Ứng xử giữa cấp trên và cấp dướ

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH (Trang 58 - 62)

trong bệnh viện hiện nay

2.4.1. Ứng xử giữa cấp trên và cấp dướ

Trong bệnh viện, mối quan hệ giữa cấp lãnh đạo, quản lý với cấp dưới, nhân viên không chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới mà còn là mối quan hệ giữa thày với trị, giữa những người có trình độ chun mơn cao, giàu kinh nghiệm với những người mới vào nghề, ít kinh nghiệm, vì vậy ngồi mối quan hệ đồng nghiệp, cấp bậc trên dưới, cịn là quan hệ mang ý nghĩa “tơn sư trọng đạo”. Người lãnh đạo quản lý, ngoài việc điều hành, đơn đốc cơng việc, cịn phải liên tục chỉ bảo, định hướng, giáo dục cho cấp dưới tiến bộ, tạo điều kiện để cấp dưới phát huy khả năng của mình trong cơng việc cũng như trong cuộc sống. Quy tắc ứng xử năm 2008 đã quy định những việc lãnh đạo đơn vị phải làm trong đó có các nội dung về ứng xử với cấp dưới là: “Nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng, phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cán bộ, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ trong đơn vị. Phát huy tính dân chủ, tạo điều kiện trong học tập, nâng cao trình độ và phát huy sáng kiến của cán bộ, viên chức. Tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý khi giao nhiệm vụ. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, viên chức”. Ngồi ra cịn quy định những điều lãnh đạo đơn vị khơng được làm trong đó nhấn mạnh “Chun quyền độc đốn, gia trưởng, coi thường cấp dưới, khơng gương mẫu, nói khơng đi đơi với làm” là những thái độ và hành vi cần tránh [13, tr.30].

Trên cơ sở các định hướng, chỉ đạo, cùng với sự đòi hỏi của thực tiễn, trong những năm qua, các bệnh viện đã rất quan tâm và coi trọng việc thực hiện quy tắc ứng xử. Toàn bộ cán bộ, viên chức từ các cấp lãnh đạo đến nhân viên đã được học nhiều quy định, nhiều chương trình giáo dục phong phú, thiết thực. Qua đó, một bầu khơng khí đồn kết, dân chủ, trên dưới một lịng, hăng say làm việc, cống hiến cơng sức, trí tuệ cho sự nghiệp, cho bệnh viện được hình thành.

2.4.1.1. Các bệnh viện công lập

Tại các bệnh viện công lập, việc ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới được chú trọng như một tiền đề tạo nên sự đồn kết, nhất trí, dân chủ. Nó được triển khai, thực hiện qua nhiều hình thái, biện pháp khác nhau như việc phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị: Đảng uỷ, Cơng đồn, Đồn thanh niên, Hội phụ nữ (Ban nữ công), Hội cựu chiến binh,.. việc phát huy dân chủ đã một mặt đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của cán bộ, viên chức (muốn đề xuất ý kiến, đề xuất, kiến nghị của người lao động, mặt khác để giám sát việc thực hiện quy chế, quy định,kế hoạch đối với lãnh đạo). Hoạt động giám sát còn được Ban Thanh tra nhân dân thực hiện và chịu trách nhiệm trước Đại hội cán bộ, công nhân viên chức hàng năm. Trong những năm gần đây (2010- 2011) tại Bệnh viện E và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khơng có đơn thư khiếu nại, tố cáo của viên chức, nhân viên đối với lãnh đạo bệnh viện. Đây cũng là điểm sáng rất đáng mừng tại các bệnh viện công lập hiện nay.

Các hoạt động lấy phiếu tín nhiệm cơng khai đối với các cấp lãnh đạo từ khoa/phòng đến Ban giám đốc cũng được tiến hành thường xuyên hàng năm, đối với cán bộ lãnh đạo tại Bệnh viện E và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương trong hai năm 2010- 2011, tất cả các cán bộ lãnh đạo hiện tại (từ Giám đốc đến các Phó giám đốc) đều đạt trên 95% số phiếu tín nhiệm tại các đợt lấy phiếu.

Ngồi các nội dung trên, việc thực hiện tốt các quy định, quy chế, kế hoạch của bệnh viện đã đề ra tại Đại hội cán bộ viên chức hàng năm cũng là một tiền đề tạo ra sự đồn kết, dân chủ và sự tơn trọng cấp trên của viên chức, nhân viên trong bệnh viện. Cả hai bệnh viện được khảo sát đều thực hiện đúng và công khai quy chế chi tiêu nội bộ; đảm bảo không chậm lương và các khoản thu nhập hàng tháng cho cán bộ, nhân viên; công khai việc tuyển dụng, nâng lương cho viên chức; bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ một cách minh bạch; bình xét thi đua, khen thưởng;.. Tất cả những hoạt động trên được thực hiện tốt góp phần làm cho cán bộ, viên chức tin tưởng, tôn trọng chủ trương, đường lối của các cấp lãnh đạo trong bệnh viện, đồng

thời giúp cho lãnh đạo vững vàng hơn khi “chèo lái con thuyền” của mình trước những khó khăn, thử thách.

