Giao dịch hoán đổi

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 49 - 54)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

2.1. Quá trình phát triển các giao dịch phái sin hở Việt Nam

2.1.4. Giao dịch hoán đổi

17/07/2001 QĐ số 893/2001/QĐ-NHNN Giao dịch hoán đổi tại Việt Nam rađời

30/09/2003

QĐ số 1133/QĐ-NHNN về “Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất”

Cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các doanh nghiệp được sử dụng công cụ hoán đổi lãi suất

Để thực hiện hoán đổi lãi suất, các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ phải có đủ các điều kiện như sau:

- Có vốn tự có từ 200 tỷ đồng hoặc giá trị tương đương trở lên

- Đã có quy trình thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất trong đó gồm cả biện pháp phịng ngừa rủi ro, có tổng lãi rịng các giao dịch hốn đổi lãi suất là số dương, trường hợp tổng lãi rịng là âm thì tối đa bằng 5% vốn tự có của ngân hàng đó, đối với trường

hợp thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất bằng ngoại tệ thì phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối.

Bên cạnh đó, các DN sẽ phải có đủ điều kiện:

- Có giao dịch vay vốn, th mua tài chính hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm do 2 bên thỏa thuận để thực hiện nghĩa vụ thanh tốn số lãi rịng phải trả cho ngân hàng.

- Thời hạn của hợp đồng hoán đổi lãi suất phải phù hợp với thời hạn của khoản vay gốc nhưng không quá 5 ngày, kể từ ngày hợp đồng đó có hiệu lực.

- Số nợ gốc của các hợp đồng hốn đổi lãi suất đối với một DN khơng được vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.

Hốn đổi lãi suất được thực hiện với cả VND và ngoại tệ giữa các ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn tại các TCTD khác, kể cả vay vốn nước ngoài. Trên cơ sở nới lỏng quản lý của NHNN, nhiều NHTM đã triển khai cung cấp hợp đồng hoán đổi lãi suất cho các doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác là các TCTD nước ngồi để ký kết hợp tác. Tuy nhiên, giao dịch phái sinh trong đó có hốn đổi lãi suất được coi là hoạt động ngoại bảng của NHTM, do đó hướng dẫn hạch tốn từ phía NHNN đối với các nghiệp vụ này được xem là điều kiện đủ để NHTM đẩy mạnh cung cấp dịch vụ này tới các khách hàng.

Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam (01/2003), một số ngân hàng như ngân hàng ABN AMRO Bank (từ ngày 11/11/2008 đã đổi tên thành Ngân hàng Hoàng gia Scotland - The Royal Bank of Scotland Group - ABR) và Citibank đã thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ ngày 01/03/2005 tới 02/2006.

Khi NHNN cho phép, năm 2004 Ngân hàng HSBC đã cung cấp gói hốn đổi tiền Đồng cho một cơng ty đa quốc gia với số lượng vốn lên tới 15 triệu USD trên thị trường Việt Nam. Theo đó, HSBC sẽ đưa VND và nhận USD từ khách hàng, tới tháng 12/2007, HSBC đưa USD và nhận lại VND từ khách hàng.

Với giao dịch này, khách hàng của HSBC đã đạt được mức lãi suất cạnh tranh nhất trên thị trường nội địa cho việc vay vốn bằng tiền Đồng kì hạn 3 năm mà khơng chịu bất kì rủi ro nào về tỷ giá USD/VND.

Hoạt động này của HSBC đã tạo nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi ở Việt Nam sau này. Ngân hàng HSBC cũng thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cộng dồn - Daily range accrual, thời hạn của hợp đồng tối đa 5 năm. Theo thỏa thuận hoán đổi này, khách hàng vay của HSBC sẽ trả lãi suất (Sibor + phần chênh lệch), nhưng tổng lãi suất phải trả này không được vượt quá mức lãi suất cao nhất đã được định trước (4,5%/năm). Đổi lại, HSBC sẽ trả (Sibor + phần chênh lệch) cho những ngày lãi suất Sibor dao động trong một khoảng được định trước.

