Giao dịch kỳ hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 40 - 44)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

2.1. Quá trình phát triển các giao dịch phái sin hở Việt Nam

2.1.1. Giao dịch kỳ hạn

1999

QĐ 65/1999/QĐ-NHNN7, QĐ 17/1998/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về ban hành “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái”

- Các giao dịch kì hạn có thời hạn tối đa là 6 tháng, được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VND giữa NHTM với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoặc với các NHTM khác được phép của NHNN.

- Các giao dịch được phép tiến hành giữa ngoại tệ với nhau hoặc giữa ngoại tệ với VND, tuy nhiên trong một số trường hợp cần thiết NHNN có thể cấm giao dịch một số ngoại tệ.

01/07/2002 QĐ 679/2002/QĐ-NHNN

Cho phép các NHTM Việt Nam bắt đầu cung cấp các hợp đồng ngoại tệ kì hạn giữa USD và VND cho khách hàng.

2004 QĐ 1452/2004/QĐ-NHNN

Các NHTM được phép giao dịch kì hạn với các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và cá nhân.

Tuy nhiên theo thống kê thì sau hơn 5 năm có mặt trên thị trường, hợp đồng kì hạn ít được sử dụng. Nguyên nhân một phần là do thị trường liên ngân hàng của Việt Nam chưa phát triển, và hơn nữa là do những hạn chế vốn có của thị trường này trong việc phòng chống rủi ro tỷ giá cũng như những hạn chế vốn có của NHNN.

Trước ngày 28/05/2004, theo quy định của NHNN, tỷ giá kì hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo kì hạn của hợp đồng kì hạn, điều này khác biệt hồn tồn so với cách xác định tỷ giá kì hạn theo thơng

lệ quốc tế. Một khi cách xác định tỷ giá kì hạn theo quy định của NHNN khơng cịn phù hợp với diễn biến trên thị trường thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến các chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối. Bên cạnh đó, thời hạn tối đa theo quy định của NHNN vào thời điểm đó chỉ là 6 tháng, khó có thể đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia trong tương lai (do số lượng chủ thể gia tăng và mỗi chủ thể có nhu cầu phịng ngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng, có thể là vài tháng hoặc trên 1 năm). Vì thế các giao dịch kì hạn chỉ chiếm khoảng 5 - 7% khối lượng giao dịch của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kì hạn ngắn (7 - 60 ngày), cơ cấu giao dịch bất hợp lý, các TCTD bán ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3 - 6 lần doanh số mua, đối tượng giao dịch tập trung nhiều vào các ngân hàng nước ngồi.

Vì những bất cập như vậy, ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Quyết định này đã thể hiện sự đổi mới cơ bản trong tư tưởng quản lý trên hai phương diện: giới hạn thời hạn giao dịch và cách thức quản lý tỷ giá.

Giới hạn thời hạn giao dịch giữa các ngoại tệ với nhau khơng cịn bị hạn chế trong phạm vi 7 - 180 ngày như trước đây mà được dỡ bỏ và cho phép thực hiện theo thơng lệ quốc tế nhằm khuyến khích sự đa dạng và phát triển của thị trường. Đối với giao dịch giữa VND và các loại ngoại tệ với nhau, thời hạn giao dịch cũng được mở rộng từ mức 7 - 180 ngày lên mức tối thiểu 3 ngày và tối đa 365 ngày, và khơng cịn bị giới hạn cụ thể từng khoảng kì hạn nhỏ.

Về vấn đề quản lý tỷ giá, theo quy định trước đây, mức tỷ giá áp dụng cho các loại giao dịch kì hạn giữa VND với các loại ngoại tệ tối đa không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm kí hợp đồng giao dịch cộng với tỷ lệ % gia tăng cho phép quy định cho bốn loại kì hạn, cụ thể là: 0,5% đối với từ 7 - 30 ngày, 1,2% đối với từ 31 - 60 ngày, 1,5% đối với từ 61 - 90 ngày, 2,5% đối với từ 91 - 180 ngày. Việc quy định một cách cứng nhắc các mức trần kì hạn như vậy đã tỏ ra kém linh hoạt và nhiều khi gây ra tác động tiêu cực, hạn chế các nhu cầu sử dụng các giao dịch kì hạn để bảo hiểm rủi ro tỷ giá bởi vì NHTM sẽ bị lỗ nếu thực hiện giao dịch. Theo

Thời gian Văn bản pháp lý ban hành Nội dung

Quyết định số 648 thì tỷ giá kì hạn giữa VND và USD khơng bị khống chế bằng việc quy định mức trần áp dụng cho từng kì hạn như trước đây mà cho phép TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thỏa thuận trong phạm vi mức tỷ giá kì hạn được tính theo thơng lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD (chính là lãi suất bình qn năm). Bên cạnh đó, việc xác định mức tỷ giá giao dịch kì hạn giữa VND và các loại ngoại tệ khác không phải là USD, và giữa các loại ngoại tệ với nhau cũng tiếp tục được trao quyền tự do quyết định cho Tổng giám đốc các TCTD trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng, theo thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra sự chủ động cho khách hàng và các TCTD.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w