Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ phái sinh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 36 - 40)

Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB

1.3. Kinh nghiệm phát triển nghiệp vụ phái sinh

1.3.1. Australia

Australia là một trong những nước có hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và khá ổn định. Tại Australia, bốn ngân hàng thương mại lớn nhất nước: National Australia Bank(NAB), Australia & New Zealand Bank Group(ANZ), Commonwealth Bank of Australia( CBA), Wesstpac Banking Corporatoin( WBK) từ lâu đã sử dụng công cụ phái sinh nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng như để kiếm lời. Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở các ngân hàng này đang ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả cao.

Thị trường tương lai Sydney( Sydney Futures Exchange - SFE) là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng về tổng giá trị hợp đồng là hơn 50% từ năm 2004 đến năm 2008, và những năm sau đó tốc độ tăng trưởng cũng khơng ngừng tăng. Các giao dịch phái sinh về lãi suất và trái phiếu có mức tăng trưởng mạnh nhất và đạt khối lượng giao dịch lớn nhất. Hợp đồng hoán đổi lãi suất( IRS) được sử dụng nhiều nhất trong 4 ngân hàng lớn tại Úc nhằm trao đổi dòng lãi suất trên cơ sở một số tiền gốc danh nghĩa nhất định và theo một lich thanh tốn cố định, qua đó giúp giảm thiểu rủi ro và đầu cơ biến động lãi suất. Các ngân hàng cũng sử dụng hợp đồng này để tạo sự phù hợp giữa cơ cấu lãi suất tài sản và

các nghĩa vụ nợ. Đơn cử là tại ngân NAB hợp đồng hoán đổi lãi suất được ngân hàng này sử dụng khá nhiều. Tỷ trọng giá trị hợp đồng của công cụ này so với tổng giá trị các công cụ phái sinh là khá cao với 49,6% năm 2014 và 50,5% năm 2015. Về giá trị hợp đồng thì khơng ngừng tăng qua các năm. Trong 5 năm giá trị hợp đồng hoán đổi lãi suất tăng gần 3 lần từ 1.294.015 triệu AUD năm 2010 lên 3.670.838 triệu AUD.

Biểu đồ 1.1: Giá trị hợp đồng lãi suất tại ngân hàng NAB giai đoạn 2010-2015

Đơn vị: Triệu AUD

■ Hoán đổi lãi suất

Nguồn: NAB Annual Report 2010-2015

Hợp đồng hốn đổi hối đối là cơng cụ quan trọng thứ hai sau hợp đồng hoán đổi lãi suất. Hợp đồng này các ngân hàng thực hiện nhằm hốn đổi đồng tiền thơng qua một hợp đồng giao ngay và cam kết mua lại bằng một hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ. Hợ đồng hoán đổi hối đối khơng được gia hạn và cũng khơng được hủy bỏ giữa chừng. Tuy những năm gần đây ANZ, NAB có xu hướng giảm dần sử dụng hợp đồng này nhwung giá trị nhwungx hợp đồng này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong công cụ phái sinh của ngân hàng. Ngồi ra các ngân hàng cịn sử dụng các loại hợp đồng khác như: kỳ hạn ngoại tệ; kỳ hạn lãi suất; quyền chọn lãi suất; hợp đồng hốn đổi tiền tệ; hốn đổi phái sinh tín dụng.... Các cơng cụ này phịng ngừa rủi ro đã trực tiếp làm tăng thêm giá

trị đáng kể cho các ngân hàng thông qua lãi thuần thu được trên thị trường chứng khốn phái sinh.

1.3.2. Mỹ

Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính của Mỹ rất phát triển làm nền tảng vững chắc cho thị trường công cụ phái sinh. Điểm nổi bật của thị trường phái sinh Mỹ là tính chuẩn hóa hình thành trên cơ sở hạ tầng được trang bị tiên tiến. Thị trường phái sinh Mỹ phát triển mạnh từ những năm 1970, khi những bất ổn chính trị dẫn tới những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tiêu biểu là cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973- 1974. Thị trường phái sinh Mỹ phát triển có thể nói do có các Sở giao dịch, trung tâm giao dịch lớn như Hội đồng Mậu dịch Chicago (CBOT), Sở Thương mại Chicago (CME), Sàn giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE), các thị trường chứng khoán NYSE, AMEX. Các sở giao dịch vừa đóng vai trị trung gian vừa đóng vai trị bảo lãnh trong các giao dịch. Giao dịch tại các sở giao dịch này thực hiện bằng đấu giá mở với các cơng cụ tự động hóa và khớp lệnh liên tục. Điều này tạo ra sự minh bạch cho hợp đồng phái sinh giúp thành viên của sở (cổ đông) và khách hàng nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro hoặc đầu cơ. Các ngân hàng và các cơng ty tài chính thường tham gia giao dịch thông qua việc mua cổ phần của sở để đạt được một tư cách thành viên và họ có thể vừa là mơi giới hưởng phí vừa là nhà đầu tư thu lợi nhuận. Thị trường Mỹ đáp ứng nhu cầu liên kết điện tử và thương mại 24/24 giờ trong ngày bằng cách tạo ra những sản phẩm giao dịch quốc tế, mở rộng giờ giao dịch và triển khai một sàn giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử được thiết kế để hỗ trợ việc đấu giá mở ngoài giờ giao dịch chính thức.

Thị trường quyền chọn tại Mỹ được coi là thị trường vốn có tính lỏng nhất thế giới. Để có được thị trường quyền chọn phát triển sơi động với trình độ cao phải kể đến các tổ chức với tư cách bảo lãnh góp phần thúc đẩy thị trường phát triển minh bạch và ổn định. Năm 1986, khơng chỉ có các sàn giao dịch mà các NHTM cũng bắt đầu tham gia cung cấp quản lý rủi ro hàng hóa. Tuy nhiên ngay năm sau 1987, CFTC (Commodities Future Trading Center) đã phản đối tính hợp pháp trong hoạt động của NHTM trên thị trường này ở Mỹ. Điều này đã khiến việc phát triển các sản phẩm mới tại Mỹ gặp khó khăn. Tới tận năm 1993, CFTC mới thơng qua các quy định tạo lợi nhuận cho thị trường và việc phát triển các sản phẩm lại trở lại tốc độ của nó. Mỹ trở

thành quốc gia có thị trường các sản phẩm phái sinh phát triển hàng đầu thế giới với giá trị hợp đồng phái sinh mà các NHTM nắm giữ lên tới hàng trăm nghìn tỷ đồng và lợi nhuận lên tới hàng chục tỷ đồng. Các hoạt động phái sinh của Mỹ tập trung chủ yếu vào năm ngân hàng lớn là: JP Morgan Chase Bank NA, Citibank National ASN, Bank of American NA, Goalman Sachs Bank USA và HSBC Bank USA National ASSN.

Thời gian Văn bản pháp lý ban hành Nội dung

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CƠNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghiệp vụ phái sinh tại các NH thương mại việt nam khoá luận tốt nghiệp 144 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w