Bảng 2 .8 Giao dịch quyền chọn tại ACB
2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại các
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế đối với hoạt động phái sinh tại các NHTM Việt Nam
> Số lượng NHTM cung cấp các dịch vụ về các loại hợp đồng phái sinh cịn ít.
Hiện nay, chủ yếu vẫn là các NHTM lớn mới cung cấp gần như đầy đủ các loại hợp đồng tài chính phái sinh như ACB, BIDV, .. .hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như HSBC. Nhiều NHTMCP cũng bắt đầu tham gia vào thị trường tài chính phái sinh nhưng hầu như đến nay vẫn cịn hạn chế, số lượng giao dịch không đáng kể. Việc thiếu nhà cung cấp cũng là một trong những hạn chế của thị trường phái sinh Việt Nam.
> Các sản phẩm phái sinh vẫn chưa xuất hiện đầy đủ tại Việt Nam
Khi mà trên thế giới các sản phẩm phái sinh không ngừng phát triển và biến đổi thì thì các NHTM Việt Nam mới chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ, thí điểm. Hiện nay, nghiệp vụ tương lai không được các NHTM sử dụng nhiều như các nghiệp vụ phái sinh khác trong mục đích phịng vệ. Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính khơng phát triển. Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian.
Không chỉ thế, việc triển khai các giao dịch phái sinh vẫn cịn chậm chạp. Chứng khốn phái sinh phát triển khá khiêm tốn ở một số ngân hàng với doanh số chưa đáng kể so với doanh số của các nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC hiện nay sau 8 năm triển khai dịch vụ phái sinh cũng mới chỉ có một số ít doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này.
> Quy mô các hợp đồng phái sinh vẫn còn rất nhỏ
Thực tế hiện nay, giao dịch giao ngay vẫn đang đóng vai trị chủ đạo trong tổng số giao dịch của các ngân hàng. Do mức độ giao dịch và khối lượng giao dịch còn nhỏ nên nhiều khi các ngân hàng pghải từ chối giao kết các hợp đồng phái sinh với khách
hàng của mình do khơng đủ lượng để giao dịch từng lần với các khách hàng đối tác ở nước ngoài.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
> Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính chưa phát triển, các sản phẩm phái sinh chưa đa dạng
Thị trường hàng hóa mà đặc biệt là hàng hóa có nhu cầu xuất nhập khẩu lớn có phát triển thì thị trường phái sinh hàng hóa mới phát triển. Hiện nay 90% doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sử dụng đồng USD trong thanh tốn. Trong khi đó tỷ giá USD/VND ln có xu hướng ổn định, NHNN thường cho tỷ giá USD/VND hàng năm chỉ tăng khoảng 1%. Mức biến động như vậy là không đáng kể so với sự biến động của các đồng tiền khác như EUR, GBP, JPY hay AUD (có thể tăng giảm 1% trong 1 - 2 ngày). Nắm được sự dao động tỷ giá USD/VND nên trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay mà không cần quan tâm tới công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tình trạng giao dịch của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn manh mún, phân tán, uy tín của hàng xuất khẩu cũng chưa cao dẫn đến các sản phái sinh hàng hóa chưa đa dạng và phát triển.
Thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam hiện nay còn nhiều yếu kém, mức độ phát triển cịn thấp, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế và thị trường tài chính cịn khá lạc hậu so với các quốc gia khác trong khu vực. Sự lạc hậu, sơ khai của thị trường tài chính Việt Nam cịn bao gồm cả tình trạng nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về khối lượng giao dịch các công cụ tài chính phái sinh. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư chưa thực sự hiểu biết về thị trường chứng khoán, giao dịch nhiều khi cịn chạy theo số đơng, thị trường phụ thuộc nhiều vào các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường tiền tệ với hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng ít sơi động, chưa cân đối và chun sâu. Các giao dịch trên thị trường này thường mang tính một chiều, tức là một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn, cịn một số ln có nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà thị trường tiền tệ chưa thực sự trở thành một trung gian điều tiết vốn hiệu quả, trong khi vai trò của thị trường này đối với việc tác động đến lãi suất trên thị trường là rất quan trọng - Bởi thị trường tiền tệ cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể hình thành được đường cong lãi suất (yield curve), làm cơ sở
cho việc dự báo lãi suất thị trường cũng như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh.
Một lý do nữa là trước đây ở Việt Nam, nền kinh tế chưa thực sự hội nhập nên nước ta chưa từng phải chịu ảnh hưởng lớn nào từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Do đó, việc áp dụng các cơng cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn chưa trở thành nhu cầu bức xúc. Những nước chịu thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 đã bị sốc trong khủng hoảng và bị suy thối kinh tế, do đó họ đã có động lực để phát triển các cơng cụ phái sinh nhằm phịng chống rủi ro. Hiện nay, Thái Lan, Malaysia và Philippines đang là những quốc gia có hệ thống phịng chống rủi ro tài chính phát triển rất mạnh trong khu vực. Như vậy, chính sự non kém của thị trường tài chính - tiền tệ đã gây ra những trở ngại không nhỏ cho các NHTM Việt Nam trong việc định lượng và sử dụng các công cụ quản trị rủi ro.
