cơng lập Tiêu chí
2.2.1. Đối với các bệnh viện công lập
Con người vừa mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Muốn xây dựng được một bệnh viện có uy tín, có mơi trường văn hố lành mạnh, thân thiện, thì trước hết cần quan tâm đúng mức tới sự phát triển của đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”, có trình độ kỹ thuật, trình độ văn hố và đặc biệt là có y đức trong sáng, có tình u thương người bệnh chân thành. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, của Chính phủ, các bệnh viện đã rất chú trọng đến việc tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cao: thạc sỹ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, tiến sỹ, phó giáo sư, … số lượng đội ngũ này không ngừng tăng lên, đáp ứng tốt yêu cầu khoa học, kỹ thuật y học ngày càng hiện đại và chuyên sâu. Công tác đào tạo và đào tạo lại cũng được tổ chức thường xuyên liên tục nhằm cập nhật cho cán bộ, nhân viên những kiến thức chuyên môn mới ứng dụng vào việc chẩn đốn và điều trị. Cơng tác hợp tác với các nước bạn để tăng cường năng lực chuyên môn cũng được các bệnh viện triển khai bài bản, số lượng chuyên gia nước ngồi sang hướng dẫn, tư vấn, chuyển giao cơng nghệ ngày càng tăng, số lượng cán bộ cử đi đào tạo ở nước ngoài cũng được chú trọng.
Bảng 2.2: Tình hình nhân lực, học hàm tại các bệnh viện cơng
Trình độ, Bệnh viện GS PGS TS/BS CKII Ths/B S CKI BS Điều dưỡng Dược sỹ KTV Đại học khác BVE 1 3 42 75 43 220 23 34 24 Viện HHTMTW 1 3 5 31 20 208 35 88 102
Nguồn: Tác giả luận văn.
Hiện nay, Bệnh viện E và Viện HH-TMTW được coi là những bệnh viện có sự ổn định về mặt tổ chức, về chính trị nội bộ, hầu như khơng có đơn thư khiếu nại, khiếu kiện của cán bộ nhân viên và của bệnh nhân. Cán bộ lãnh đạo phát huy tinh thần gương mẫu, trách nhiệm, xử lý nhanh, kịp thời các cơng việc, các tình huống xảy ra, ln bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, làm cho người lao động yên tâm làm việc, phát triển chun mơn. Lãnh đạo các khoa/phịng tích cực tham góp ý kiến để lãnh đạo bệnh viện đề ra những chủ trương, đường lối đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế. Việc quản lý và điều hành khoa/phịng cùng vì thế được chủ động hơn. Đối với nhân viên, được làm việc ở các bệnh viện công lập, tuyến trung ương, đã là một cơ hội rất tốt để họ phát huy hết năng lực của mình, vì vậy họ ln nhiệt tình làm việc, cống hiến hết mình cho bệnh viện, khơng ngừng học tập để nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chun mơn.
Việc thực hiện nếp sống văn hố, văn minh cơng sở là nội dung quan trọng đã
và đang được các bệnh viện tập trung triển khai nhằm mang lại cho bệnh viện một môi trường làm việc lành mạnh. Điều khó khăn nhất của các bệnh viện trong việc xây dựng nếp sống văn hố, văn minh cơng sở chính là sự đổi mới tư duy, đổi mới những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại từ cơ chế quan liêu, bao cấp như: tình trạng hách dịch, cửa quyền; thói quen làm việc theo nếp cũ;.. Đó là những cố tật khơng thể dễ dàng thay đổi được.
