Giao dịch tương lai

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 44)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

2.1. Quá trình phát triển các giao dịch phái sin hở Việt Nam

2.1.2. Giao dịch tương lai

Về giao dịch tương lai, ngày 11/01/2011, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là Sở giao dịch hàng hóa đầu tiên được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động tại Việt Nam với 3 mặt hàng chủ yếu được phép giao dịch là cà phê, cao su và thép. Theo ông Cao Quang Hưng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNX thì Sở giao dịch hàng hóa hoạt động theo mơ hình ba bước, bao gồm: Sàn giao dịch - Trung tâm thanh toán bù trừ - Trung tâm kiểm định và giao dịch hàng hóa. SGDHH sẽ là nơi cung cấp địa điểm, phương tiện các dịch vụ cần thiết cho việc thực hiện giao dịch. Theo đó, SGDHH sẽ tiến hành thiết kế các hợp đồng tương lai, các tổ chức giám sát, thanh tốn và giao hàng. Chính vì vậy, hàng hóa được mua bán tại các sàn giao dịch buộc phải qua giám định đạt những tiêu chuẩn chung. Giá cả giao dịch được thực hiện theo nguyên tắc đấu giá công khai cả mua lẫn bán. Là nơi tập trung đầu mối buôn bán với khối lượng giao dịch lớn về nhiều loại mặt hàng nên đây sẽ là điểm lợi thế cho khách hàng khi tham gia SGDHH.

Tương tự hoạt động của các sàn giao dịch khác, SGDHH cũng thông qua bộ phận môi giới giao dịch để thanh toán trong mọi thương vụ, đảm bảo tính trung thực của hàng hóa. Sàn giao dịch có giờ hoạt động định trước, giờ đóng cửa - mở cửa, có quy tắc cho những giao dịch diễn ra tại đó dựa trên nguyên tắc chung trong hoạt động giao dịch thương mại của Việt Nam.

Mục tiêu chính của VNX là cung cấp cơng cụ tài chính phái sinh thơng qua các hợp đồng tương lai cho nhà đầu tư. Dù các hoạt động giao dịch hàng hóa đều được

31

thực hiện qua VNX, nhưng so với các sàn giao dịch hàng hóa đã và đang hoạt động, VNX có chức năng và quy mơ lớn hơn, đồng thời rút ngắn được tình trạng chênh lệch giá giữa hàng hóa Việt Nam so với thị trường thế giới, hạn chế đến mức tối đa trường hợp “được mùa mất giá - được giá mất mùa”, góp phần bình ổn giá cả cho thị trường trong nước. VNX cũng cung cấp thông tin đầy đủ về các sản phẩm, dịch vụ mũi nhọn đến nhà đầu tư (cung cấp các hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, dịch vụ mơi giới hàng hóa, dịch vụ giao nhận, tư vấn đầu tư...).

Bước đầu VNX chỉ giao dịch 3 mặt hàng chính, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu theo điều kiện cấp phép của Bộ Cơng thương nhằm mục đích chuẩn hóa chất lượng đối với các mặt hàng biến động mạnh theo mùa vụ và nhu cầu tiêu thụ cả ở thị trường Việt Nam và thế giới là cà phê, cao su và thép.

Ngồi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), trước đó cũng đã có một vài sàn giao dịch hàng hóa được Bộ Cơng Thương cho phép hoạt động, ví dụ như: Sàn giao dịch hàng hóa Triệu Phong thành lập vào tháng 10/2010, với vốn điều lệ ban đầu là 150 tỷ đồng, đối tác kinh doanh chính là các NHTM được NHNN cho phép hoạt động phái sinh hàng hóa như BIDV, Techcombank, Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank). Hàng hóa được giao dịch chủ yếu vẫn là cà phê, cao su và thép. Các sàn giao dịch sẽ tập trung cung cấp cho nhà đầu tư Việt Nam các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến các hợp đồng tương lai, kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi đối với các hàng hóa. Các dịch vụ nền tảng của họ là mơi giới hàng hóa vật chất, giao nhận, kiểm định hàng hóa, thanh tốn bù trừ, tư vấn đầu tư và tài trợ thương mại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w