Mơi trường cảnh quan bệnh viện có vai trị quan trọng trong việc điều trị và phục hồi sức khoẻ của người bệnh. Trong những năm qua các bệnh viện cũng đã tập trung đầu tư xây dựng và cải thiện cảnh quan bệnh viện theo các tiêu chí đánh giá về cơng tác môi trường và vệ sinh ngoại cảnh trong “Quy chế bệnh viện” năm 2007 như sau:
Hàng rào bao kín xung quanh bệnh viện; Vườn hoa, cây cảnh, cây xanh bóng mát được chăm sóc tốt tạo khơng khí mát mẻ, thoải mái trong bệnh viện; Tại cổng ra vào có sơ đồ chỉ dẫn đường đi đến các khoa, phòng trong bệnh viện; Địa điểm quy định dành cho các dịch vụ chung: Nơi để xe tập trung; quầy bán hàng ăn, giải khát, đồ dùng sinh hoạt; cơng trình vệ sinh cơng cộng… Đường đi bằng phẳng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn khi vận chuyển bệnh nhân; Hệ thống thùng thu gom rác có nắp đậy để ở nơi
cơng cộng và trên đường đi; Hệ thống cống thoát nước và thốt chất thải lỏng kín và thơng thốt [44, tr.353].
Cũng theo quy định thì tại mỗi bệnh viện, diện tích trồng cây xanh cần phải có từ 40- 50% tổng diện tích của bệnh viện. Cây trồng xung quanh bệnh viện nhằm tạo bóng mát, làm hàng rào ngăn cách và giảm ô nhiễm môi trường từ bệnh viện tới các cơ quan, nhà dân ở gần kề. Hiện tại ở phần lớn các bệnh viện, hệ thống cây xanh còn làm nơi nghỉ ngơi, nghỉ trưa cho người nhà bệnh nhân và những người đến khám, chữa bệnh ngoại trú. Bên cạnh đó, hệ thống vườn hoa, cây cảnh cũng góp phần quan trọng làm cho bệnh viện thêm sạch đẹp, gần gũi và thân thiện hơn. Có 62,2% cán bộ, nhân viên và 32,7% bệnh nhân khi được hỏi cho rằng cảnh quan bệnh viện là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với xây dựng MTVH trong bệnh viện.
Trụ sở bệnh viện trước hết cũng là một kiến trúc có những đặc thù để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Xã hội càng phát triển, điều kiện kinh tế càng đi lên địi hỏi “ngơi nhà bệnh viện” ngày càng phải tốt hơn. Mặt bằng, khơng gian, trụ sở của mỗi bệnh viện ngồi việc phải phù hợp với u cầu của cơng tác khám chữa bệnh cịn phải đáp ứng yêu cầu của việc lắp đặt và sử dụng trang thiết bị của bệnh viện. Hiện nay, các bệnh viện đã được đầu tư sửa chữa và xây mới một phần hoặc toàn bộ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thực tiễn, đảm bảo đúng các chỉ tiêu giường bệnh được giao. Tuy nhiên tình trạng quá tải vẫn là một chủ để nhức nhối đối với các bệnh viện, đặc biệt là ở một số chuyên khoa như: Tiêu hố, Sản, Thần kinh, Thận tiết niệu,.. Tình trạng bệnh nhân năm hai, ba người mọt giường là điều “bình thường”, đây là vấn đề lớn không chỉ đối với một số bệnh viện ở Hà Nội, mà còn là vấn đề của hầu hết các bệnh viện công lập ở nước ta hiện nay, đặc biệt là các bệnh viện tuyến cao.