Cụ thể, hợp đồng này thỏa thuận giữa khách hàng vay vốn với thời hạn 6 năm lãi suất thả nổi. Neu đến ngày đáo hạn, lãi suất Sibor không vượt quá mức lãi suất xác định trước thì HSBC sẽ trả lãi suất cho khách hàng với mức lãi suất (Sibor + 1,1%). Trường hợp vượt mức lãi suất định trước, thì HSBC khơng phải trả mức lãi suất này. Đổi lại, khách hàng sẽ trả cho HSBC mức lãi suất (Sibor + 0,6%), nhưng tối đa khơng vượt q 5,1%/năm, thực hiện giao dịch hốn đổi lãi suất giữa hai đồng tiền. Tiếp theo HSBC, Chi nhánh Ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam cũng đã thực hiện hoán đổi lãi suất chéo giữa hai đồng tiền đối với các khoản vay ngoại tệ của khách hàng.

Ở mức cao hơn, các công cụ đặc biệt - các công cụ phái sinh không chuẩn (được thiết kế dựa trên sự kết hợp giữa các cơng cụ phái sinh đã có trước đó) có nguồn gốc từ hốn đổi như: hốn đổi lãi suất cộng dồn (ví dụ trên của HSBC), hốn đổi lãi suất kèm điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai, ... cũng đã xuất hiện và được triển khai trên thị trường ngoại hối nước ta. Đặc biệt, các hợp đồng hốn đổi rủi ro tín dụng đã được thí điểm tại Việt Nam theo Công văn số 3324/NHNN- CSTT, tháng 4 năm 2006 của NHNN, cho phép HSBC chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.

Mặc dù là một loại hoán đổi nhưng hoán đổi rủi ro tín dụng thực sự giống một chính sách bảo hiểm hơn. Theo đó, một bên nắm giữ trái phiếu hoặc các khoản vay, định kì sẽ thanh tốn cho bên kia. Trường hợp trái phiếu bị đánh giá thấp hay các khoản vay bị vỡ nợ, thì bên bảo hiểm - ở đây là Ngân hàng HSBC sẽ trả cho bên đối tác các khoản bù trừ lỗ. Sản phẩm hoán đổi rủi ro tín dụng của HSBC Việt Nam chỉ gắn với rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành ra thị trường quốc tế, các khoản vay dài hạn của doanh nghiệp Việt Nam tại các TCTD hoạt động tại Việt Nam. Khách hàng chuyển nhượng rủi ro tín

Ngân hàng

Kỳ hạn

Tương lai

Quyền chọn Hoán đổi

Hối

đoái Vàng Ngoạitệ TiềnĐồng Vàng Tiềntệ Lãisuất Vàng

Citibank “X “X SCB ^X BIDV “X “X “X “X ~X Vietcombank ^X ^X ^X ^X ^X ^X HSBC ~X ~X ~X ~X ^CIB ^X VIB ~X ~X ~X ~X ~X ACB ^X ^X ^X Techcombank ~X ~X ~X ~X ^MB ^X ^X ^X ^X

dụng cho HSBC là các TCTD tại Việt Nam và bên nhận chuyển nhượng là Ngân hàng HSBC tại nước ngoài. Thời hạn của giao dịch là không quá 5 năm. Khách hàng mua loại công cụ này cũng giống như thực hiện một khoản đầu tư gián tiếp. Việc tiếp cận với công cụ này cho phép nhà đầu tư có cơ hội tìm kiếm những mức lợi nhuận cao hơn so với hoạt động tín dụng tiền gửi bình thường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các TCTD. Hơn nữa, việc sử dụng các công cụ phái sinh mới này cịn góp phần nâng cao mức độ tín nhiệm của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam khi phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w