Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 88 - 93)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với chính phủ

Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu ban hành những quy tắc cơ bản nhất trong

giao dịch phái sinh, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ phù hợp với điều kiện thị trường của Việt Nam hiện nay, nhằm xây dựng một hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM, tránh để các NHTM thực hiện nghiệp vụ mới một cách riêng lẻ, dẫn đến tình trạng khơng thống nhất, dễ gây ra tranh chấp khi có sự cố xảy ra; đồng thời hạn chế những rủi ro có thể có cho các NHTM và cho cả doanh nghiệp. Việc thống nhất các luật lệ liên quan đến công cụ phái sinh đã được ban hành trước đó thành một bộ luật dành riêng cho các cơng cụ phái sinh cũng là việc làm cần thiết nhằm tạo điều kiện để NHNN cũng như các NHTM có thể phát huy hết tính sáng tạo của mình trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh. Các ngân hàng thương mại có kinh doanh ngoại hối đều cần được cho phép thực hiện các nghiệp vụ phái sinh đầy đủ, nhằm tạo được một thị trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng, và cung cấp các sản phẩm tiện ích nhất cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý cho thị trường phái sinh cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể, các định hướng phát triển thị trường Việt Nam, tương thích với mơi trường pháp lý quốc tế, nhằm đáp ứng q trình đã và đang hội nhập

- Đảm bảo tính cơng khai, cơng bằng cho tất cả các nhà đầu tư, các bên tham gia giao dịch, trong đó cần có những biện pháp để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ, tránh tình trạng lũng đoạn của các nhà đầu tư lớn. Nhà nước cần có những chính sách cung cấp các thơng tin hữu ích, kịp thời đến các nhà đầu tư, các định chế tài chính có mặt trên thị trường. Trước mắt, nên thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu và phát triển các công cụ dự báo giá và công bố kết quả dự báo giá cả, đặc biệt là giá của một số mặt hàng quan trọng như vàng, ngoại tệ, ... qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tạp chí chun ngành để các nhà đầu tư có cơ sở phân tích và đưa ra các quyết định kinh doanh hay phòng ngừng rủi ro.

- Tăng cường, khuyến khích các thành viên tham gia thị trường phái sinh bằng các chính sách ưu đãi.

- Mở rộng mạnh mẽ quyền tham gia thị trường phái sinh đối với các đối tác nước ngoài

Thứ hai, Nhà nước cần hồn thiện chế độ kế tốn và quy định cụ thể về các giao

dịch phái sinh. Cụ thể, Nhà nước cần có các hướng dẫn quy định cách tính tốn thu nhập, chi phí, cách tính giá hạch tốn, cách định giá, ... phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm giúp các NHTM, các doanh nghiệp thực hiện tốt việc theo dõi, quản lý nghiệp vụ phái sinh trong quá trình áp dụng.

Thứ ba, Nhà nước cần phát triển sâu hơn nữa thị trường tài chính - tiền tệ: Cần

tăng quy mơ của thị trường chứng khốn, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán huy động vốn, đồng thời phát hành nhiều loại trái phiếu chính phủ với nhiều kỳ hạn đa dạng. Bên cạnh đó, sớm sửa đổi ban hành các chính sách ưu đãi về thuế, theo kinh nghiệm từ các nước có thị trường tài chính phát triển: Loại trái phiếu của Chính phủ cũng như trái phiếu của chính quyền địa phương được miễn toàn bộ các loại thuế thu nhập. Ở Việt Nam, theo quy định của luật thuế, đối với các khoản thu nhập phát sinh từ trái phiếu chính phủ thì khơng phải chịu thuế thu nhập. Đối với trái phiếu chính quyền địa phương, các cá nhân đầu tư chứng khoán được miễn thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cho phần thu nhập từ cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng chứng khốn, tuy nhiên, nhà đầu tư có tổ chức thì khơng được hưởng ưu đãi này. Thiết nghĩ, khi quy mơ thị trường chứng khốn Việt Nam cịn nhỏ thì việc áp dụng ưu đãi về thuế cho các loại chứng khốn sẽ khơng gây những biến động lớn. Vì vậy, Nhà nước nên sớm xem xét miễn toàn bộ thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập phát sinh từ trái phiếu, tạo nên động lực kinh tế khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đến loại trái phiếu này, thúc đẩy thị trường trái phiếu địa phương phát triển. Điều này, góp phần làm tăng lượng hàng hóa cho thị trường tài chính. Mặt khác, cho phép các cơng ty đầu tư chứng khốn mở rộng chức năng kinh doanh các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường. Là những định chế tài chính kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường chứng khốn, lợi thế về quy mơ vốn và nắm rõ thông tin trên thị trường, vì vậy, việc mở rộng các nghiệp vụ phát sinh của các cơng ty kinh doanh chứng khốn sẽ vừa làm tăng quy mô giá trị giao dịch, vừa tạo ra sự an toàn và ổn định cho thị trường.

