Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn:Vietcombank, Eximbank, Sacombank, ACB, Báo cáo thường niên
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ bắt đầu được giao dịch tại Vietcombank muộn hơn so với các ngân hàng khác (vào năm 2008). Tuy nhiên khơng vì thế mà quy mơ giao dịch hoán đổi tại ngân hàng này thấp hơn. Từ con số khiêm tốn 10 tỷ đồng doanh số giao
49
dịch năm 2010, năm 2011, doanh số đã tăng vọt lên hơn 2000 tỷ đồng và tiếp tục tăng đến hơn 11.000 tỷ đồng trong năm 2012. Đặc biệt trong 2 năm gần đây nhất, Vietcombank ln giao dịch hợp đồng hốn đổi ở mức cao nhất trong 4 ngân hàng lớn Vietcombank, Sacombank, Eximbank và ACB.
Vốn mạnh về các hoạt động kinh doanh ngoại hối, giá trị các hợp đồng hoán đổi tại Eximbank luôn ở mức khá cao. Năm 2011, cũng như hợp đồng kỳ hạn, doanh số giao dịch hoán đổi tại Eximbank cũng tăng mạnh gấp gần 8 lần (từ 1.491.926 triệu lên 8.322.189 triệu). Ngân hàng này cũng thường xun có lãi từ hợp đồng hốn đổi tiền tệ.
Bảng 2.5 Giao dịch hoán đổi tại Eximbank
Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng giá trị của hợp đồng 2.510.386 9.073.127 5.118.397 4.067.875 15.194.429 Tổng giá trị ghi sổ kế toán (Tài sản) 3.563 5.570 410.519 57.805 25.881
Nguồn: Eximbank, Báo cáo thường niên 2009 - 2013
Tại Eximbank, hoán đổi ngoại tệ được thực hiện với mức kí quỹ yêu cầu là 3% giá trị hợp đồng cho các giao dịch USD/VND; và 7 -10% giá trị hợp đồng cho các giao dịch có loại ngoại tệ khác với giao dịch USD/VND.
Nếu như hiệu quả kinh doanh hợp đồng kì hạn của Sacombank có phần thấp hơn Eximbank, thì với hợp đồng hốn đổi, các con số sau đây lại cho thấy một diễn biến ngược lại.
50
Bảng 2.6 Giao dịch hoán đổi tại Sacombank
Năm
Tổng giá trị của hợp đồng (theo tỷ giá ngày hiệu lực)
Tổng giá trị ghi sổ kế toán (theo tỷ giá ngày lập BCTC) Tài sản Công nợ 2009 1.877.790 - 2.206 2010 3.850.967 - 71.204 2011 951.322 - - 2012 545.636 - - 2013 97.091 - - 2014 48.545 - - 2015 - - -
Nguồn: Sacombank, Báo cáo thường niên 2010 - 2013
Ta có thể thấy, trong suốt 4 năm gần đây, Sacombank luôn thu được lợi nhuận cao từ giao dịch hoán đổi. Tổng giá trị giao dịch năm 2011 tăng gần 4 lần so với năm 2010. Đặc biệt doanh số giao dịch năm 2011 đã đạt mức hơn 9 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận thu được năm 2012 là gần 500 tỷ đồng. Đây là một con số khá ấn tượng của Sacombank, cho thấy Sacombank là một trong những ngân hàng mạnh về các giao dịch hoán đổi tiền tệ. Mặc dù doanh số giao dịch trong năm 2013 giảm so với năm 2012, nhưng vẫn cao hơn năm 2011 và nằm trong xu thế chung của các NHTM, đồng thời ngân hàng vẫn tiếp tục thu lãi từ hoạt động này.
Về hợp đồng hoán đổi lãi suất, đây là một cơng cụ phịng ngừa rủi ro lãi suất khá hữu ích và được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên nó dường như khơng mấy khả quan tại Việt Nam. ACB là một trong số ít ngân hàng đang giao dịch loại hợp đồng này.
51
Bảng 2.7 Giao dịch hoán đổi lãi suất tại ACB
Nguồn: ACB, Báo cáo thường niên 2009 - 2015
Ngồi ACB, chỉ có một số ít NHTM khác tiến hành giao dịch hoán đổi lãi suất, phần lớn trong số đó đều là các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam như HSBC, Standard Chartered, ... Các NHTM lớn trong nước như Vietinbank, Eximbank, ... đều không thấy giao dịch loại hợp đồng này. Điều này cho thấy, các NHTM trong nước còn khá e ngại đối với sản phẩm này, thậm chí cịn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị rủi ro bằng hoán đổi lãi suất, thường xuyên bị lỗ. Thực trạng này địi hỏi chúng ta cần có những giải pháp cụ thể để phát triển và ứng dụng nó trong thời gian tới.
