Hoạt động trong các thiết chế văn hóa

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH (Trang 43 - 46)

cơng lập Tiêu chí

2.3.1. Hoạt động trong các thiết chế văn hóa

Ở các bệnh viện hện nay, các thiết chế văn hố được hình thành từ rất sớm, tuy nhiên bệnh viện là một cơ quan chuyên môn sâu, các hoạt động y tế, khám chữa bệnh được ưu tiên hàng đầu, bên cạnh đó do điều kiện của mỗi bệnh viện và sự quan tâm, coi trọng của lãnh đạo bệnh viện khác nhau nên hoạt động trong thiết chế văn hoá cũng được tổ chức khác nhau.

2.3.1.1. Các bệnh viện công lập

Tại các bệnh viện công lập, các thiết chế văn hoá chủ yếu tập trung vào một số hoạt động chính là Phịng truyền thống và Thơng tin - Thư viện. Đây cũng là hai hình thức cơ bản nhất, nổi bật nhất trong hoạt động của thiết chế văn hoá. Tại Bệnh viện E, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Phòng Truyền thống đã được đầu tư và xây dựng theo hai hình thức: Phịng Truyền thống độc lập (Viện Huyết học -

Truyền máu Trung ương) và Phòng Truyền thống kết hợp với các hội trường hoặc phòng họp của các tổ chức chính trị, đồn thể (Bệnh viện E). Với sự hình thành và phát triển lâu dài, cùng với thành tích, thành tựu đạt được, Phịng truyền thống của các bệnh viện là nơi để trưng bày, lưu giữ những kỷ vật như: Bằng khen, huy chương, kỷ niệm chương, những bức ảnh của quá khứ, những bức ảnh của các thế hệ lãnh đạo, những người có cơng sức xây dựng và công hiến lớn cho bệnh viện,…

Việc tổ chức tốt Phịng truyền thống đã góp phần giáo dục, định hướng tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lịng tự hào, sự tơn kính đối với các thế hệ đi trước cho các cán bộ, nhân viên y tế, những người của thế hệ hơm nay, để họ gắn bó hơn, cống hiến nhiều hơn cho xã hội và cho bệnh viện.

Hoạt động thông tin - thư viện cũng là một hoạt động được các bệnh viện chú trọng thực hiện. Trước hết là hoạt động thông tin, chủ yếu là tổ chức hệ thống mạng internet, đây là nội dung mà hầu hết các bệnh viện đều đầu tư xây dựng. Ngoài việc để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan như hệ thống mạng LAN, hệ thống đào tạo từ xa,.. mạng internet đã góp phần rất lớn vào việc cập nhật thơng tin, kiến thức xã hội, giải trí cho cán bộ, nhân viên y tế trong những thời gian ngoài giờ, nghỉ ngơi. Hệ thống internet ở bệnh viện công lập do một bộ phận hoặc phịng cơng nghệ thơng tin phụ trách điều hành. Ở các bệnh viện dân lập do một người hoặc nhóm người kiêm nhiệm phụ trách.

Một hoạt động thông tin cũng được coi trọng là đọc báo giấy. Hiện nay ở các bệnh viện đều đặt báo giấy hàng ngày cho cán bộ, nhân viên theo khoa/phòng. Ở các bệnh viện dân lập, báo chí cịn để phục vụ cho cả bệnh nhân trong khi họ chờ được khám bệnh. Mỗi khu vực chờ đợi đều có giá báo, đây là việc làm cần thiết và ý nghĩa đối với người bệnh. Khi được hỏi, hầu hết bệnh nhân đến khám bệnh tại các bệnh viện công lập đều rất sốt ruột chờ đợi đến lượt, còn ở các bệnh viện dân lập, bệnh nhân đều cảm thấy bình thường, thậm chí thoải mái vì, một phần, bệnh viện dân lập thường khơng q tải, phần khác, vì trong q trình chờ đợi họ được xem

tivi, đọc báo. Tại các phòng bệnh, bệnh nhân cũng được xem tivi, truy cập internet miễn phí,..

