Giao dịch quyền chọn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 44 - 49)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

2.1. Quá trình phát triển các giao dịch phái sin hở Việt Nam

2.1.3. Giao dịch quyền chọn

12/02/2003 - Thông tư số 134/NHNN-QLNH, - Công văn số 135/NHNN-QLNH - Hướng dẫn các NHTM thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn.

- BIDV là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất.

- Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn (dưới 5 năm)

bằng USD hoặc bằng EURO và chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, các NHTM hoạt động ở Việt Nam được NHNN cho phép và các ngân hàng ở nước ngoài.

- Eximbank là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ.

23/10/2003 Công văn số

1245/NHNN-QLNH

- VietinBank là ngân hàng thứ hai được thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ.

- Đồng tiền giao dịch: chỉ giao dịch bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, không được giao dịch bằng VND

- Giới hạn số dư cao nhất: 500.000USD hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương

- Chỉ thực hiện với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam

- Trường hợp thanh toán ngoại tệ cho nước ngoài, doanh nghiệp phải xuất trình cho Ngân hàng chứng từ theo quy định quản lý ngoại hối hiện hành.

- Thời hạn giao dịch: từ 7 ngày đến tối đa 3 tháng

- Được thực hiện thí điểm giao dịch quyền chọn trong thời gian 6 tháng

10/11/1004

QĐ số 1452/2004/QĐ- NHNN về giao dịch hối đoái của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối

- Chính thức cho phép các TCTD được phép thực hiện các giao dịch hối đối trong đó có giao dịch quyền chọn. - Các cá nhân cũng được tham gia

giao dịch quyền chọn.

- Kì hạn của giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ với nhau do TCTD được phép và khách hàng tự thỏa thuận.

- TCTD được phép duy trì tổng giá trị hợp đồng quyền chọn khơng có giao dịch đối ứng tối đa 10% vốn tự có. Quy định này giúp các TCTD có một biên độ rộng hơn khi thực hiện nghiệp vụ này so với quy định không quá 500.000USD trước đây.

Tháng

04/2005 Công văn số326/NHNN-QLNH

- Triển khai thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và VND.

- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là ngân hàng đầu tiên được thực hiện quyền chọn tiền Đồng.

- Mức tối đa của giá trị một hợp đồng quyền chọn tiền Đồng là 10 triệu USD, tối thiểu là 10.000 USD cho quyền chọn giữa USD và VND, và tối thiểu là 100.000 USD (quy đổi ngoại tệ khác tương đương) cho giao dịch giữa ngoại tệ khác với VND.

Sau ACB, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được thực hiện với mức tối đa một hợp đồng quyền chọn tiền Đồng là 8 triệu USD, tối thiểu là 100.000 USD (hoặc ngoại tệ khác quy đổi tương đương), và chỉ được thực hiện với quyền chọn kiểu Châu Âu.

Thời gian Văn bản pháp lý ban hành Nội dung

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được phép thí điểm từ ngày 22/08/2005 và kể từ đây không quy định giới hạn giá trị cho một hợp đồng quyền chọn.

Đầu tháng 09/2005, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng bắt đầu tham gia vào thị trường quyền chọn với nghiệp vụ quyền chọn tiền Đồng.

Ngày 29/03/2006, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng có quyết định tham gia nghiệp vụ này.

Trong giai đoạn này, cũng giống như khi triển khai nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, các NHTM muốn thực hiện giao dịch cần có đề án chi tiết quy trình nghiệp vụ thực hiện và phương án phịng ngừa rủi ro và phải được NHNN chấp thuận mới tiến hành giao dịch. NHNN quy định tỷ giá thực hiện trong hợp đồng quyền chọn USD/VND khơng được vượt q tỷ giá kì hạn cùng thời hạn, mức phí quyền chọn được tính bằng VND (trên một đơn vị ngoại tệ), do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận cho mỗi hợp đồng cụ thể, thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn là từ 3 tháng - 365 ngày.

Để đảm bảo tính quản lý và phù hợp cơ chế quản lý ngoại hối hiện hành, các cá nhân và tổ chức kinh tế chỉ được phép tham gia nghiệp vụ quyền chọn với tư cách là bên mua trong hợp đồng quyền chọn, chứ không được bán hợp đồng quyền chọn. Đặc biệt, để ngăn ngừa hành động đầu cơ và tích trữ ngoại tệ trái phép khơng có lợi cho nền kinh tế, NHNN cũng quy định rõ khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế khi kí hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ và khi thực hiện quyền này phải xuất trình chứng từ chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Vào ngày 12/03/2009, NHNN đã ban hành văn bản yêu cầu các NHTM dừng giao dịch thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa ngoại tệ và tiền Đồng để tiến hành tổng hợp tình hình và có những đánh giá về mặt được và chưa được, thuận lợi và khó khăn vướng mắc, từ đó nghiên cứu hướng xây dựng và ban hành quy chế áp dụng đối với nghiệp vụ này, nhằm tạo điều kiện cho các NHTM có thể dễ dàng triển khai thực hiện trong tương lai.

Bên cạnh đó, hoạt động phái sinh vàng cũng đã được triển khai thực hiện trên thị trường Việt Nam từ năm 2004. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và

35

Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004, ACB là ngân hàng đầu tiên cơng bố triển khai dịch vụ này và chính thức cung cấp cho khách hàng quyền chọn mua, bán vàng vào ngày 15/12/2004. Theo đó:

- Quy mô giao dịch của một hợp đồng quyền chọn giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 100 lượng vàng, tối đa là 5.000 lượng vàng đối với cá nhân, và 10.000 lượng vàng đối với khách hàng là các tổ chức.

- Thời hạn giao dịch của mỗi hợp đồng quyền chọn vàng giữa ACB với khách hàng tối thiểu là 2 tuần và tối đa là 3 tháng. Ngoài ra, tùy theo thời hạn, khách hàng sẽ mua quyền chọn mua. Phương thức này chủ yếu áp dụng đối với những khách hàng mua số lượng lớn hoặc sử dụng nghiệp vụ mua bán vàng kì hạn của ngân hàng để tránh rủi ro.

Hiện nay đã có thêm nhiều ngân hàng triển khai dịch vụ này nhằm cung ứng cho khách hàng những lựa chọn tối ưu nhất như: Eximbank, Techcombank, ...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w