trong bệnh viện hiện nay
2.4.2. Ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên mơi trường văn hố lành mạnh, đồn kết, vui tươi trong bệnh viện chính là việc ứng xử giữa các đồng nghiệp nhau. Quan hệ ứng xử này thể hiện năng lực lãnh đạo và điều hành bệnh viện của các cấp lãnh đạo, quản lý; thể hiện nếp sống văn minh, văn hố cơng sở và tình yêu thương giữa con người với con người ở mỗi đơn vị. Ứng xử tốt giữa các nhân viên với nhau sẽ tạo động lực cho mỗi người làm việc hăng say hơn, phối hợp chặt chẽ hơn trong công việc, hiệu quả làm việc sẽ tăng lên gấp nhiều lần, tạo tiền đề cho bệnh viện phát triển một cách bền vững. Ngược lại nếu việc ứng xử của nhân viên với nhau không tốt, thường xuyên xảy ra những hiềm khích, đố kị, ghen ghét, đùm đẩy trách nhiệm, gây mất đồn kết,.. thì đơn vị khó có thể phát triển được, mỗi nhân viên cũng khơng thể n tâm và có cơ hội để thể hiện mình, để học tập, rèn luyện, phát triển bản thân. Việc ứng xử tốt hay không tốt giữa nhân viên trong bệnh viện không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi người, đến tập thể, mà còn ảnh hướng rất lớn đến việc điều trị. Các mối quan hệ trong bệnh viện bao giờ cũng có sự tương tác lẫn nhau, cái này tốt hay không tốt đều ảnh hưởng đến cái khác. Trong môi trường bệnh viện, bệnh nhân thường phải hứng chịu hậu quả nếu các mối quan hệ trong nội bộ bệnh viện không tốt.
Xác định tầm quan trọng của việc ứng xử giữa nhân viên với nhau trong môi trường bệnh viện, Điều 3 của Quy tắc ứng xử năm 2008 đã quy định rất cụ thể những việc mà cán bộ viên chức y tế phải làm và khơng được làm, trong đó nhấn mạnh: “Trung thực, chân thành, đoàn kết, nêu cao tinh thần hợp tác chia sẻ trách nhiệm, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, thẳng thắn tự phê bình và phê bình; Tơn trọng và bảo vệ danh dự của đồng nghiệp, gương mẫu tích cực trong cơng tác, học hỏi lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ; Sẵn sàng giúp đỡ nhau, phối hợp chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm cũng như khó khăn, vướng mắc với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ được giao”. Bên cạnh đó, văn bản cũng quy định những điều mà cán bộ viên chức không được làm: “Trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm, khuyết điểm của mình cho đồng nghiệp; Gây bè phái, mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ, cục bộ địa
phương; Phản ánh sai sự thật về đồng nghiệp của mình nhằm bơi nhọ danh dự, làm mất uy tín của đồng nghiệp”. Đó là những nội dung rất cơ bản và cụ thể để các bệnh viện làm căn cứ triển khai thực hiện.
2.4.2.1. Các bệnh viện công lập
Các bệnh viện công lập có đặc thù cơ bản về viên chức, đó là nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi làm việc trong một đơn vị. Điều này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau. Tại Bệnh viện E và Viện HH-TMTW, có nhiều thế hệ, lứa tuổi khác nhau: có người đã sắp về hưu, có người mới mười tám, đơi mươi chập chững bước vào nghề; có người đã từng làm việc tại bệnh viện từ thời bao cấp, nay phải thay đổi để hoà nhập với phong cách mới, nếp sống mới, cách làm việc mới hiện đại hơn; cũng có nhiều người chỉ được học và ứng dụng những nếp sống mới, cách làm việc mới mà không kế thừa những kinh nghiệm hay mà thế hệ trước để lại. Những điều đó làm cho mối quan hệ, ứng xử giữa nhân viên với nhau tại các bệnh viện công lập hiện nay rất đa dạng, đơi khi phức tạp, địi hỏi lãnh đạo đơn vị từ các khoa/phòng, các tổ chức chính trị, nghề nghiệp, đặc biệt là Ban Giám đốc cần phải nắm bắt được đặc điểm của từng thế hệ để kết nối, hoà nhập, tạo tiếng nói chung, đồng thuận giữa các nhân viên với nhau.
Bên cạnh những đặc điểm trên, mối quan hệ, ứng xử giữa nhân viên với nhau còn chịu sự chi phối khơng nhỏ của tính đặc thù cơng việc ở từng khoa/phịng. Tại các bệnh viện đa khoa, “tiếng nói” có trọng lượng, được “kính nể” hơn là các khoa: Ngoại, Gây mê, Sản; các phòng Tổ chức Cán bộ, Tài chính Kế tốn; vv. Bên cạnh đó, có những khoa/phịng “yếu thế” hơn như: Khối cận lâm sàng, các chuyên khoa lẻ Mắt, Tai - Mũi - Họng, vv. Điều này ảnh hưởng đến phong cách, tính cách của mỗi người và cách ứng xử của mỗi người với nhau, giữa người ở khoa/phòng này với người ở khoa/phòng khác.
Để tạo được văn hố ứng xử giữa nhân viên với nhau, ngồi việc kêu gọi tinh thần đồn kết, chia sẻ, bình đẳng, Ban Giám đốc Bệnh viện E và Viện HH-TMTW còn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, hoạt động để xây dựng nếp sống cơng sở
văn minh, hiện đại, tràn đầy tình thân ái. Các tổ chức chính trị của bệnh viện như Đảng uỷ, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội phụ nữ đã tích cực tổ chức nhiều chương trình, hoạt động nhằm tăng cường sự hiểu biểt, giao lưu, học hỏi giữa các nhân viên với nhau như chương trình như: “Quà tặng Mẹ” nhân ngày 8/3; “Quà tặng bé” - dành cho con em cán bộ, viên chức nhân ngày 1/6; hội nghị khoa học sáng tạo trẻ; các hoạt động giao lưu giữa người lớn tuối và người trẻ tuổi như giải bóng đá nam, bóng đá nữ, kéo co, hội diễn văn nghệ, các hoạt động thăm hỏi nhân viên ốm đau, hiếu, hỷ,.. Hầu hết các chương trình đều có sự tham gia của tất cả cán bộ nhân viên ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều khoa/phòng khác nhau, tạo ra một khối đồn kết, bình đẳng và hiểu biết lẫn nhau, mỗi người đều tự tin khi được thể hiện mình trước tất cả mọi người.
Theo khảo sát, có 53,8% số người cho rằng việc ứng xử giữa các nhân viên với nhau là rất tốt. Cùng với nhiều chương trình, hoạt động nhằm nâng cao nếp sống văn hố cơng sở, các bệnh viện rất chú trọng đến việc nhắc nhở, giáo dục thường xuyên tại các cuộc họp, mít tinh, giao ban. Bệnh viện E phát động chương trình “việc làm đẹp, lời nói hay” đến tất cả cán bộ nhân viên. Viện HH-TMTW phát động chương trình “Mỗi tháng rèn một việc” trong đó tháng 10 là tháng “Giao tiếp cởi mở, chân thành, chia sẻ, đồng cảm với đồng nghiệp”. Đây cũng là một mơ hình, một phương pháp hay cần nhân rộng đến các đơn vị, bệnh viện khác.
Tuy vậy vẫn còn những mâu thuẫn, những hành vi tiêu cực, phản văn hoá giữa các nhân viên với nhau diễn ra trong các bệnh viện. Trong những năm gần đây, ở hai bệnh viện này không năm nào không xảy ra những mẫu thuẫn giữa nhân viên với nhau (trung bình mỗi năm có 1-2 vụ việc), chủ yếu là do những nguyên nhân cá nhân, do sự xích mích trong sinh hoạt hằng ngày, trường hợp nhẹ là cãi nhau, nặng là chửi nhau, đánh nhau. Theo kết quả nghiên cứu, vẫn còn 31,3% số người cho rằng ứng xử giữa các nhân viên với nhau không tốt. Đây cũng là tỷ lệ rất đáng quan tâm trong việc điều chỉnh các mối quan hệ, ứng xử và giao tiếp giữa các cán bộ, nhân viên với nhau trong các bệnh viện cơng lập. Điều đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, thứ nhất là sự chênh lệch về độ tuổi, thế hệ giữa các nhân viên, giữa trình độ với các nhân viên; thứ
hai là sự chênh lệch về mặt thu nhập giữa các nhân viên với nhau trong một khoa/phòng, giữa nhân viên ở khoa/phòng này với khoa/phòng khác; thứ ba là sự ưu ái của lãnh đạo với một số người sẽ nảy sinh những ghen ghét của một số người khác; vv, bên cạnh đó, những “nạn phong bì” trong bệnh viện cũng góp phần làm nảy sinh những mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau.
2.4.2.2. Các bệnh viện dân lập
Đối với các bệnh viện Trí Đức và Hồng Ngọc, việc ứng xử giữa các đồng nghiệp với nhau dựa trên những tiêu chí, nội dung và quy định cụ thể với yêu cầu chung là “Tin tưởng vào đồng nghiệp và các thành viên trong Hội đồng Y tế, cam kết đối xử với nhau bằng sự trung thành, tôn trọng và thẳng thắn” (Bệnh viện Trí Đức). Các tiêu chí đó được phổ biến trước khi tiến hành hợp đồng lao động. Nội dung quy định rõ những điều phải làm và không được làm, những vi phạm và các hình thức xử lý cụ thể, trong đó có phân loại những vi phạm thơng thường và vi phạm nghiêm trọng.
Có đến trên 83,0% nhân viên cho rằng việc ứng xử giữa các nhân viên với nhau là rất tốt, cao hơn so với các bệnh viện công lập (53,8). Điểm ưu việt của các bệnh viện dân lập là khi các bệnh viện được tự chủ chọn lựa nhân viên, sẵn sàng kỷ luật và buộc thơi việc bất cứ lúc nào nhân viên có sai phạm; khen thưởng, nâng lương kịp thời nếu nhân viên làm việc tốt, giao tiếp tốt, thì nhân viên buộc phải hồ nhập vào văn hoá ứng xử chung một cách nhanh nhất. Cùng với sự hoà nhập này, các bệnh viện dân lập cũng tăng cường các hoạt động giao lưu, vui chơi, giải trí cho nhân viên. Đây cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao tinh thần đoàn kết, thân ái, chia sẻ và đồng cảm giữa các nhân viên với nhau. Tuy nhiên, do nhân viên chỉ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, nên sự cố kết, bền chặt với nhau và với bệnh viện vẫn có những hạn chế, vì vậy, văn hố ứng xử cũng bộc lộ những tồn tại tiềm ẩn nhất định.