Với quyết tâm của tồn bộ hệ thống chính trị trong bệnh viện, sự đồng thuận của đội ngũ cán bộ, viên chức, các bệnh viện đã từng bước xây dựng nếp sống văn hố, văn minh cơng sở. Bệnh viện E đã triển khai các hoạt động: thi đua hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trọng tâm là
học tập và làm theo lời Bác dạy “Thày thuốc như mẹ hiền”; thi đua thực hiện tốt các nội dung Quy tắc ứng xử của Bộ Y tế; thường xuyên tổ chức tập huấn về giao tiếp cho viên chức mới được tuyển dụng. Viện HH-TMTW cũng có nhiều chương trình hành động thiết thực như: Triển khai triệt để bệnh viện khơng khói thuốc lá với 100% viên chức ký cam kết không hút thuốc lá trong khuôn viên bệnh viện; phát mũ bảo hiểm miễn phí, để cán bộ, nhân viên của viện phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy đến cơ quan; Các chương trình: “Mỗi người phải là một người chủ có trách nhiệm”, “Mỗi tháng rèn một việc” (12 tháng sẽ có 12 việc hữu ích, thiết thực như: bật tắt điều hoà đúng, sử dụng thang máy hợp lý, tiết kiệm điện, nước, giao tiếp với đồng nghiệp, với người hiến máu và người bệnh, …). Các nội dung, chương trình trên đã được hầu hết cán bộ, viên chức, công nhân viên của bệnh viện hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác.
Ngoài ra các bệnh viện cũng rất quan tâm đến việc giáo dục để mỗi người nâng cao hình ảnh và phong cách của mình như trang bị đồng phục riêng cho mỗi khối theo đặc thù của công việc, không được mặc áo blouse ra khỏi bệnh viện, quy định phải đeo thẻ nhân viên, không đi dép lê, để tóc dài (đối với nam), khơng mặc quần bò xẻ gối trong bệnh viện, … Tất cả quy định và hoạt động đó làm tăng vẻ đẹp của người cán bộ, nhân viên y tế trong con mắt người bệnh nói riêng và cơng chúng nói chung.
Các hoạt động rèn luyện y đức: Trong những năm qua, với nhiều hình thức,
biện pháp khác nhau, các bệnh viện đã rất nỗ lực để nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh cho cán bộ, viên chức trong toàn bệnh viện. Mặc dù hiện nay tình trạng quá tải đang diễn ra thường xuyên, tình trạng thiếu bác sỹ trong một số chuyên khoa cũng là một bài tốn chưa có lời giải nhưng khơng vì thế mà tinh thần phục vụ, thái độ của nhân viên đối với người bệnh kém đi. Các bệnh viện đã thành lập Ban chỉ đạo/Hội đồng thực hiện quy tắc ứng xử với hoạt động trọng tâm: giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm phiền hà trong đón tiếp, khám chữa bệnh và thanh tốn viện phí để người bệnh thuận tiện khi đến điều trị, phát động 100% cán bộ,
viên chức cam kết thi đua thực hiện 12 điều y đức và giao tiếp văn minh, lịch sự trong bệnh viện; định kỳ tổ chức sinh hoạt hội đồng người bệnh cấp khoa/phòng (hàng tuần) và bệnh viện (hàng tháng), lấy ý kiến thăm dò người bệnh để kịp thời rút kinh nghiệm, khắc phục các tồn tại cả về chuyên môn và thái độ, kỹ năng giao tiếp với người người bệnh; duy trì hoạt động đường dây nóng 24/24 giờ để giải quyết kịp thời các thắc mắc, kiến nghị của người bệnh và nhân dân. Vấn đề công bằng trong chăm sóc và điều trị người bệnh cũng được quan tâm, đặc biệt sau khi Bảo hiểm y tế xoá bỏ trần thanh toán đối với bệnh nhân được bảo hiểm, cùng với nhiều biện pháp khác đảm bảo công bằng cho người bệnh thì tình trạng phân biệt đối xử với người bệnh giàu, nghèo đã giảm hẳn (người bệnh nghèo, người có cơng với cách mạng, … đã được các bệnh viện chú ý miễn giảm viện phí).