Theo khảo sát có đến 77,0% số người trả lời việc ứng xử của cán bộ lãnh đạo với nhân viên là tốt. Ngoài việc thực hiện các quy định, quy chế trong các hoạt động chuyên môn, lãnh đạo các bệnh viện luôn là tấm gương về học tập, nghiên cứu và làm việc đối với nhân viên. Hầu hết các ý kiến cho rằng lãnh đạo bệnh viện có sự giao tiếp hồ nhã, thân thiện với nhân viên, đồng thời cũng nghiêm khắc xử lý kịp thời những sai sót của nhân viên trên cơ sở đúng quy định, vì người bệnh nhưng đầy tinh thần vị tha, hướng nhân viên sửa chữa sai lầm để phấn đấu vươn lên.

2.4.1.2. Các bệnh viện dân lập

Đối với các bệnh viện dân lập, việc ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới có nhiều nét khác biệt so với các bệnh viện cơng lập. Trước hết nó thể hiện ở việc tổ chức bộ máy hoạt động và phương thức hoạt động. Hầu hết bệnh viện dân lập hiện nay được thực hiện trên cơ sở kinh phí tư nhân hoặc cổ phần, hoạt động trong một phạm vi nhỏ, vì vậy hoạt động của bệnh viện mang màu sắc của một doanh nghiệp, tự thu, tự chi và nộp thuế theo quy định. Mỗi bệnh viện đều có những quy định riêng về tuyển dụng, lao động, ứng xử, giao tiếp,.. một cách cụ thể, rõ ràng. Quy định này vừa vận dụng các quy định của ngành y tế, vừa áp dụng các quy định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mối quan hệ ứng xử giữa lãnh đạo quản lý với nhân viên ở các bệnh viện dân lập chưa mang tính dân chủ cao. Lãnh đạo thường không phải là những bậc thày về chuyên môn nghiệp vụ; nhân viên thường chỉ đến và làm việc theo đúng nội quy, quy định; nhân viên không được bàn bạc thảo luận về quy chế chi tiêu nội bộ; thảo luận về các nội quy, quy định chung; ít được tham gia góp ý về các chủ trương, hoạt động chung của bệnh viện; khơng có hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm hoặc nhận xét về các cấp lãnh đạo, khơng có Ban thanh tra nhân dân. Mọi ý kiến, đơn thư khiếu nại đều trực tiếp do Ban Giám đốc tiếp nhận, xử lý.

Các bệnh viện dân lập khơng chủ trương thành lập các tổ chức chính trị như Đảng uỷ, Đồn thanh niên, chỉ có tổ chức Cơng đồn được thành lập với nhiệm vụ

chủ yếu là tổ chức các hoạt động tạo đời sống văn hoá tinh thần cho nhân viên như dã ngoại, tham quan, du lịch, các hoạt động từ thiện. Để điều hành giúp việc cho Ban Giám đốc, có hệ thống cán bộ phụ trách các bộ phận như: Y tá trưởng, Kỹ thuật viên trưởng, các trưởng phịng Hành chính, Dược, Cận lâm sàng, … Các cán bộ phụ trách bộ phận chủ yếu điều hành hoạt động chun mơn theo quy định. Khơng có bộ máy khoa/phịng chặt chẽ như các bệnh viện công lập.

Tại Bệnh viện Trí Đức, Bệnh viện Hồng Ngọc, ngồi lực lượng lao động thường xun (cơ hữu) cịn một đội ngũ đơng đảo các bác sĩ, nhà khoa học tham gia làm việc bán thời gian (passtime) hoặc theo từng ca bệnh, loại bệnh cụ thể. Đặc biệt trong những bệnh viện này có cả Giáo sư, Phó giáo sư đã về hưu được mời đến làm việc toàn thời gian (fulltime), họ thường là những người có kinh nghiệm, những bậc thày về chun mơn. Vì vậy, từ Ban Giám đốc đến các nhân viên đều rất kính trọng đội ngũ này.

Tuy tính dân chủ chưa có, song việc giao tiếp ứng xử giữa cán bộ lãnh đạo với nhân viên khá tốt, theo khảo sát có trên 51,9% số người cho rằng ứng xử giữa lãnh đạo với nhân viên là tốt. Đa số nhân viên cho rằng lãnh đạo bệnh viện ứng xử, giao tiếp tốt, thân ái, gần gũi với mọi người, luôn luôn chia sẻ, đồng cảm với những khó khăn vất vả của nhân viên, tuy vậy vẫn còn nhiều ý kiến ngược lại. Công tác đánh giá, khen thưởng và kỷ luật được thực hiện nghiêm túc, đề cao việc giao tiếp với bệnh nhân trong hoạt động khen thưởng và kỷ luật.

Tóm lại, việc ứng xử giữa lãnh đạo đơn vị với nhân viên trong các bệnh viện hiện nay đã góp phần tạo nên MTVH. Ứng xử giữa lãnh đạo với nhân viên trong các bệnh viện công lập được thực hiện một cách dân chủ, có sự giám sát chặt chẽ từ nhiều phía, nhiều tổ chức. Người lao động được lắng nghe, được bộc lộ, được chia sẻ một cách dễ dàng hơn. Còn tại các bệnh viện dân lập, tính ưu việt thể hiện ở sự cụ thể, chi tiết trong các quy định, có sự thưởng phạt rõ ràng. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên lãnh đạo đơn vị không phải là những bậc thày về mặt chuyên môn, chỉ là người quản lý, điều hành bệnh viện, việc chỉ đạo có những hạn chế nhất định. Vì thế, văn hố ứng xử của lãnh đạo đối với nhân viên chưa thực sự tạo ra một bầu khơng khí dân chủ.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w