Trong dịp lễ hội, các hoạt động sinh hoạt văn nghệ diễn ra sôi nổi, đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, tạo nên khơng khí náo nhiệt, vui tươi mà
vẫn không mất đi những nét đẹp truyền thống. Mỗi hình thức mang một màu sắc riêng, góp phần làm cho lễ hội làng ngày càng là một sinh hoạt cộng đồng
được toàn thể dân làng trông chờ.
Diễn xướng dân gian
Trước đây, làng Cầu Bây thuộc địa giới hành chính tỉnh Bắc Ninh, ít
nhiều có sự ảnh hưởng của truyền thống quan họ Kinh Bắc. Hát quan họ trong lễ hội Cầu Bây là một hình thức sinh hoạt văn hóa cho đến ngày nay vẫn được xem như là một hình thức diễn xướng khó có thể thay thế. Khác với với
những làng quan họ truyền thống ở Bắc Ninh có từ lâu đời, làng Cầu Bây nằm giữa vùng văn hóa Kinh Bắc và Thăng Long Kẻ Chợ nên những tập tục hát quan họ trong lễ hội không đậm nét, không liên quan đến các nghi thức thiêng gắn với thành hoàng làng, mà chỉ là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa trong hội.
Tùy từng năm, làng có mời đoàn văn nghệ Bắc Ninh hát vào buổi chiều ngày 11, hoặc 12 tại giếng đình. Các liền anh, liền chị hát trên thuyền rồng
của thôn. Dân làng đi xem hát đã trở thành thói quen, chưa đến giờ diễn, dân làng đã đứng đông đảo xung quanh giếng. Mọi người hào hứng chờ đợi, thả
mình vào từng giai điệu, lời ca của những làn điệu dân ca.
Cũng có năm đồn quan họ được mời diễn thêm buổi tổi ngày 11, phục vụ nhu cầu của dân làng.
Bên cạnh đó, các cụ kể lại, trước đây cịn có hình thức diễn tuồng, chèo cổ. Nhưng thật tiếc, do thăng trầm của lịch sử, và do yếu tố kinh tế nên các hình thức sinh hoạt này của làng đã khơng cịn được duy trì nữa.
Đội văn nghệ của làng
Trước đây, làng có một đội văn nghệ, bao gồm những thành viên có
khả năng ca hát, thường sinh hoạt vào buổi tối tại đình làng, lịch tập bận rộn hơn vào dịp chuẩn bị cho lễ hội. Họ hát quan họ và diễn các tích tuồng, chèo cổ. Vì lễ hội diễn ra vào tháng 2 khi đã nơng nhàn nên dân làng có nhiều thời gian luyện tập, chuẩn bị cho lễ hội. Tuy nhiên, người làng Cầu Bây tham gia văn nghệ như một hình thức sinh hoạt cộng đồng, khơng có những kỹ thuật
trong lối hát, diễn tích như các làng quan họ gốc truyền thống.
Ngày nay, làng Cầu Bây có 4 đội văn nghệ thuộc 4 tổ dân phố, mỗi
khi làng có sự kiện chung, cả 4 tổ đều tập hợp nhau lại, tổ chức biểu diễn
người dân tham gia hầu hết là những nghệ sĩ không chuyên, tất bật chuẩn bị, biểu diễn, với niềm phấn khởi, vui mừng, không bắt buộc hát quan họ mà hát nhạc mới, những bài ca mừng Đảng, mừng xuân, ca ngợi quê hương, đất nước. Người dân luyện tập với nhau kỹ càng cho các tiết mục văn nghệ, hát sao cho đúng lời, đúng nhạc, chọn trang phục biểu diễn sao cho phù hợp. Đội văn nghệ ngày nay chủ yếu là những cán bộ, công nhân viên nghỉ hưu,
họ tích cực tham gia vào sinh hoạt cộng đồng, làm phong phú đời sống tinh thần của làng.
Bên cạnh đội văn nghệ của làng, một số nhà có điều kiện kinh tế đã
công đức cho làng một chương trình văn nghệ, mời các nghệ sĩ trẻ về biểu
biễn. Nhưng sau một vài năm, dân làng không thực sự hào hứng với cách thức này, họ cho rằng, những bài hát trẻ có phần không phù hợp với không gian của hội làng, và nhu cầu thưởng thức của họ. Chính vì vậy, trong hội làng, sinh hoạt văn nghệ vẫn chủ yếu là do các đội văn nghệ của làng tham gia.
Năm 2015, thuê một đồn văn cơng hát sân đình vào chiều ngày 11, nội dung các ca khúc phải thống nhất trước với ban tổ chức, hát những ca khúc ngợi ca quê hương đất nước cùng lòng tự hào dân tộc.
Như vậy, với sự tham gia của đông đảo người dân trong sinh hoạt văn nghệ tại lễ hội làng Cầu Bây, cho thấy, lễ hội của làng vẫn giữ được đặc tính cơ bản của một lễ hội truyền thống.