Cố kết cộng đồng

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 81 - 82)

Hoạt động lễ hội thể hiện rõ nét nhất mối quan hệ gắn kết giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa địa phương này với địa phương khác. Những mối quan hệ này được xác lập, củng cố, mở rộng và hoàn thiện từ khi lễ hội mới sơ khai hình thành cho đến ngày nay.

Đây là giá trị nổi bật, mang tính đặc trưng của lễ hội làng Việt đồng

bằng châu thổ Bắc Bộ. Ở làng Cầu Bây, giá trị này được biểu hiện tương đối

rõ nét. Dân làng khơng có điều kiện kinh tế, chiến tranh tàn phá ruộng đồng,

nhà cửa… nhưng đều đồng lịng xây dựng và tu bổ đình và chùa, góp ruộng

cho đình, chùa, làm ruộng công để cúng tế các dịp lễ tiết. Theo cứ liệu trên

bia đá, làng đã nhận được 65 quan 600 đồng của cả người trong và ngoài làng,

để đúc chuông ở chùa năm Đinh Tỵ, niên hiệu Cảnh Thịnh 1797. Từ năm Tân

Sửu đến năm Bính Ngọ đời Thiệu Trị, dân làng đã công đức tổng cộng 44

quan tiền rưỡi để sửa cây cầu đá. Mỗi người đóng góp một chút để dân làng có chỗ sinh hoạt cộng đồng.

Tính cộng đồng cịn được thể hiện ở tính kỷ cương, trách nhiệm trong

lễ hội. Những người tham gia ln có ý thức phải hồn thành tốt nhiệm vụ đã

được phân cơng trong dịp lễ hội, bởi họ nếu có sơ suất gì thì sẽ mang vận xui đến cho cả làng. Các ông trùm, ông lình của các giáp cùng nhau thống nhất,

quyết định mọi việc trong lễ hội. Điều đó thể hiện sự gắn kết xóm làng, khơng ganh đua tính tốn, vụ lợi trong cơng việc chung của làng. Trước cách mạng

tháng Tám, trai đinh làng Cầu Bây phải một lần đảm nhất chức cai đám, với nhiệm vụ nuôi lợn thờ, không chỉ một con để giao cho hàng giáp, mà còn

thêm một con khác để họ hàng, làng xóm đến vui mừng. Cả hai con lợn đều

nuôi trong chế độ đặc biệt, rất tốn kém. Mặc dầu vậy, với ý thức làm việc

làng, mỗi người đều cố gắng làm tốt nhất cơng việc đó [70, tr.21].

Ngày nay, tính cố kết cộng đồng còn được thể hiện sâu sắc. Những

người con của làng xa quê hương, lập nghiệp ở nơi khác vẫn trở về với cội

nguồn, về với lễ hội trong niềm vui đồn tụ. Các gia đình, dịng họ biện lễ ra

đình trong sự thành kính, gặp người làng đều chào hỏi lẫn nhau, có thể chỉ là đôi ba câu về sức khỏe, công việc làm ăn… nhưng điều đó cũng phần nào gắn

kết chặt chẽ thêm mối quan hệ láng giềng ở làng.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)