Đồng thời, theo diễn biến phát triển của nền kinh tế, trong quá trình tự do hóa tài chính, Nhà nước cần đẩy mạnh điều chỉnh chính sách quản lý ngoại hối thơng thống nhằm tạo ra sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự đa dạng hóa các hình thức và quy mơ các giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối.

Thêm vào đó, cần thành lập các sàn giao dịch hàng hóa tập trung, quy định những tiêu chuẩn chất lượng cần đạt được, chuẩn hóa các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam nhằm tạo điều kiện trong việc định giá sản phẩm và định giá các hợp đồng phái sinh hàng hóa.

Có thể chắc chắn rằng, một khi thị trường tài chính tiền tệ phát triển sẽ tạo điều kiện phát triển những thị trường mới có tổ chức như thị trường giao dịch tương lai, ... Từ đó, các ngân hàng có thể phát triển các nghiệp vụ phái sinh, đa dạng hóa sản phẩm, hồn thiện hơn nữa những biệp pháp phịng ngừa rủi ro tài chính của mình

3.3.2. Kiến nghị với NHNN

Vai trị của NHNN trong việc thúc đẩy các nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam là không hề nhỏ. Bởi như đã phân tích ở những phần trước, chính sự ép buộc và gị bó về chính sách của NHNN đã khiến thị trường phái sinh gặp phải nhiều khó khăn. Chẳng hạn như việc cấp phép thực hiện các giao dịch phái sinh cho các NHTM bao gồm nhiều thủ tục pháp lý rườm rà, tốn nhiều thời gian đã gây ra khơng ít khó khăn cho các NHTM khi muốn tham gia thị trường này. Vì vậy, em xin nêu ra một số kiến nghị đối với NHNN trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NHTM Việt Nam như sau:

Thứ nhất, nên nới lỏng việc quản lý các nghiệp vụ phái sinh.

Trên thị trường tiền tệ, Nhà nước cần đưa ra các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, ví dụ như công cụ dự trữ bắt buộc. đồng thời nới lỏng hơn chính sách can thiệp trực tiếp vào thị trường mà vẫn giữ được tính hiệu quả. Điều này có thể thực hiện bằng cách tự do hóa tỷ giá hướng đến tự do hóa chuyển đổi VND nhằm đẩy mạnh giao dịch chứng khoán phái sinh trên thị trường ngoại hối, đồng thời nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn.

Trên thị trường vốn, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh chính sách tự do hóa bước đầu lãi suất tín dụng, một trong những nhân tố kích thích các nhà đầu tư quan tâm đến các sản phẩm phái sinh và giao dịch phái sinh trên thị trường.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các NHTM và các tổ chức quốc tế trong vấn đề

minh bạch hóa thơng tin tài chính, tiền tệ nhằm hạn chế được những rủi ro khơng đáng có đồng thời làm giảm sự biến động quá lớn của thị trường.

Thứ ba, cần từng bước nâng cao giá trị đồng nội tệ trên thị trường thế giới, xây

dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh họat hơn, nhằm tạo một thị trường ngoại hối phản ánh đúng cung - cầu ngoại tệ.

Thứ tư, xây dựng những quy định và chuẩn mực chung về hình thức cũng như

nội dung của một số hợp đồng phái sinh cơ bản như hợp đồng tương lai, nhằm giảm bớt rủi ro, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy việc phổ biến các hợp đồng này trên thị trường.

