy nước, đoàn rước chuẩn bị lên đường, bao gồm
các cụ, các ông, các bà, ban ngành, đồn thể, cùng dân làng, tập trung tại sân
đình trình thánh, sau đó bắt đầu nghi thức đón và rước nước.
Trước khi bắt đầu, một vị cao niên, thường là ơng từ đình, đánh một hồi trống cái phát lệnh. Khi tiếng trống vang lên, chủ tế vào lễ thánh, xin phép thành hoàng để đoàn bắt đầu đi rước nước. Đoàn rước trong hội làng đi thành hai hàng, thứ tự khơng cố định, có thể được thay đổi tùy vào ban tổ chức.
Năm 2015, đội hình rước nước gồm: 1. Đội múa kỳ lân
2. Chủ tế
3. Quốc kỳ, cờ thần (người rước là hai bồi tế) 4. Hai tổng cờ
5. Kiệu long đình
6. Đội dâng hương nữ gồm các cụ bà với trang phục màu vàng
7. Đội múa cờ với trang phục áo hồng, quần xanh, cầm cờ hội cán ngắn 8. Đội múa sinh tiền
9. Đi cuối đoàn rước là dân làng và du khách thập phương, tuy không
theo đội hình nhưng tất cả đều thành tâm theo đồn rước với lịng thành kính
Sơ đồ thứ tự đội hình rước nước năm 2015:
Thường đồn rước xuất phát từ phía cổng bên phải đình, vịng qua
giếng, tiếp tục đi vịng qua xóm Đông, dừng lại ở quán Đẻ thuộc xóm Mới,
chủ tế, tổng cờ đại diện cho đoàn rước vào lễ trong quán, đồng thời là nơi
dừng chân nghỉ, đợi đoàn đi lấy nước về. Hai năm nay, do đường giao thơng được mở rộng, đồn rước không đợi ở quán Đẻ mà dừng chân tại nơi giao
nhau giữa làng Cầu Bây và làng Ngơ về phía nghĩa trang của làng. Khi đồn
đi lấy nước ở sơng Hồng về đến trạm dừng chân, ông đám từ từ đặt chóe nước
vào trong kiệu, đặt một bát hương ở phía trước chóe, sau đó đồn rước nước Đội múa cờ
Đội dâng hương nữ
Kiệu long đình Quốc kỳ, cờ thần
Hai tổng cờ
Đội múa sinh tiền
Dân làng và du khách thập phương
Đội múa kỳ lân
khởi hành rước kiệu nước vòng quanh làng, dừng lại thắp hương ở các quán, nghè của các xóm, trong tiếng chiêng trống nhộn nhịp, cùng sự háo hức của người dân.
Đồn rước trở về đình bằng cổng bên trái, chóe nước được dâng trước
ban thờ thánh ngồi sân đình, sau được mang vào hậu cung để tiếp tục thực
hiện những nghi lễ mộc dục.
Như vậy, tục rước nước của Cầu Bây có những nét riêng so với các làng khác do thành hồng làng khơng thờ ở miếu hay nghè mà thờ tại đình, nên việc rước nước quanh làng, rẽ vào các quán có lẽ để báo việc tế thành
hoàng cũng như làng bắt đầu vào hội cho các vị thần bảo trợ các ngõ xóm.
Mộc dục
Trong lễ hội làng Cầu Bây, nghi thức mộc dục gồm tắm thánh và lau rửa đồ thờ, thực hiện sau khi đoàn rước nước về cáo thánh. Cụ từ đình, chủ tế lau rửa bài vị, ngai thờ, phủi bụi trên mũ áo của thánh, cùng các vật dụng, đồ thờ cúng trong hậu cung. Mọi hành động trong hậu cung đều được tiến hành
cẩn thận và nghiêm túc, trong suốt thời gian thực hiện nghi thức, mọi người khơng được nói chuyện với nhau. Các đồ dùng tuy được lau rửa thường xuyên vào những ngày lễ tiết trong năm, nhưng trong lễ hội, nó được xem là nghi
thức thiêng liêng, người thực hiện phải lấy nước từ chiếc chóe vừa được rước về lau kỹ đồ thờ cúng.
Lễ khai hội
Sau khi làm lễ mộc dục, thày cúng được mời đến làm lễ chính thức mời thánh và xin phép thánh cho dân làng được khai hội. Thày có thể là người
làng, có thể là người làng bên, được tín nhiệm, có khả năng đưa năng lượng
thiêng từ các bậc thánh về với làng. Làng mở hội trong khơng khí náo nức của tồn thể dân làng. Ơng từ, chủ tế nam đại diện cho dân làng thắp hương trước
tịa đại đình và trong hậu cung. Sau đó, trưởng ban tổ chức lễ hội đọc diễn văn ngắn gọn, thông báo làng vào hội.
Lễ tế thánh
Sau tiếng trống khai hội, dân làng có thể biện lễ dâng hương, tế thánh. Ngày 11, nghi lễ tế nam được tiến hành. Ban tế có ít nhất 19 người, tuổi từ 50 trở lên, tức đều là các vị bô lão.
Chủ tế: một người mặc quan phục màu đỏ, mũ tế đỏ, chân đi hia, là
người quan trọng nhất buổi tế, đại diện cho dân làng, kết nối giữa con người với thần thánh, bày tỏ ước vọng của dân làng đến thành hồng.
Đơng xướng, tây xướng: gồm 2 người, mặc quan phục màu đỏ, mũ tế đỏ, chân đi hia. Hai vị đứng quay mặt vào nhau, chếch sang hai bên tiền tế,
trước vị chủ tế. Mọi nghi thức trong buổi tế đều do hai vị đông xướng, tây
xướng hơ theo trình tự quy định.
Chấp sự giả: gồm 10 người mặc quan phục màu xanh, mũ tế cạnh, chân
đi hia. Họ có nhiệm vụ dâng tiến các lễ vật trong các tuần tế, gồm: nến,
hương, rượu. Đầu tiên là hai người, một cầm nến, một cầm trống bản cán nhỏ
đi gõ nhịp để dâng nến trong hậu cung. Tiếp sau là 4 người dâng hương. Cuối
cùng là 4 người dâng tửu. Mỗi tuần tế, các chấp sự giả sau khi đưa lễ vật cho chủ tế tế thánh, nhận lại lễ vật, vào dâng trong hậu cung. Đi cùng có đội múa sinh tiền, gồm 4 người.
Đồng văn: gồm 2 người, một người đánh trống, một người đánh chiêng. Đây là hai nhạc khí rất quan trọng trong lễ hội, bước đi của chủ tế, chấp sự đều phải dựa theo nhịp trống và chiêng. Khi dẫn lễ, nhạc bát âm cùng trống,
Sơ đồ bố trí tế lễ ở đình làng năm 2015: Trong đình Hậu cung Trung đường Tiền tế Sân đình Hương án Tây xướng Đông xướng Chủ tế ! ! ! ! Bồi bái Bàn để đài rượu, hương đèn, nến Bàn để đài rượu, hương đèn, nến Bát bửu Bát bửu Trống Chiêng Chấp sự giả Chấp sự giả
Đội múa sinh
Cuối cùng, chủ tế đọc văn tế trình thành hồng làng: " Duy
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tuế thứ niên nguyệt nhật
Hà Nội tỉnh, Long Biên quận, Thạch Bàn phường, Thạch Cầu thôn
Đại diện kỳ lão
Hương trung
Trưởng ban quản lý di tích Thủ từ
Chủ tế quan Bùi tế quan
Cộng đồng nam phụ lão ấu Tồn thơn trung cẩn dĩ
Nhang đăng phù tửu thanh trước tư thình Chủ nạp phẩm
Vật chi nghi tiết phùng Tất cốc lễ dả
Cung vọng
Đức thánh hoàng
Đại vương thượng đẳng linh thần
Dực bảo trung hưng hòa đao Mộc lạc
Kỳ cập bản xứ thổ địa Bảo vệ thánh hoàng Lai lâm đồng hiến hưởng
Phù hộ tồn thơn trung nhân khang Vật thịnh Sản xuất thắng lợi Thực túc binh cường Vạn sự bình an Sở cầu như ý Sở nguyện tòng tâm Cầu phúc phúc lai Cầu tài tài trí
Tứ thời vơ tai ách tri ngu bát tiết Hưởng hịa bình chi khánh Cẩn cáo".
Hai chấp sự giả rước chúc lên hương án, rồi hóa chúc.
Trong suốt thời gian diễn ra các nghi thức tế lễ trong đình, ơng từ mặc áo the, khăn xếp màu đen, quần trắng, có nhiệm vụ tiếp hương, đèn, nến cho
các ban thờ.
Dâng hương nữ
Đội dâng hương tất cả đều là nữ giới, độ tuổi từ 45 - 50 trở lên, do ban
tổ chức, các bô lão trong làng bầu ra và phân công nhiệm vụ. Thành phần tham gia trong ban tế ít nhất gồm 21 người.
Đông xướng, tây xương, hai người mặc lễ phục màu đỏ, mũ đỏ, hài đỏ.
Mọi nghi thức trong buổi tế do hai vị đông xướng và tây xướng hô lên theo
văn bản đã quy định.
Tiến tước, mỗi bên có 6 người, dâng lễ vật trong tuần tế, gồm hương, nến, hoa và oản.
Ngồi ra cịn một người đánh trống, một người đánh chiêng, đóng vai trị quan trọng trong buổi tế.
Chủ tế đọc chúc, sau đó dâng và hóa chúc trước hương án kết thúc nghi thức dâng hương.
Có thể thấy nghi thức tế lễ ẩn chứa đầy sự kính cẩn, trang nghiêm, diễn
đạt có trình tự và hệ thống, tạo nên khơng khí thiêng liêng trong những ngày
diễn ra lễ hội làng Cầu Bây.
Múa cờ
Những năm lễ tế thánh, dâng hương diễn ra ở sân đình thì có thêm nghi thức múa cờ diễn ra trước khi tế nam và dâng hương nữ. Đội cờ gồm 11
người nữ, trong đó, 1 đội trưởng mặc áo đỏ, khăn đội đầu đỏ, quần trắng, và 10 thành viên, mặc áo vàng, khăn đội đầu vàng, quần trắng. Nghi thức diễn ra theo tiếng trống và nhạc của phường bát âm.