2.2.3. Nghiệp vụ quyền chọn.
Các giao dịch quyền chọn tiền tệ được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam là quyền chọn tiền tệ, bắt đầu từ năm 2004 theo quyết định số 1452/2004 QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN Việt Nam và được triển khai thí điểm từ tháng 10/2005 tại Vietcombank, Eximbank, VIB, chi nhánh ngân hàng Citibank. Từ tháng 12/2005, các ngân hàng BIDV, MB, Techcombank, ACB và Agribank cũng được triển khai nghiệp vụ này. Cho đến nay, mặc dù đã xuất hiện 10 năm trên thị trường, quyền chọn vẫn chưa phát triển mạnh, doanh số giao dịch còn rất nhỏ. Mặc dù đã khơng cịn giới hạn về số lượng ngân hàng tham gia giao dịch quyền chọn nhưng thực tế cho thấy hiện nay các hoạt động mua bán này chưa thực sự sôi động, chỉ tập trung vào chi
Năm Loại hợp đồng Tổng giá trị hợp đồng (Theo tỷ giá ngày hiệu lực) Tổng giá trị ghi sổ Tài sản Công nợ 2013
Mua quyền chọn mua 85.383 125 -
Mua quyền chọn bán 1.982.428 - 4.428
Bán quyền chọn mua 168.288 - 6.692
Bán quyền chọn bán 86.094 - -
2014
Mua quyền chọn mua 756.310 - 5.586
Mua quyền chọn bán 424.920 - 1.360
Bán quyền chọn mua 583.440 6.836 -
Bán quyền chọn bán 437.008 6.996 -
2015 Mua quyền chọn mua 434.568 - 16.389
Mua quyền chọn bán 486.870 - 3.606
nhánh các ngân hàng nước nước ngoài như HSBC hay Citibank và một số ít ngân hàng Việt Nam như ACB, Vietcombank, Eximbank,... Hình thức quyền chọn được quy định khác nhau tùy ngân hàng. Ví dụ, Techcombank quy định hình thức giao dịch quyền chọn kiểu Châu Âu, nhưng với Eximbank thì nêu ra hai loại là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu Âu cho khách hàng lựa chọn.
Biểu đồ 2.6 Doanh số giao dịch quyền chọn ở Eximbank và Vietcombank
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Eximbank, Vietcombank, Báo cáo thường niên 2009 - 2013
Như vậy, tính từ năm 2009 đến năm 2013, doanh số giao dịch quyền chọn tại Vietcombank tuy tăng lên đều nhưng tốc độ tăng chậm và doanh số cịn ít so với các NHTM đã và đang cung cấp sản phẩm này. Trong 5 năm, doanh số giao dịch tại Vietcombank chỉ tăng 1,4 lần. Cho đến nay, Vietcombank vẫn là một trong những ngân hàng có doanh số giao dịch quyền chọn thấp.
Tại Eximbank, doanh số giao dịch cũng tăng qua các năm và nhìn chung có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với Vietcombank. Từ năm 2009 đến năm 2013, doanh số giao dịch tăng gần 3 lần (từ 20.508 triệu đồng lên 59.346 triệu đồng). Ngân hàng chỉ là trung gian trong các hợp đồng quyền chọn, thực hiện việc mua/bán của khách hàng và cân đối lại trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy các giao dịch này được phòng ngừa
53
rủi ro. Theo tổng kết, Eximbank cũng chỉ có một số ít khách hàng tham gia nghiệp vụ quyền chọn, khơng đủ để điều hịa rủi ro tỷ giá. Ngân hàng này thường phải ký lại các hợp đồng quyền chọn nhận được với các ngân hàng nước ngoài giống như một dạng tái bảo hiểm.
Sacombank cũng thực hiện mua bán quyền chọn tiền tệ. Năm 2010, tổng giá trị các giao dịch quyền chọn mua tiền tệ của Ngân hàng bằng 5.915 triệu đồng. Giao dịch quyền chọn bán có tổng giá trị 5.823 triệu đồng. Nhìn chung các giao dịch quyền chọn tiền tệ được các ngân hàng triển khai đã có những kết quả đáng ghi nhận.