Thêm vào đó, do mức độ hiệu quả của thị trường ngoại hối và thị trường liên ngân hàng còn yếu kém nên các giao dịch cơng cụ phái sinh nói chung khơng minh bạch và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nếu như họ thiếu thông tin. Đây cũng là một trong những lý do chính khiến các nhà đầu tư còn dè dặt trong việc áp dụng các cơng cụ này.
> Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện
Với các hoạt động phái sinh, Luật Các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa có quy định cụ thể cho phép các NHTM cung cấp các dịch vụ phái sinh hay cho phép đầu tư vào các sản phẩm này. Chúng ta cũng chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp, tỷ lệ đảm bảo an toàn, hạn chế rủi ro của các NHTM khi cung cấp hoặc đầu tư vào các sản phẩm tài chính phái sinh, đồng thời chưa có các quy định làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
Hơn nữa, mặc dù hiện nay NHNN đã ban hành các Quyết định, Thông tư cho phép NHTM thực hiện một số sản phẩm phái sinh (như hoán đổi lãi suất, hốn đổi ngoại tệ chéo, hốn đổi giá cả hàng hóa, quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ) với doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Vậy nhưng, doanh nghiệp Việt Nam có được thực hiện nghiệp vụ này với ngân hàng nước ngồi khơng có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay khơng đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể.
Mặt khác, như đã nói, mặc dù NHNN cũng đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất; tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003, và sau này là QĐ 62/2006/QĐ-NHNN. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, cịn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.
- Nguyên nhân chủ quan
> Cơng tác hạch tốn chưa rõ ràng
Một thực tế hiện nay là trong hạch toán kế toán chỉ chú trọng tới phần lãi/lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi/lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì chưa được quan tâm. Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam cịn chưa có các chuẩn mực tương đồng với các chuẩn mực kế tốn quốc tế về cơng cụ tài chính. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến việc xác định kết quả tài chính của ngân hàng. Đồng thời các cơ quan giám sát cũng khơng thể có được thơng tin đầy đủ và trung thực để giám sát thị trường chung, giám sát an toàn hoạt động của từng tổ chức tài chính.
> Nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cịn hạn chế
Hoạt động phái sinh là một hoạt động phức tạp, địi hỏi trình độ cao. Tuy nhiên, hiện nay, số người hiểu biết và sử dụng thành thạo các cơng cụ phái sinh của các NHTM nhìn chung cịn rất ít. Hơn nữa, cũng đang thiếu các khóa đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này mà chỉ mới có những buổi hội thảo khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam và các nhà đầu tư áp dụng cơng cụ phái sinh để tự bảo vệ mình.
> Cơ sở vật chất kỹ thuật còn chưa phát triển
Hiện nay, quy trình nhập dữ liệu giao dịch, hạch tốn và theo dõi các giao dịch phái sinh trên hệ thống của ngân hàng cịn chưa được hồn thiện. Việc trang bị các hệ thống kết nối, thông tin đến khách hàng là khá phức tạp, các phần mềm định giá quyền
chọn, phân tích thị trường, ... đều có giá rất cao, mà khơng phải ngân hàng nào cũng có thể trang bị được.
> Điều kiện giao dịch phức tạp và mức phí cịn cao
Chính rào cản này đã phần nào hạn chế doanh nghiệp đến với sản phẩm phái sinh. Tuy các hợp đồng kì hạn và giao sau khơng phải trả phí trực tiếp nhưng theo đánh giá của nhiều cá nhân và doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh thì quyền chọn có phí khá cao. Thơng thường chi phí giao dịch bao gồm:
• Chi phí tìm kiếm thơng tin
• Chi phí thương lượng với đối tác
• Chi phí để điều chỉnh trạng thái nhằm thích nghi với điều kiện mới của thị trường
• Chi phí phát sinh từ những yếu tố bất định và những rủi ro về thơng tin, thể chế
• Chi phí ủy quyền tác nghiệp
• Chi phí thực hiện và giám sát.
Giá cả các sản phẩm phái sinh được tính tốn dựa vào q trình biến động giá tài sản cơ sở, khơng thể đánh đồng một mức nào đó. Điều này giúp cho khách hàng khi mua sản phẩm phái sinh biết được rủi ro mình phải chịu ở mức nào. Nhưng các đại lượng đo lường hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thống kê chính xác. Hiện nay các cơng ty chứng khốn triển khai sản phẩm option đã đưa ra những mức phí 5-8%/ giá trị hợp đồng cho 1 tháng, trong khi lãi suất sử dụng địn bẩy tài chính chỉ 1,2-1,5%. Phí cao nên nhà đầu tư có lãi cũng rất ít.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ PHÁI SINH TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM