Lễ hội làng Ném Thượng

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 68 - 72)

Làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, hàng năm tổ chức lễ hội truyền thống vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đình làng

Ném Thượng thờ vị thành hoàng Lý Đoàn Thượng, là một vị trung thần, dũng tướng thời Lý. Trong một đánh trận, ngài cũng quân lính đến vùng núi Ném

Thượng trú, tại đây ông đã chém lợn rừng nuôi quân. Từ đó đến nay, dân làng tổ chức lễ hội là để tưởng nhớ ngài.

Nghi thức hiến sinh xuất hiện từ rất lâu không chỉ ở Việt Nam mà cịn ở nhiều nước, gắn với lễ hội nơng nghiệp, với mong muốn cầu mùa màng bội thu, một năm may mắn, tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi.

Lễ hội truyền thống làng Ném Thượng được tổ chức vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng. Sáng ngày mùng 5, gia đình ơng đám mời dân làng đến nhà ăn cỗ. Người dân đến ăn cỗ có mừng tiền. Gia đình ơng đám chịu

trách nhiệm nuôi 2 lợn tế, gọi là các "ơng ỉn". "Ơng ỉn" phải là giống đực,

trắng tuyền, khơng được có một đốm nào trên người, tai phải to. Gia đình được ni phải có con cái đầy đủ, hạnh phúc. Trước khi rước ra đình, "ơng ỉn" được tắm rửa sạch sẽ, không được ăn cơm cháo nữa mà chỉ ăn bánh kẹo của

người dân cho đến khi hành lễ. 4 giờ chiều bắt đầu rước thì gia đình phải làm lễ ở nhà lúc 3 giờ. Những người được đi rước ơng ỉn về đình phải thuộc

khung tuổi quy định từ 38 đến 50 tuổi và đủ 12 con giáp.

Sáng ngày mùng 6 tháng Giêng, hai ông lợn được rước đi khắp làng, đi theo có chủ tế, thủ đao, đội dâng hương, trống nhạc… cùng đông đảo dân

làng và khách thập phương. Đi qua nhà dân thì mỗi người thả tiền vào hộp

phía trước cũi mấy đồng lẻ để lấy may. Đúng 12h, nghi thức tổ chức ngay tại sân đình, trước sự chứng kiến của rất đông người dân. Lợn được buộc dây

thừng vào 4 chân, kéo 4 góc, để thủ đao có thể chém ngang thân lợn làm đơi một cách nhanh chóng. Máu bắn tung tóe, vào cả những người xem xung quanh. Nghi thức chém diễn ra chỉ hơn 10 giây, nhưng được đông đảo người dân chờ đợi. Người dân lấy tiền lẻ, thấm máu lợn, vì họ cho rằng, nếu tiền của họ ngấm máu của ông lợn sẽ gặp may mắn cả năm. Trước đây, khi dân làng còn sống chủ yếu bằng nghề nông, theo quan niệm dân gian máu đỏ thấm

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, dân làng làm nhiều nghề khác nhau. Đặc biệt, trước sự phát triển của đời sống kinh tế, tiền trở thành lễ vật trung gian thay cho đất để cầu mong làm ăn, buôn bán phát đạt.

Điểm khác biệt giữa nghi thức chém lợn của làng Ném Thượng và Cầu

Bây ở ý nghĩa nghi thức, và cách thức thực hiện. Làng Cầu Bây đặt ý nghĩa

của việc tưởng nhớ thành hoàng trong chi tiết đuổi lợn, thủ đao cùng thanh

niên trai tráng trong làng đuổi lợn trong tiếng reo hò náo nhiệt của dân làng. Đến khi lợn thấm mệt mới tiến hành chém thủ lợn để tế thánh. Còn ở Ném

Thượng, chém lợn gắn với ý nghĩa thắng giặc khao quân, do đó nghi thức

chém chỉ diễn ra rất nhanh.

Tuy nhiên, dù tồn tại dưới hình thức nào thì những tục lệ này cũng đều bắt nguồn từ nghi lễ hiến sinh của cư dân nông nghiệp. Tuy nghi thức chém lợn bắt nguồn truyền thống dân tộc, nhưng trong xã hội hiện đại, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Muốn các cổ tục vẫn giữ được ý nghĩa cần có những

hình thức phù hợp, trước là hợp lịng dân làng - chủ thể sáng tạo văn hóa dân gian, sau là hợp với xã hội đương đại. Ban tổ chức lễ hội làng Cầu Bây cùng

dân làng luôn đồng nhất ý kiến, cho rằng, để tưởng nhớ công lao của thành

hoàng làng, chỉ cần tái hiện những yếu tố cốt lõi của nghi thức. Việc dùng đao gỗ để thực hiện nghi lễ trong lễ hội làng Cầu Bây, có thể là một gợi ý đáng

lưu tâm đối với Ném Thượng.

Tiểu kết chương 2

Lễ hội truyền thống như một bảo tàng đặc thù về văn hóa của dân tộc,

đã được lưu truyền, phát huy qua nhiều thế kỷ. Lễ hội là sản phẩm văn hóa

tinh thần của người dân, được tích tụ từ ngàn đời, lưu giữ và bộc lộ những

truyền thống quý báu của dân tộc. Hội làng Cầu Bây mang những nét văn hóa đặc trưng trong lễ hội của cư dân nơng nghiệp, vùng châu thổ Bắc Bộ.

Lễ hội làng Cầu Bây diễn ra để tưởng nhớ vị thành hoàng làng Lã Lang

Đường, một vị tướng thời Đinh, có cơng giúp vua dẹp loạn, hóa ở làng Cầu

Bây. Việc tổ chức lễ hội trước hết để bày tỏ lịng thành kính với người có

cơng phù trợ dân làng, hướng về cội nguồn với tấm lòng biết ơn, cầu mong sự che chở, mong cho mưa thuận gió hóa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no.

Hội làng diễn ra hàng năm với đầy đủ các nghi thức: rước nước, mộc

dục, tế lễ, chạy ngựa, chém lợn… Ở lễ hội, dân làng được hịa mình vào

khơng gian thiêng, vui chơi, giải trí sau một năm, lao động vất vả với những

trị chơi mang đậm tính dân gian, những đêm sinh hoạt văn nghệ đầy màu sắc.

Đặc biệt, khi nhắc đến hội làng Cầu Bây, người ta không thể không nhắc đến

nghi thức chạy ngựa và đuổi chém lợn. Đó là những nghi thức đặc trưng,

hiếm gặp ở làng xã Bắc Bộ.

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, trong bối cảnh tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa, lễ hội truyền thống làng Cầu Bây diễn ra càng có ý nghĩa sâu sắc. Nó vừa thể hiện truyền thống văn hóa độc đáo, và vẫn mang

hơi thở của cuộc sống đương đại.

Bên cạnh đó, lễ hội cịn là dịp để những người con xa quê chở về với

nơi chôn rau cắt rốn, cũng là dịp để du khác gần xa đến ghé thăm làng, hịa

mình vào khơng khí lễ hội cùng dân làng. Dân làng Cầu Bây với tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc, đã gìn giữ lễ hội một

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)