Thư viện cũng là một thiết chế văn hoá quan trọng trong bệnh viện. Nó giúp cho các cán bộ, nhân viên y tế dễ dàng tiếp cận với những kiến thức chuyên môn y tế và xã hội. Hiện nay ở các bệnh viện, sách trong thư viện tập trung vào các loại tài liệu chuyên ngành: những thành tựu khoa học y tế trong và ngồi nước; các báo, tạp chí, tài liệu đĩa về y học, dược học; một số loại tài liệu sách về chính trị, lịch sử, kinh tế, văn hố- xã hội, mơi trường, giải trí, … Ngồi việc cung cấp, thơng tin, giải trí, thư viện cịn là một kho tàng kiến thức, là nguồn tài liệu tham khảo phong phú để phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Hoạt động thư viện ở các bệnh viện không được đồng đều. Thư viện Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có khoảng 3.000 đầu sách, hàng năm có trên 400 lượt người khai thác sử dụng; độc giả chủ yếu là học viên đang học tại Viện và những người đang tham gia nghiên cứu; có một cán bộ chuyên trách quản lý. Thư viện Bệnh viện E có khoảng trên 3.500 đầu sách; số người đến đọc rất ít, ước tính một tuần có một đến hai người đến tìm tài liệu để nghiên cứu. Mấy năm gần đây, thư viện được “trưng dụng” để làm nơi lưu hồ sơ bệnh án, vì vậy hiệu quả hoạt động của thư viện Bệnh viện E ngày một giảm đi. Kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện cơng lập, có 47,5% trả lời là thỉnh thoảng đến thư viện đọc và mượn sách, đặc biệt là có 48,8% trả lời là khơng bao giờ đến thư viện, chỉ có 3,8% là đến thư viện thường xuyên. Các bệnh viện dân lập hiện nay hầu như khơng có thư viện. Việc đọc sách của nhân viên chủ yếu diễn tại chỗ làm việc, nghỉ ngơi hoặc tại các phòng họp.

2.3.1.2. Các bệnh viện dân lập

Các bệnh viện dân lập hầu như khơng có Phịng truyền thống và Thư viện. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế tư nhân cho nên các bệnh viện chỉ tập trung đầu tư vào các hoạt động chun mơn, dịch vụ; bên cạnh đó các bệnh viện dân lập

lại được thành lập khá muộn vì vậy chưa có nhiều bề dày về thế hệ, thành tựu, thành tích để có thể tổ chức Phịng truyền thống riêng cho bệnh viện.

Bảng 2.3: Mức độ đến Thư viện đọc, mượn sách của cán bộ, nhân viên

Bệnh viện Đánh giá BV công lập BV Dân lập Tổng chung HH BV E Tổng HN Tổng Thường xuyên 3,8% 3,8% 3,8% ,0% ,0% ,0% 1,9% Thỉnh thoảng 62,5% 32,5% 47,5% ,0% ,0% ,0% 23,8% Không bao giờ 33,8% 63,8% 48,8% 100% 100% 100% 24,4%

Nguồn: Tác giả luận văn.

Tóm lại, các hoạt động của thiết chế văn hố đã được hình thành khá sớm trong các bệnh viện công lập với chất lượng ngày càng được cải thiện, thu hút được sự quan tâm của cán bộ, viên chức. Theo nghiên cứu có 45,6% cán bộ, nhân viên cho rằng hoạt động của các thiết chế văn hoá đáp ứng tốt nhu cầu văn hoá tinh thần cho người lao động, trong đó Viện HH-TMTW là 68,8%, Bệnh viện E là 22,5%. Tuy vậy hoạt động này vẫn chủ yếu phục vụ cho một số hoặc một số nhóm đối tượng cụ thể khi họ có nhu cầu học tập, nghiên cứu. Cịn để phục nhu cầu giải trí, tìm hiểu, tạo sự thu hút của đơng đảo cán bộ, viên chức thì hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, còn 54,4% người cho rằng hoạt động trong thiết chế văn hoá chưa đáp ứng được nhu cầu văn hoá tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Tỷ lệ này cũng đặt ra những yêu cầu cần thiết để các bệnh viện quan tâm hơn nữa tới các hoạt động của các thiết chế văn hoá. Các bệnh viện dân lập thì vẫn chưa có các thiết chế văn hoá này.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ văn hóa, THỂ THAO và DU LỊCH (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w