Đáng chú ý là kết quả kinh doanh quyền chọn tại ACB. Đây là một trong những ngân hàng có doanh số quyền chọn khá cao và thu được nhiều lợi nhuận. Bảng sau là số liệu về hoạt động kinh doanh quyền chọn tại ACB:
Bảng 2.8:Giao dịch quyền chọn tại ACB
Bán quyền chọn mua 415.742 18.110 -
Nguồn: ACB, Báo cáo thường niên 2013 - 2015
Ta có thể thấy, loại hợp đồng được giao dịch chủ yếu là bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán. Giá trị hợp đồng quyền chọn tăng dần qua các năm nhưng cũng khơng đáng kể. Nhìn chung, mặc dù được triển khai từ 2005 và đến nay đã có những bước tiến bộ, nhưng doanh số mua bán thực tế của các ngân hàng vẫn còn thấp, hầu hết các giao dịch đều được tiến hành theo kiểu Mỹ vì điều kiện thanh tốn linh hoạt hơn. Theo thống kê, các ngân hàng như Techcombank, BIDV, VIB dù là những ngân hàng tham gia các nghiệp vụ này từ rất sớm nhưng họ chỉ mới thực hiện được một số hợp đồng với doanh số không đáng kể. Bản thân các NHTM cũng gặp khá nhiều trở ngại trong việc triển khai các nghiệp vụ quyền chọn do khi thu phí, các NHTM phải chịu một khoản VAT là 10%, nhưng sau đó nếu ngân hàng tham gia tái bảo hiểm với các ngân hàng nước ngồi thì khơng được khấu trừ khoản VAT này. Điều này vơ hình chung làm các NHTM bị lỗ. Đây là một trong những khó khăn không nhỏ cản trở giao dịch quyền chọn của các ngân hàng.
2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh tại các NHTMViệt Nam Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Các NHTM Việt Nam đã triển khai thực hiện các cơng cụ tài chính phái sinh và
có sự tăng trưởng về doanh số thực hiện qua các năm
Khi được đưa vào sử dụng nhận thấy những lợi ích khơng nhỏ của cơng cụ cụ phái sinh các ngân hàng đã tiếp tục nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm để phục vụ khách hàng. Một số NHTM đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm phái sinh kết hợp nhiều tiện ích đã thu hút được DN Việt Nam sử dụng, thích hợp với điều kiện lạm phát và tỷ giá biến động thường xuyên, điển hình như một số sản phẩm phái sinh do Eximbank triển khai như: Sản phẩm cho vay bằng VND theo lãi suất ngoại tệ có bảo hiểm tỷ giá: Khách hàng được ngân hàng cho vay bằng VND với lãi suất ngoại tệ (số tiền cho vay này sẽ được xác định trước bằng một giá trị ngoại tệ khi ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân), khi thực hiện hợp đồng tín dụng, khách hàng trả nợ vay, lãi vay bằng VND theo tỷ giá ngoại tệ vào ngày trả nợ. Ngân hàng có thực hiện bảo hiểm tỷ giá cho DN, cụ thể khi tỷ giá ngoại tệ tăng trên 2% hoặc 3% so với tỷ giá tại thời điểm giải ngân thì khách hàng chỉ phải thanh tốn cho ngân hàng số tiền VND tương ứng với mức tăng tỷ giá 2% - 3%, phần vượt ngân hàng chịu. Tuy doanh số về công cụ
phái sinh có tăng nhưng cũng chưa cao, tỷ trong thu nhập trên tổng thu nhập của ngân hàng chưa đén 10%.
- Việc sử dụng cơng cụ phái sinh giúp các ngân hàng phịng ngừa rủi ro.
Trong những năm cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chìm sâu trong khủng hoảng kinh tế như 2010, 2011, 2012, các NHTM ở Việt Nam cũng đứng trước những thách thức rất lớn về rủi ro, đặc biệt là rủi ro tỷ giá và lãi suất. Nhờ sử dụng các cơng cụ tài chính phái sinh, các NHTM đã giúp cho bản thân mình phịng ngừa những biến động khơng mong muốn. Có thể đơn cử BIDV, trong giai đoạn từ 2009 - 2012, mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng vẫn tăng đều, đạt 509.932 triệu đồng năm 2012 và tăng đến 1.710.681 triệu đồng năm 2013. Trong đó, doanh số mua bán giao dịch phái sinh chiếm tỷ trọng khá đáng kể, có tác dụng bình ổn các nghiệp vụ khác của ngân hàng, góp phần duy trì mức doanh số tăng đều hàng năm.
