.4 Giao dịch kỳ hạn tại Eximbank

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 64 - 66)

Đơn vị: triệu đồng

■ Tổng giá trị hợp đồng

Nguồn: Eximbank, Báo cáo thường niên 2010 - 2015

Có thể dễ dàng nhận ra rằng, quy mô hợp đồng kỳ hạn tại Eximbank cao hơn rất nhiều so với Sacombank. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi các sản phẩm phái sinh mà các NHTM cung cấp chủ yếu vẫn là phái sinh tiền tệ - là một lợi thế đối với Eximbank vì hoạt động kinh doanh mạnh về kinh doanh ngoại hối của mình. Từ năm 2011, các hợp đồng kỳ hạn được Eximbank ký kết có giá trị tăng vọt (từ 535.016 triệu đồng lên 20.662.606 triệu đồng), sau đó giảm xuống vào năm 2012 và tăng dần trở lại vào năm 2013 và lại giảm vào hai năm tiếp theo đến năm 2015 chỉ còn 3.809.583 triệu đồng.

Đây cũng là xu hướng của ACB trong giai đoạn 2010 - 2015. Doanh số giao dịch kì hạn đã tăng 6 lần trong năm 2008(1.251.896 triệu đồng) so với năm 2007(7.421.107 triệu đồng) và tăng hơn 14 lần trong năm 2010(22.577.199 triệu

47

đồng) so với năm 2009(1.600.673 triệu đồng). Hơn nữa, doanh số giao dịch qua các năm trong thời gian này cũng rất cao. Điều này chứng tỏ ACB đã có một chiến lược kinh doanh các sản phẩm phái sinh khá hiệu quả, cùng với thế mạnh vốn có về kinh doanh ngoại hối của bản thân ngân hàng. Kết quả kinh doanh mà ACB đạt được là hết sức ngoạn mục trong xu thế chung của các NHTM trong nước. Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng mạnh dạn quảng bá các sản phẩm phái sinh tới khách hàng và thu được nhiều kết quả khả quan. Đồng thời ACB cũng là một ngân hàng khá đầu tư cho sản phẩm phái sinh không những về dịch vụ quảng bá mà cịn về cơng nghệ cũng như về trình độ của cán bộ kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, năm từ năm 2012 trở đi là những năm chứng kiến mức giảm doanh số giao dịch kỳ hạn tại ACB xuống mức kỷ lục, nguyên nhân có thể là do vụ án liên quan đến nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB Nguyễn Đức Kiên gây ảnh hướng đến uy tín và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho đến nay doanh số vẫn ở mức rất thấp, tuy năm 2014 có tăng nhẹ lên 769.174 triệu đồng nhưng đến năm 2015 lại giảm chỉ còn 157.734 triệu đồng.

Bảng 2.4 Giao dịch kỳ hạn tại ACB

Nguồn: ACB, Báo cáo thường niên 2010 - 2013

Nhìn chung, cho đến nay, các NHTM đã có nhiều nỗ lực trong việc chủ động tiếp cận và đưa các sản phẩm phái sinh đến gần hơn với nhu cầu của các doanh nghiệp. Nghiệp vụ phái sinh kì hạn của các NHTM đã đạt được những thành công nhất định,

Năm

Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực)

Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá ngày lập BCTC) Tài sản Công nợ 2009 2.062.703 3.334 - 2010 1.491.926 18.206 - 2011 8.322.189 22.869 - 2012 2.556.631 7.674 - 2013 4.697.206 - 4.237 2014 9.633.883 6.953 2015 15.942.587 1.785

mặc dù quy mô vẫn chưa lớn. Sản phẩm phái sinh kì hạn mà các NHTM cung cấp cho khách hàng chủ yếu vẫn là phái sinh tiền tệ. Điều đó cho thấy, nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp vẫn là phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời đối tác của các NHTM chủ yếu là các doanh nghiệp, nhà đầu tư có hoạt động liên quan đến ngoại hối như doanh nghiệp xuất nhập khẩu, nhà đầu tư nước ngoài, ... Hiện nay NHNN đang áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm sẽ khuyến khích áp dụng rộng rãi hơn các sản phẩm phái sinh, trong đó có sản phẩm mua bán kỳ hạn ngoại tệ. Đây cũng là thông lệ tốt của thị trường quốc tế đặc biệt trên thị trường tài chính và thị trường hàng hóa.

So với hợp đồng kì hạn thì hợp đồng hốn đổi xuất hiện trên thị trường tài chính Việt Nam muộn hơn. Tuy nhiên, qua các năm thì giao dịch hốn đổi nói chung đã dần phát triển tại các ngân hàng. Trong đó, quan trọng nhất là hốn đổi tiền tệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w