Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cấp xã

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

luật về dân chủ cơ sở cấp xã

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủcơ sở cấp xã cơ sở cấp xã

* Khái niệm chung về thực hiện pháp luật:

Nhà nớc và Pháp luật là hai hiện tợng xã hội. Nhà nớc ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, đồng thời duy trì trật tự xã hội. Pháp luật với đặc trng của nó trở thành cơng cụ hữu hiệu nhất để quản lý xã hội. Pháp luật chỉ thực sự có giá trị khi nó đợc thực hiện trong đời sống xã hội.

Thực hiện pháp luật là một hiện tợng xã hội mang tính pháp lý. Q trình hoạt động thực hiện pháp luật đợc diễn ra đồng thời và tiếp nối với q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật của nhà nớc.

Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là hai dạng hoạt động khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xây dựng pháp luật là quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền nhằm ban hành pháp luật và khơng ngừng hồn thiện pháp luật. Thực hiện pháp luật là nhiệm vụ của mọi tổ chức (kể cả cơ quan nhà nớc) và mọi công dân Việt Nam, cơng dân nớc ngồi làm việc sinh sống trên đất nớc Việt Nam. Nhà nớc quản lý xã hội bằng pháp luật và trách

nhiệm thực hiện pháp luật mang tính nguyên tắc do Hiến pháp quy định.

Thực hiện pháp luật là hành vi xử sự của con ngời đợc tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Hành vi xử sự của con ngời trong thực hiện pháp luật có hai tính chất. Thứ nhất, nó mang tính xã hội. Thứ hai, nó mang tính pháp lý. Vì vậy thực hiệp pháp luật bao hàm các hành vi (hành động hay không hành động) của các cá nhân, các tổ chức phù hợp với các quy định của pháp luật. Khoa học pháp lý gọi là hành vi hợp pháp.

Nh vậy, thực hiện pháp luật là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

* Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở cấp xã

Pháp luật về dân chủ cơ sở cấp xã là một lĩnh vực pháp luật cụ thể. Đó là quy chế dân chủ ở xã (trớc đây) và nay là pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phờng, thị trấn do ủy ban Thờng vụ Quốc hội khóa XI ban hành bằng Pháp lệnh số 34 ngày 20/4/2007.

Thực hiện pháp luật về dân chủ cấp xã là quá trình triển khai những quy định của Pháp lệnh số 34/2007/UBTVQH11 vào thực tiễn đời sống xã hội ở cấp xã; chuyển từ sự nhận thức về các quyền dân chủ của nhân dân trên địa bàn cấp xã thành hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Mục đích của việc thực hiện pháp luật dân chủ ở

cấp xã là tạo động lực thúc đẩy và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nớc, tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã; khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của cán bộ cơng chức; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền cấp xã trong sạch, vững mạng; tăng cờng mối liên hệ và quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phơng.

Nh vậy, thực hiện pháp luật dân chủ ở cấp xã là quá trình triển khai các hoạt động đa những nguyên tắc, quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã đi vào thực tiễn đời sống xã hội, trở thành những hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của chính quyền, cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và nhân dân địa phơng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nớc, quản lý xã hội; kiểm tra, giám sát các hoạt động của chính quyền cấp xã; góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cơng trên địa bàn cấp xã.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở cấp xã trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w