- Lợi nhuận thu được từ công cụ phái sinh của các ngày càng tăng
Không chỉ sử dụng cơng cụ tài chính phái sinh để phịng ngừa rủi ro, hiện nay, bằng việc cung cấp chúng cho khách hàng để thu về lợi nhuận, các NHTM Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với loại hình này. Hiện nay, các công cụ phái sinh đã được nhiều doanh nghiệp sử dụng hơn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trong đó, hốn đổi tiền tệ là cơng cụ được sử dụng khá nhiều. Khi có những phân tích dự đốn biến động giá trị các tài sản cơ sở, ngân hàng tham gia giữ một vị thế trong hợp đồng phái sinh để trực kinh doanh kiếm lời trên công cụ phái sinh. Việc sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm phái sinh đã tạo điều kiện để phân tán rủi ro đảm bảo lợi nhuận cho các ngân hàng.
- Sử dụng công cụ phái sinh làm gia tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam hiện nay làm khả năng cạnh tranh của các NHTM cũng đã tăng đáng kể, nhờ đó hoạt động NHTM cũng phát triển theo. Trước đây, BIDV là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam cung cấp hợp đồng hoán đổi lãi suất. Một thời gian sau, hàng loạt các ngân hàng cũng cung cấp dịch vụ này, trong đó có cả các ngân hàng cổ phần. Tương tự với hợp đồng quyền chọn, từ việc chỉ có Vietcombank tiên phong sử dụng, đến nay loại hình này đã được cung cấp ở nhiều ngân hàng khác. Điều này có nghĩa là nhờ việc học hỏi nhau để sử dụng các
cơng cụ tài chính phái sinh nhằm quản trị rủi ro cho mình và cung cấp các dịch vụ phái sinh thích hợp cho khách hàng, các ngân hàng thương mại cũng đã tăng tính cạnh tranh cho riêng mình. Các hoạt động của NHTM khơng cịn đơn thuần xoay quanh các nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng nữa, mà đã mở rộng thêm các nghiệp vụ phái sinh khác.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..
2.3.2.1. Những hạn chế đối với hoạt động phái sinh tại các NHTM Việt Nam
> Số lượng NHTM cung cấp các dịch vụ về các loại hợp đồng phái sinh cịn ít.
Hiện nay, chủ yếu vẫn là các NHTM lớn mới cung cấp gần như đầy đủ các loại hợp đồng tài chính phái sinh như ACB, BIDV, .. .hoặc chi nhánh các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như HSBC. Nhiều NHTMCP cũng bắt đầu tham gia vào thị trường tài chính phái sinh nhưng hầu như đến nay vẫn còn hạn chế, số lượng giao dịch không đáng kể. Việc thiếu nhà cung cấp cũng là một trong những hạn chế của thị trường phái sinh Việt Nam.
> Các sản phẩm phái sinh vẫn chưa xuất hiện đầy đủ tại Việt Nam
Khi mà trên thế giới các sản phẩm phái sinh khơng ngừng phát triển và biến đổi thì thì các NHTM Việt Nam mới chỉ hoạt động mang tính đơn lẻ, thí điểm. Hiện nay, nghiệp vụ tương lai không được các NHTM sử dụng nhiều như các nghiệp vụ phái sinh khác trong mục đích phịng vệ. Chính vì vậy, giao dịch tương lai tài chính khơng phát triển. Nghiệp vụ tương lai chủ yếu được thực hiện tại Việt Nam hiện nay là các giao dịch tương lai hàng hóa mà các NHTM làm trung gian.
Không chỉ thế, việc triển khai các giao dịch phái sinh vẫn còn chậm chạp. Chứng khoán phái sinh phát triển khá khiêm tốn ở một số ngân hàng với doanh số chưa đáng kể so với doanh số của các nghiệp vụ truyền thống. Ngay cả với HSBC hiện nay sau 8 năm triển khai dịch vụ phái sinh cũng mới chỉ có một số ít doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ này.
> Quy mô các hợp đồng phái sinh vẫn còn rất nhỏ
Thực tế hiện nay, giao dịch giao ngay vẫn đang đóng vai trị chủ đạo trong tổng số giao dịch của các ngân hàng. Do mức độ giao dịch và khối lượng giao dịch còn nhỏ nên nhiều khi các ngân hàng pghải từ chối giao kết các hợp đồng phái sinh với khách
hàng của mình do khơng đủ lượng để giao dịch từng lần với các khách hàng đối tác ở nước ngoài.
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân khách quan
> Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính chưa phát triển, các sản phẩm phái sinh chưa đa dạng