Thứ năm, tiến hành các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ phái sinh, các kỹ

năng cần thiết về giao dịch phái sinh cho các cán bộ, nhân viên ngân hàng nhằm cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản nhất về công cụ phái sinh, làm nền tảng để các NHTM sáng tạo và tự thiết kế riêng những sản phẩm phái sinh cho ngân hàng mình.

KẾT LUẬN•

Sau khi gia nhập WTO ngày 11/1/2007 và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này, nền kinh tế của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước hồn thiện và hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên hội nhập đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam khơng cịn tách biệt với thế giới mà sẽ phải đứng trước vô số nguy cơ và rủi ro khi thế giới biến động. Chính vì thế, việc phịng ngừa rủi ro bằng công cụ phái sinh là việc làm cần thiết.

Cho đến nay, nhìn chung, các nghiệp vụ phái sinh đã phát triển ở một số NHTM trên toàn quốc. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn chưa đáng kể, các cơng cụ tài chính phái sinh vẫn cịn được coi là khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp cũng như các NHTM. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cho sản phẩm phái sinh còn chưa đầy đủ và còn khá chậm so với sự phát triển của thị trường.

Trong quá trình hội nhập kinh tế, khi các ngân hàng nước ngoài được hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam, các NHTM Việt Nam vừa có thể học hỏi hoạt động sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh từ các ngân hàng lớn, nhưng cũng phải cố gắng không ngừng để nâng cao và hồn thiện hoạt động này của mình để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi.

Với bài khóa luận này, em đã nghiên cứu q trình phát triển các cơng cụ tài chính phái sinh trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thực trạng sử dụng chúng để quản trị rủi ro cũng như hoạt động đầu cơ tại các NHTM hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro bằng các công cụ phái sinh.

Là một trong những công cụ hữu hiệu giúp các chủ thể kinh tế quản trị rủi ro, cùng với nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp, các NHTM Việt Nam hiện nay và những chính sách phù hợp, các cơng cụ tài chính phái sinh chắc chắn cịn rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai trên thị trường Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ 2013- 2015 2. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Công thương Việt Nam từ 2013- 2015 3. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ 2010-2015

4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín từ 2010-2014

5. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam từ 2010-2015

6. Báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại Á Châu từ 2010-2015

7. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, NXB Thống Kê, năm 2009

8. Bộ Tài Chính, 2005, Hội nhập các ngun tắc kế tốn và kiểm tốn quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. TS. Nguyễn Thị Loan ( 2013) Phát triển cơng cụ tài chính phái sinh tiền tệ tại các

ngân hàng thương mại Việt Nam

10. TS. Nguyễn Đại Lai (2007) Bình luận và giới thiệu tóm tắt nội dung Hội thảo

khoa học: “Giải pháp phát triển thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam”, website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

11. TS. Hà Thị Ngọc Hà (2013) Xây dựng chuẩn mực kế tốn cho cơng cụ tài chính

phái sinh

12. TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê, năm 2010. 13. Ngân hàng Nhà Nước; 1998, 1999, 2001, 2003, 2004, 2006; QĐ 17/1998 QĐ- NHNN, QĐ 65/1999/QĐ-NHNN, QĐ 430/QĐ-NHNN13, QĐ 893/2001/QĐ-NHNN, QĐ 1133/2003/QĐ-NHNN, QĐ 648/2004/QĐ-NHNN, QĐ 135/NHNN-QLNH, QĐ 1452/2004/QĐ-NHNN, QĐ 62/2006/QĐ-NHNN 14. Các trang web: - www.sbv.gov.vn/ - http://cafef.vn/ - http://vneconomy.vn/ Tài liệu tiếng Anh

1. Jeff Mandura, 2006, Financial Markets and Institutions, 7th edition, Thomson. 2. Alan C.Shapiro, 1996, Multination financial management, 4th edition, the University of Southern California.

3. John Hull, 2009, Options, Futures and other Derivatives, 7th edition, Pearson. 4. NAB; 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015; Annual Report.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w