Đối với người bệnh, tuy là khách thể nhưng cũng được các bệnh viện coi trọng để tuyên truyền, hướng dẫn, thậm chí ép buộc vào môi trường sống mới, một nếp sống mới. Người bệnh vốn đa dạng và phức tạp, họ ở rất nhiều nơi, nhiều vùng văn hoá, dân tộc khác nhau, điều kiện kinh tế, điều kiện giáo dục khác nhau, vì vậy khi phải hồ nhập vào mơi trường bệnh viện ở Hà Nội thì họ phải thay đổi thói quen cũ, cách sống cũ, mặc dù thời gian có khi rất ngắn. Nếu khơng có những nội quy, quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ sẽ dẫn đến sự phức tạp trong quan hệ giữa người bệnh với nhau. Tình trạng cờ bạc, trộm cắp, đánh nhau,.. là những nguy cơ ln tiềm ẩn. Chính vì vậy, các bệnh viện đã tổ chức tốt công tác ăn, ở, sinh hoạt của người bệnh và gia đình họ như: gặp mặt, hướng dẫn, tư vấn về quy định quy trình khám chữa bệnh, cách thức sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện, tư vấn dinh dưỡng, những điều bệnh nhân được làm và không được làm; thường xuyên giám sát, nhắc nhở bệnh nhân trong điều trị cũng như sinh hoạt; tổ chức phòng/buồng tự quản; tổ chức tốt căngtin, nhà ăn, siêu thị phục vụ người bệnh ngay trong bệnh viện; khuyến khích họ giúp đỡ nhau trong sinh hoạt.
Xác định yếu tố con người có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc phát triển bệnh viện, thu hút bệnh nhân và tạo lợi nhuận cao, cùng với những ưu việt riêng về mặt cơ chế và tính chủ động trong tổ chức, các bệnh viện dân lập đã chủ động tuyển dụng và tổ chức cho mình một đội ngũ nhân sự có trình độ chun mơn, có kỹ năng giao tiếp, có ngoại hình, phong cách tốt. Bên cạnh đó, các bệnh viện đã chủ động tuyển dụng các thày thuốc có trình độ chun mơn cao khi đã nghỉ hưu mà vẫn đủ sức khoẻ đến làm việc; chủ động mời các thày thuốc hiện đang làm việc tại các bệnh viện đến tham gia hội chẩn, làm việc ngồi giờ hành chính, thực hiện các ca phẫu thuật phức tạp. Vì vậy, bệnh viện dân lập cũng hội tụ khá đầy đủ yếu tố con người văn hố, với trình độ, năng lực chun mơn cao, nếp sống văn hố mới, y đức tốt.
Các bác sĩ chính ở các bệnh viện dân lập đều là các giáo sư, bác sĩ có tên tuổi, đã từng giữ vị trí và trọng trách ở các bệnh viện cơng lập trước đây với uy tín và tài năng đã được khẳng định. Bên cạnh lớp bác sĩ lớn tuổi giàu kinh nghiệm, bệnh viện cũng có một đội ngũ bác sĩ trẻ, được đào tạo chuyên sâu tại các nước phát triển Âu, Mỹ. Ưu thế của bác sĩ trẻ là khả năng tiếp cận nhanh chóng với cơng nghệ mới trong điều trị và phẫu thuật. Các bệnh viện phối hợp giữa kinh nghiệm lâm sàng và công nghệ cao, phối hợp giữa các bác sĩ lớn tuổi và bác sĩ trẻ tạo ra sự phát triển mang tính kế thừa liên tục. Bên cạnh đó, Bệnh viện Hồng Ngọc và Bệnh viện Trí Đức cịn chủ động kết hợp với các bệnh viện công lập lớn khác để mời các bác sĩ giỏi từ các nơi tới phối hợp điều trị trong các ca bệnh phức tạp hoặc phẫu thuật quan trọng. Hệ thống máy móc hiện đại được đầu tư ở các bệnh viện là một trong những yếu tố thu hút các chuyên gia và bác sĩ giỏi các nơi về hợp tác.
Chăm sóc điều dưỡng đóng vai trị quan trọng trong mọi q trình điều trị ở các bệnh viện. Đội ngũ y tá, điều dưỡng, hộ lý, nữ hộ sinh, nhân viên chăm sóc khách hàng ở bệnh viện đều được tuyển chọn và đào tạo khắt khe qua các vịng thi tuyển, sau đó lại tiếp tục được đào tạo chuyên môn cũng như cách ứng xử với bệnh nhân. Y tá và điều dưỡng viên tại Bệnh viện Hồng Ngọc và Bệnh viện Trí Đức ln trực luân phiên theo ca để đảm bảo hỗ trợ liên tục cho bệnh nhân và các bác sĩ suốt ngày đêm. Với bệnh nhân trong ngày và bệnh nhân nội trú, ln có một y tá hoặc điều
dưỡng theo dõi chăm sóc các nhu cầu cần thiết như đi vệ sinh, ăn uống, tới phòng khám hoặc phòng xét nghiệm, giúp liên lạc với người nhà hoặc các yêu cầu khác.
Về nếp sống văn hố, văn minh cơng sở: Là những bệnh viện hiện đại về cơ
sở hạ tầng, trang thiết bị, dịch vụ, vì vậy việc xây dựng nếp sống hiện đại, văn minh công sở là rất quan trọng đối với bệnh viện dân lập. Nó khơng những góp phần vào việc chăm sóc và điều trị tốt cho bệnh nhân, mang đến cho họ những dịch vụ hồn hảo, mà cịn góp phần giữ và nâng cao thương hiệu cho bệnh viện, thu hút bệnh nhân (đặc biệt là những người có điều kiện kinh tế) đến khám, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ theo yêu cầu khác. Điểm đặc thù ở các bệnh viện này là đội ngũ nhân viên toàn thời gian (fulltime) khá trẻ và đồng đều về lứa tuổi, được tuyển chọn một cách kỹ càng cả về trình độ chun mơn, ngoại hình và khả năng giao tiếp. Tại đây, các bệnh viện còn quy định cho nhân viên phải mang trang phục gọn gàng, sạch sẽ; đầu tóc, râu, móng tay,… cũng có những tiêu chuẩn cụ thể. Vì vậy, đây là một môi trường làm việc trẻ trung, sôi nổi, dễ dàng cho việc huấn luyện, đào tạo những kỹ năng mềm như: kỹ năng sống, kỹ năng làm việc hiện đại, văn hố cơng sở, …Qua tìm hiểu, sự giao tiếp ứng xử giữa nhân viên với nhau luôn luôn vui vẻ, hồ nhã và đúng mực; ít có những việc thường tồn tại trong các cơ quan nhà nước như nhân viên ngồi tán gẫu trên điện thoại, nói chuyện phiếm trong giờ làm việc. Toàn bộ nhân viên được đào tạo sử dụng, vận hành hệ thống máy móc, trang thiết bị; đào tạo về giao tiếp với cấp trên, với đồng nghiệp, với người bệnh, với khách. Qua đó cho thấy các bệnh viện dân lập có nhiều nét nổi bật hơn về nếp sống văn hố, văn minh cơng sở.
Về thực hiện y đức: Đây cũng là nội dung được các bệnh viện chú trọng thực
hiện bằng nhiều quy định cụ thể như: quy định về giao tiếp, ứng xử với người bệnh; quy định về giải quyết khiếu nại của khách hàng trên quan điểm “luôn tôn trọng, lịch sự, thông cảm, ân cần và chu đáo với người bệnh”; cung cấp cho người bệnh dịch vụ y tế có chất lượng cao và sự quan tâm săn sóc đặc biệt. Đối với các bệnh viện dân lập, tính chất “khách hàng” của người bệnh được thể hiện một cách rõ nét hơn, vì người bệnh quyết định tới việc làm và thu nhập của cán bộ, nhân viên y tế,
sự tăng giảm số lượng người bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bệnh viện hàng tháng, hàng quý, vì vậy, giống như các ngành kinh doanh, họ phải coi người bệnh như những “thượng đế” và quan tâm, ứng xử đối với người bệnh một cách đúng mực. Một nét nổi bật ở các bệnh viện dân lập là khơng có tình trạng “phong bì lót tay” vì mọi chi phí của người bệnh đã được tính trọn gói khi điều trị. Việc kiểm tra, giám sát thái độ, ứng xử của nhân viên được thực hiện theo nhiều kênh thơng tin, trong đó phát huy tinh thần giám sát của chính bệnh nhân thơng qua đường dây nóng. Vì vậy, với nhiều biện pháp cụ thể, công tác thực hiện y đức trong các bệnh viện dân lập cũng được phát huy rất tốt, đem lại sự an tâm và tin tưởng cho người bệnh và gia đình họ.