Lễ hội truyền thống làng Ngô

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 66 - 68)

Làng Ngô (Ngô thôn) là một trong 5 làng thuộc Thạch Bàn, kể từ sau khi thành lập quận, làng được chia thành 4 tổ dân phố từ 8 đến 11. Di tích đình, nghè làng Ngô thuộc tổ 8, giáp với làng Cầu Bây.

Đình, nghè làng Ngơ gắn với việc thờ cúng các nhân vật lịch sử: Linh

chúa. Theo thần tích được lưu giữ tại đình làng, Linh Lang và Lã Lang là hai nhân vật xuất hiện thời Lý, có cơng đánh giặc giữ nước, được tơn làm thành

hồng làng thờ tại đình làng, cịn Phương Dung hồng hậu và Cẩn Hạnh công chúa được thờ phụng tại Nghè, cách đình làng khoảng 1km. Theo truyền

thuyết dân gian, Lã Lang còn gọi là Lã Lang Đế, là anh em với Lã Lang Đường, thành hồng làng Cầu. Tuy nhiên, giữa thần tích 2 làng có sự chênh

về thời gian, làng Cầu ghi chép về anh em họ Lã vào thời nhà Đinh, làng Ngô ghi chép vào thời nhà Lý.

Hàng năm, cứ mỗi dịp lễ hội, hai làng lại nô nức chuẩn bị chu đáo đối với mọi nghi thức. Làng Ngô tổ chức lễ hội từ ngày mùng 9 đến ngày 11

tháng 2 âm lịch hàng năm, chính hội vào ngày mùng 10. Như vậy, làng Ngô tổ chức lễ hội trước làng Cầu Bây 1 ngày.

Làng Ngơ cũng có những đặc trưng riêng biệt trong tổ chức lễ hội, đặc biệt là nghi thức kiệu bay (chạy kiệu). Đây là nghi thức không chỉ được người dân trong làng háo hức, mà tất cả người dân trong vùng đều chờ đợi, để có thể hịa mình vào khơng khí lễ hội của ngôi làng giàu truyền thống này.

Chạy kiệu không phải là nghi thức chỉ có ở làng Ngơ mà xuất hiện khá phổ biến trong các lễ hội ở miền Bắc, gắn với sự tích dân gian, truyền thuyết dân gian của làng đó. Dân gian cho rằng, đây là nghi thức thiêng trong lễ hội, các thánh giáng xuống, ngự trong kiệu, đi khắp xóm làng, sau đó đi sang các làng bên, trước tiên là thăm xóm làng, sau là gặp gỡ các thánh. Ở một số làng như Liên Ngạc, Phú Đô, Xuân Đỉnh, 5 làng Mọc… nghi thức này cũng diễn

ra thường niên, được đông đảo người dân trong vùng tham gia.

Những người được chọn rước kiệu là nam, nữ thanh niên trong làng.

Trước đây, những người tham gia vào các nghi thức thiêng đều phải tuân theo những điều kiêng kỵ nhất định như ăn chay, tắm nước gừng, sống biệt lập với người thân… Nhưng đến nay, trong điều kiện xã hội đương đại, những tục lệ

khắt khe đã được giản lược, nam nữ thanh niên được chọn tham gia rước kiệu cần sức khỏe và đạo đức. Nghi thức chạy kiệu cần 4 người trực tiếp khiêng

kiệu, 4 người đi cùng để luân phiên nhau, 1 người cầm lọng che.

Ngày mùng 9, cụ từ đình, chủ tế, cùng tồn thể ban tổ chức lễ hội làm lễ cáo yết tại đình làng, xin phép thành hoàng được rước kiệu. Kiệu đi từ đình

đền nghè ở chân đê xin bát hương để tiếp tục rước. Trong quá trình rước, kiệu

lúc đi thong thả, lúc chạy rất nhanh, lúc lắc lư, lên xuống, quay trịn… khơng theo một quy luật nào cả, và người khiêng kiệu cũng không thể kiểm soát

được. Điều lạ nữa là, những người khiêng cảm thấy rất hăng, chỉ mệt mỏi khi đã rời kiệu trở về nhà. Đến nay, cũng chưa có một lời giải thích hợp lý và đủ

sức thuyết phục nào đối với nghi thức này.

Theo truyền tục dân gian thì thánh làng Ngơ và Cầu Bây có mối quan hệ anh em, ngồi tâm thức nơng nghiệp, thì gần như khó tìm thấy điểm tương

đồng giữa lễ hội hai làng. Có chăng, như đã nói ở phần trên, chỉ có một yếu tố

làm gợi nhớ đến tục kết chạ xưa kia, đó là vào ngày 11, kiệu của làng Ngơ đến đình làng Cầu trình thánh, quay, và di chuyển khắp sân đình. Về mặt tín

ngưỡng có thể lý giải với nhiều giả thiết khác nhau, tuy nhiên có nhiều năm, ban tổ chức lễ hội làng Cầu Bây, sợ làng bên mượn cớ “thánh nhập” đề làm

tổn hại tài sản, cơ sở vật chất chung của làng nên đã chủ động đóng cổng đình. Tuy nhiên, kiệu làng Ngơ như có một sức mạnh vơ hình vơ cùng to lớn,

nếu chủ định vào trình thánh làng Cầu Bây, thì chắc chắn kiệu sẽ vào được

trong sân.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)