Các di tích khác

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 32 - 34)

1.3.1. Chùa

Chùa làng Thạch Cầu (Cầu Bây) được xây dựng trên khn viên đất

lớn 4000m2 nằm ở phía Tây Nam thơn. Chùa Cầu Bây có tên chữ là Phúc Trụ, có nghĩa là phúc của trời đất ban cho.

Chùa được khởi dựng từ khi nào thì khơng rõ, nhưng hiện nay, cịn có một tấm bia cổ quý giá, có niên đại Hoằng Định thứ 10 (1609). Hiện tại, bia đá khơng cịn nguyên vẹn, những dòng chữ mờ nhạt trên mặt bia phần nào

cho chúng ta biết: vào năm Đinh Mùi (1607) chùa được nhân dân xã Cự Linh tu sửa lớn: gồm 2 dãy hành lang, thiêu hương, tiền đường, đồng thời làm mới tượng Phật. Qua sự miêu tả trên văn bia, chúng ta có thể phỏng đốn rằng vào thế kỷ XVII chùa Cầu Bây có mặt bằng nội công ngoại quốc. Cũng từ niên

đại tu sửa chùa, có thể thấy, ít nhất chùa cũng được khởi dựng trước thế kỷ

XVII, có thể vào thế kỷ XVI (dưới thời nhà Mạc).

Sang đến thế kỷ XVII, XVIII chùa còn được tu sửa lớn, được ghi lại

trong bài minh trên chuông được đúc năm Đinh Tý (1797).

Chùa Cầu Bây được dựng theo hướng Nam, gồm sân, tháp Phật, Tam bảo, nhà tổ, nhà Mẫu, vườn tháp mộ và cổng chùa.

Tiếp giáp với tòa tam bảo là một tháp được xây 3 tầng thấp. Theo các cụ, tháp để chôn những bức tượng Phật bị hỏng.

Tam bảo là tịa nhà có kết cấu chữ Đinh, bao gồm Tiền đường và

Thượng điện. Tiền đường gồm 5 gian đầu hồi bít đốc, tường xây gạch Bát

Tràng cổ, mái lợp ngói ta. Tồn bộ hệ thống cột được đặt trên chân tảng kê

bằng đá trên trịn dưới vng. Hoa văn trang trí chủ đạo là hoa sen, tạo cho

kiến trúc những nét mềm mại.

Thượng điện gồm 4 gian chạy dọc nối với tiền đường. Bộ khung kết

cấu dạng kiểu vì giá chiêng chồng dường trụ chốn, cốn kẻ ngôi, và tường bao xung quanh. Cột cái được đặt trên chân tảng kê đá, phần đầu xà, bẩy được đặt trên hệ thống tường bao. Phần ván gió tại gian thứ nhất được trang trí đề tài

rồng, tứ quý, đường nét chạm khắc rất uyển chuyển, sinh động, các bộ vì khác trang trí đề tài hổ phù cách điệu, tứ quý hóa rồng.

Nhà tổ năm gần với cổng sau của chùa, xây dựng phía sau tịa tam bảo, cách một khoảng sân rộng, gồm 5 gian tường hồi bít đốc mới được tu

bổ năm 2000. Nhà Mẫu được tu bổ năm 1995, gồm 3 gian, nằm phía tay phải của tam bảo.

Khu vườn tháp ở chếch phía trước bên trái tịa tam bảo. Hiện nay cịn 2 ngôi tháp mộ, chôn xá lỵ của các vị sư tổ đã từng tu hành tại chùa trước đây. Các ngôi tháp này được xây dựng giống nhau, bao gồm 3 tầng kiểu tháp Tu di tọa. Tháp được xây bằng gạch Bát Tràng. Dáng tháp kiểu thượng thu hạ

thách, phần tầng đáy xây rộng hơn tầng trên. Bốn mặt tháp chia theo các tầng

được tạo ô chữ nhật ghi tên tháp, phần đỉnh được đắp hoa sen.

Chùa Cầu Bây hiện nay không giữ được kiến trúc khởi nguyên, song về cơ bản, nó vẫn giữ được những nét cổ truyền, những giá trị về mỹ thuật, kỹ

thuật tạo tác trên kiến trúc, trang trí.

Trong chùa hiện cịn lưu giữ 34 pho tượng: bộ Tam thế, bộ Di đà tam

thánh tăng, Diệm nhiên mặt khỉ và Đại lực sĩ, Trừng ác, Khuyến thiện, Phạm Thiên, Đế Thích, Thích ca sơ sinh, 2 tượng tổ, tam tòa thánh mẫu, Tứ phủ

chầu bà, Tứ phủ quan hoàng, Đức thánh Trần, Sơn Trang, Cô, Cậu, và gần đây nhất là tượng Quan âm bồ tát nằm bên ngồi, phía trước bên tay phải tịa

tam bảo.

Bên cạnh giá trị mỹ thuật kiến trúc, chùa Cầu Bây có là nhân chứng lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa là nơi hoạt động bí mật

của bộ đội địa phương và dân quân du kích xã. Tại thượng điện của chùa,

người ta cho đào một hầm bí mật, thơng ra ngồi cánh đồng, làm đường rút

lui cho bộ đội và du kích mỗi khi bị quân Pháp bao vây. Năm 1954, chùa Cầu Bây được công nhận là chùa kháng chiến, được tặng thưởng huân chương độc lập hạng Ba.

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, hai vị sư trụ trì ngồi việc trơng nom chùa, cịn tích cực và nhiệt tình cùng lãnh đạo địa phương vận động nhân dân hưởng ứng, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

như vận động dân làng vào Hợp tác xã nông nghiệp, vận động thanh niên sẵn sàng nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Cũng trong thời kỳ này, nhà chùa nguyện hiến 3 gian nhà và 5 gian hành lang cho hợp tác xã xây dựng nhà trẻ mẫu giáo. Nhà chùa đã tự nguyện cho Hợp tác xã mượn 5 gian tam bảo làm lớp học cho các cháu cấp 1 đến năm 1975.

Chùa Cầu Bây còn được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của thành

hội Phật giáo thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)