Cân bằng đời sống tâm linh

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 83)

Bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần cịn hiện hữu đời sống

tâm linh. Đó là khi con người hướng về cái cao cả, thiêng liêng, trong đó có

niềm tin tơn giáo, tín ngưỡng. Chính tơn giáo tín ngưỡng, điển hình là lễ hội, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người, đó là

trạng thái thăng hoa từ đời sống trần tục. Như một thói quen từ lâu đời, mỗi khi gặp việc khó khăn, rủi ro, bất trắc, hoặc trước mỗi vụ mùa dân chúng thường không quên nhờ cậy sự giúp đỡ của thần linh và khi công việc kết

thúc họ cũng không quên bày tỏ sự biết ơn, kính trọng của mình với thánh

thần thơng qua các hoạt động thờ cúng, đặc biệt vào dịp lễ hội.

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, cuộc sống của con

người càng no đủ về mặt vật chất, tuy nhiên cùng đó vẫn cịn những thiếu

thốn, đơi khi khô cứng về mặt tinh thần. Cuộc sống theo trật tự, dồn nén mà thiếu đi sự cởi mở... Điều đó làm kiềm chế năng lực sáng tạo của con người, khiến con người trì trệ trong phát triển. Tất cả điều đó làm hạn chế khả năng hịa đồng của con người. Địi hỏi con người cần có một mơi trường sống thứ hai, nơi có thể thoải mái ước vọng, cầu nguyện... Và lễ hội chính là mơi

trường tâm linh đáp ứng được nhu cầu của con người hiện đại.

Mỗi một làng q Việt đều có hệ thống di tích gồm đình, chùa, đền, văn chỉ, quán, miếu, nghè… gắn với các lễ thức cầu cúng. Qua đó, người dân trở về, tắm mình trong suối nguồn của văn hóa dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, giúp cân bằng với sự khuôn phép của cái trần tục nơi đời

sống hiện thực.

Một phần của tài liệu Lễ hội truyền thống làng cầu bây, phường thạch bàn, quận long biên, hà nội (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)